Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt chi tiết nhất

Kinh doanh lĩnh vực FnB ngày càng trở nên sôi động và hình thành xu hướng khởi nghiệp trong thế hệ Gen Z. Trong đó, có thể kể đến mô hình kinh doanh tiệm bánh ngọt được yêu thích lựa chọn hơn các mô hình khác vì nhiều lợi thế mà nó mang lại. Nhưng lĩnh vực nào cũng vậy, chuyện kinh doanh không chỉ là ngày một ngày hai, ngách kinh doanh bánh ngọt còn khó nhằn hơn nữa bởi do số lượng tiệm bánh mọc lên mỗi tuần mỗi tháng là con số không thể đếm trên đầu ngón tay; sức cạnh tranh càng lớn càng đòi hỏi chúng ta bắt buộc phải có một lộ trình kinh doanh phù hợp, một bản kế hoạch bao gồm ngắn hạn và dài hạn, tránh việc bị lạc lối không thấy hướng đi lên trong quá trình kinh doanh tiệm bánh. Hãy cùng chúng minh đi tìm hiểu các bước để lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt một cách cụ thể, chi tiết nhất nhé!

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt chi tiết nhất

Xu hướng kinh doanh tiệm bánh ngọt hiện nay

Hiện nay, nhu cầu của khách hàng về ngành bánh khá cao. Bằng chứng là thời gian qua, những nơi kinh doanh bánh mì phô mai tan chảy, bánh bông lan trứng muối, bánh bạch tuộc takoyaki… đều thu về lợi nhuận vô cùng đáng nể. Nắm bắt được các sở thích của khách hàng, kết hợp nhu cầu của họ sẽ là bước đệm cho bạn trong kinh doanh. Nếu kinh doanh đi trước đón đầu trong ngành bánh, bạn cũng nên quan tâm đến cơ hội mà mình có. Cơ hội này có thể đến từ tỉ lệ cung cầu. Hiện nay nhiều người chưa chú ý đến ngành bánh, điều đó giúp ngành bánh giảm sức cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác. Tỉ lệ cung và cầu chênh lệch nhau khá nhiều. Trong khi nguồn cung có ít, nhưng nhu cầu dùng bánh trong đời sống ngày càng gia tăng. Từ bánh ăn vặt, sinh nhật, bánh cưới, các loại bánh nước ngoài… đều rất được thường xuyên dùng và ưa chuộng.

Xác định kinh doanh bánh đi trước đón đầu là bạn cũng sẽ xác định phải đối mặt với rất nhiều thứ mới mẻ. Những điều ấy đem lại cho bạn cơ hội nhiều hơn. Đồng thời cũng sẽ thử thách bạn nhiều hơn. Ban đầu, bạn sẽ phải bỏ thời gian nghiên cứu thị trường, nhu cầu, đối tượng, sở thích khách hàng. Tiếp đó cần lựa chọn vị trí kinh doanh đắc địa. Có thể kinh doanh ở những khu vực ngoại thành, nhưng cần nghiên cứu kỹ để tạo ra sự khác biệt của tiệm bánh mình so với các tiệm bánh khác. Bạn cũng cần thu hút sự chú ý của mọi người thông qua các chiến lược quảng cáo, truyền thông…

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - tổng quan

Tiềm năng đầy rộng mở của mô hình kinh doanh tiệm bánh ngọt

Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu, sở thích và đòi hỏi khác nhau về một sản phẩm bánh. Trẻ con sẽ thích những chiếc bánh màu mè dễ thương, học sinh sinh viên sẽ thích những mẫu bánh trẻ trung, đẹp mắt, người làm văn phòng sẽ thích những loại bánh đơn giản dễ ăn, tiện lợi, người ăn kiêng sẽ ưu thích những loại bánh nguyên cám ít ngọt,… Vì vậy, chúng ta không thể cùng lúc phục vụ, làm hài lòng mọi tệp khách hàng, nếu có thể sẽ cần một đội ngũ nhân viên rất lớn mới kịp đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả mọi người.

Xác định được tệp khách hàng mục tiêu không những giúp chúng ta xác định được ngách hàng nên nhắm tới, nó còn giúp định hình phong cách setup cửa hàng sao cho phù hợp với sở thích đối tượng khách hàng mục tiêu, lựa chọn địa điểm kinh doanh có xuất hiện nhiều khách hàng mục tiêu nhất, lên kế hoạch truyền thông phù hợp để chạm được tới đúng đối tượng khách hàng. Dưới đây chúng mình liệt kê ra cách đơn giản nhất để xác định được khách hàng mục tiêu cho tiệm bánh.

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - khách hàng

Khách hàng mục tiêu của tiệm bánh ngọt

Cách xác định khách hàng mục tiêu:

  • Xác định nhân khẩu học khách hàng: Tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, địa lý, thu nhập.
  • Xác định hành vi khách hàng: Khách hàng thường tìm kiếm thông tin quán ăn ở đâ, mối quan tâm của khách hàng, ai là người có tầm ảnh hưởng tới họ nhiều nhất, …
  • Xác định tâm lý học khách hàng: Sở thích, phong cách sống, tính cách, yếu tố ảnh hưởng quyết định ăn uống, nỗi đau/ vấn đề khách hàng đang gặp phải,…

Xác định độ lớn của thị trường và số lượng đối thủ cạnh tranh trong khu vực

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” cho dù ngành nghề nào cũng vậy, lĩnh vực nào cũng vậy. Xác định được độ lớn của thị trường mà bạn đang kinh doanh, trả lời cho các câu hỏi: Có nhiều người yêu thích bánh ngọt không? Tần suất sử dụng bánh ngọt của mọi người là bao nhiêu? Giá trị cho một sản phẩm bánh ngọt mà khách hàng sẵn sàng chi trả,… Tiếp theo, xác định số lượng đối thủ trong thị trường bạn, trả lời các câu hỏi: Có bao nhiêu đối thủ trong thị trường? Đối thủ hướng đến đối tượng khách hàng nào? Thế mạnh của đối thủ về yếu tố nào (hương vị bánh, hình thức bánh, giao hàng,…)? Cách đối thủ làm truyền thông quán? Truyền thông marketing tích hợp của đối thủ (tích hợp nhiều nền tảng kinh doanh: mạng xã hội, Shopee food,…)? …

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, ta sẽ có thể học hỏi từ đối thủ của mình nhiều thứ để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình, từ cách setup quán, truyền thông quán, kế hoạch kinh doanh,… Và xác định một điều rằng, muốn chiếm được thị phần, thu hút được khách hàng từ đối thủ ta phải có một điều gì đó hơn hẳn đối thủ của mình. Ví dụ: cạnh tranh về giá, cạnh tranh về hương vị bánh, cạnh tranh về chăm sóc khách hàng,… Đã là người chơi mới bắt buộc chúng ta phải có thứ khác biệt hơn, làm tốt hơn mới dần lấn chiếm được thị trường.

Xác định sản phẩm cho tiệm bánh

Sau quá trình tìm hiểu, xác định khách hàng mục tiêu, qua đó chúng ta sẽ xác định được ngách ngành hàng còn đủ dung lượng (cung nhỏ hơn cầu) để chen chân vào. Lĩnh vực bánh ngọt chia ra thành rất nhiều phân khúc khác nhau có thể kể đến bao gồm: bánh kem, bánh mỳ, bánh dành cho người ăn kiêng, bánh mặn, …việc tập trung vào một phân khúc và biến mình thành người dẫn đầu phân khúc ấy trong thị trường mới là người kinh doanh thông minh; có một sự thật mà chỉ có những người kinh doanh lâu năm mới biết đó là càng giữ cho menu của bạn ít sự lựa chọn, bạn lãi càng cao. Hãy cố gắng xác định sản phẩm bánh ngọt vừa là thế mạnh của bạn, vừa là sở thích chưa đáp ứng của khách hàng, hay chỉ đơn giản bạn cải tiến một dòng bánh đã có trên thị trường trở nên đặc biệt hơn để thu hút khách hàng chú ý tới, đặt nền móng vững chắc cho kế hoạch kinh doanh của bạn.

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - sản phẩm

Phân khúc sản phẩm – ngách thị trường tiềm năng

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Hình thức kinh doanh

Hiện nay, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin nói chung và hệ thống mạng xã hội, các ứng dụng delivery food nói riêng mà việc kinh doanh không chỉ dừng lại ở những cửa hàng truyền thống mà xu hướng kinh doanh online ngày càng trở thành xu thế khởi nghiệm bởi những ưu điểm thuyết phục của nó.

  • Kinh doanh cửa hàng truyền thống (offline)

Chính là hình thức thường thấy nhất của các tiệm bánh hiện nay, trực tiếp phân phối bánh tới tay khách hàng thông qua cửa hàng. Ưu điểm của hình thức này là khách hàng có thể trực tiếp lựa chọn bánh, mua bánh tránh những sự cố không mong muốn trong quá trình vận chuyển vì vốn dĩ việc vận chuyển bánh là công việc gặp rất nhiều rủi ro, cũng tránh được những trường hợp khách sau khi nhận bánh không ưng ý muốn trả lại. Nhưng ngược lại, các chủ quán sẽ tốn chi phí thuê mặt bằng, cũng như các chi phí vận hành quán trực tiếp khá tốn kém.

  • Kinh doanh cửa hàng ảo (online)

Có thể nói đây là một trong những xu hướng kinh doanh đang làm mưa làm gió trong một năm dạo gần đây với những người đam mêm kinh doanh nhưng chưa có nhiều vốn. Việc tận dụng các nền tảng mạng xã hội và app đặt đồ ăn (delivery food) để tạo gian hàng ảo cho mình, phân phối sản phẩm chỉ bằng hình thức online mang lại nguồn lãi khủng cho các chủ quán. Ưu điểm của hình thức này phải kể đến đầu tiên là chúng ta không cần thuê mặt bằng kinh doanh đắt đỏ, chỉ cần một không gian đủ rộng, sạch sẽ để chế biến, bỏ qua hết tất cả các tiêu chí lựa chọn địa điểm; hoặc bạn có thể tận dụng chính ngôi nhà của mình để làm địa điểm phân phối, giao dịch với các shipper. Tối ưu nguồn chi phí kinh doanh nhờ vào lược bỏ các khoản chi phí: mặt bằng, setup quán, nhân viên, chi phí vận hành,… Nhược điểm của hình thức này có thể kể đến như việc tạo được cửa hàng ảo đủ uy tín khiến khách hàng mua hàng tốn khá nhiều công sức và chi phí cho việc seeding (các biện pháp làm gian hàng trở nên uy tín).

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - delivery food

Xu hướng kinh doanh online đầy tiềm năng mới

Ngoài ra, để kinh doanh online thành công các chủ quán ít nhất sẽ phải biết cơ bản về marketing nền tảng số, hoặc cần thuê một nhân viên làm truyền thông part time để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra trơn tru nhất.

Thiết bị và nguyên liệu

Có nhiều nguồn cung nguyên liệu làm bánh khác nhau cho bạn lựa chọn như các siêu thị bán buôn, tìm kiếm các đại lý chuyên cung cấp nguyên liệu làm bánh trên internet trong khu vực. Dù có lựa chọn bất cứ nguồn nào, bạn cũng cần chú ý đọc nhận xét từ khách hàng cũ, tham khảo những người làm cùng ngành xem liệu đâu là nơi bán uy tín, có đảm bảo chất lượng hoặc chính sách đổi trả khi có hàng hỏng. Ngoài ra, khi mua nguyên liệu, hãy mua với số lượng ít từ 2 – 3 nguồn cung khác nhau để kiểm tra đâu là nơi tốt nhất để lựa chọn bên cung cấp lâu dài.

Hãy nhớ bảo quản các nguyên liệu chúng cẩn thận bởi chúng rất dễ hỏng. Những loại như kem, phô mai, trứng, sữa,… nên được cho trong tủ lạnh dưới nhiệt độ phù hợp. Với những loại bột thì nên để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp gây mốc. Tất cả các nguyên liệu bạn nên nhập theo tháng, tránh sự cố khiến nguyên liệu gặp vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng bánh.

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - nguyên liệu

Nguyên liệu phục vụ cho việc làm bánh

Dụng cụ, trang thiết bị làm bánh bắt buộc phải được trang bị đầy đủ nhất để đảm bảo các món bánh có được chất lượng tốt nhất và bạn có thể phục vụ các thực khách kịp thời. Các dụng cụ chủ yếu gồm có: máy trộn bột, lò nướng, bánh đánh trứng, phới đánh trứng, cân, rây lưới,… tùy vào điều kiện khả năng của chủ cửa hàng mà chuẩn bị những thiết bị phù hợp.

Nhân lực – nhân viên quán

Tuỳ vào mỗi mô hình khác nhau mà số lượng nhânn viên yêu cầu cũng khác nhau. Nếu một mô hình kinh doanh bánh ngọt offline sẽ có các vị trí bao gồm: nhân viên làm bánh, nhân viên thu ngân, quản lý cửa hàng, nhân viên tiếp nhận và chăm sóc khách hàng, nhân viên bảo vệ; quy mô cửa hàng nhỏ hơn thì một vài vị trí sẽ được lược bỏ bớt tránh gánh nặng tài chính. Nếu là cửa hàng online thông thường chỉ cần khoảng 2 nhân viên phụ trách cả việc làm bánh và đóng hàng là hợp lý.

Sau khi tuyển nhân viên đủ tay nghề, bạn phải mất thêm một quá trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, bởi vì nhân viên là yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, nhân viên làm việc tốt tự khắc mọi quá trình vận hành đều trơn chu thuận lợi.

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - nhân lực

Nhân viên tiệm bánh ngọt

Phân bổ chi phí

Ngoài những chi phí cần thiết cho việc setup và vận hàng tiệm bánh như kể ở trên, chủ quán nên phân bổ chi phí hợp lý cho các hạng mục khác, nhằm đảm bảo cho tiệm bánh phát triển kinh doanh thuận lợi sớm thu hồi vốn, bao gồm các khoảng phí bao gồm:

  • Chi phí cho marketing, truyền thông tiệm bánh
  • Chi phí dự trù cho các công việc đột xuất không mong muốn
  • Chi phí đảm bảo đủ vận hành 6 tháng đến 1 năm đầu tiên khi chưa có lãi trong thời gian đầu (có thể có hoặc không)
  • Lương cho nhân viên
  • Chi phí dành cho các phần mềm quản lý cửa hàng

Marketing truyền thông lan toả thương hiệu

Các hoạt động xúc tiến truyền thông là con đường nhanh nhất giúp khách hàng biết tới tiệm bánh của bạn nhanh nhất. Tận dụng tối đa thời đại của truyền thông số, có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể áp dụng bao gồm cả miễn phí và có trả phí:

Các hình thức marketing miễn phí cho tiệm bánh:

  • Khai báo trên Google Map, đánh dấu vị trí của tiệm bánh trên bản đồ, khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu
  • Phát triển các kênh mạng xã hội có số lượng khách hàng mục tiêu đông đảo: Facebook, Tiktok, Instagram,…
  • Đăng ký làm đối tác với các nền tảng delivery food bắt kịp xu hướng đặt đồ ăn online của khách hàng
  • Tạo lập website giới thiệu về tiệm bánh và là nền tảng phục vụ khách hàng tìm kiếm thông tin, đặt hàng
  • Tích hợp Wifi marketing tăng độ phủ sóng của thương hiệu
  • Tạo bộ nhận diện thu hút, slogan thương hiệu độc đáo

Lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt - marketing thương hiệu

Truyền thông lan toả hình ảnh thương hiệu

Các hình thức marketing có trả phí cho tiệm bánh:

  • Chạy Ads tăng độ phủ sóng, bắt kịp nhu cầu khách hàng: Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads,…
  • Thuê người có tầm ảnh hưởng review về tiệm bánh
  • Tạo ra nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại khi mua theo combo
  • Tặng quà đi kèm (đồ vật có đính kèm logo thương hiệu) cho khách hàng khi mua sản phẩm

Trên đây là những kinh nghiệm của chúng mình trong rất nhiều năm làm xây dựng thương hiệu và truyền thông trong lĩnh vực nhà hàng, đồ uống và cũng dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu về lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt đầy tiềm năng này. Rất mong giúp ích được một phần nào vào quá trình tìm hiểu xây dựng thương hiệu nhà hàng của mọi người. Chúc các chủ quán kinh doanh thành công!