Suy thoái kinh tế 2023: Cẩm nang ứng phó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP toàn cầu mất 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2026, tương đương GDP của cả nước Đức. Lạm phát tăng cao gây ra sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán và các công ty đang phải chuẩn bị cho một tương lai không chắc chắn với việc sa thải nhân viên, đóng băng tuyển dụng và thậm chí là hủy bỏ các lời mời làm việc.

Vậy doanh nghiệp nhỏ cần phải làm gì trong thời kỳ đầy biến động sắp tới? Cuốn ebook “Cẩm nang ứng phó suy thoái kinh tế cho doanh nghiệp nhỏ” do SlimCRM tổng hợp và biên dịch từ những nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, cũng như rút ra được những hành động thực tế cho doanh nghiệp mình.

Suy thoái kinh tế là gì?

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) nhận định suy thoái kinh tế (recession) là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế, lan rộng khắp nền kinh tế, kéo dài hơn một vài tháng, thường biểu hiện qua GDP, thu nhập thực tế, tình trạng việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán buôn - bán lẻ."

Định nghĩa này có thể hơi khác so với khái niệm mà mọi người thường sử dụng - suy thoái kinh tế là “hai hoặc nhiều quý liên tiếp có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm”. Trên thực tế, chúng ta không cần phải đợi đến cuối quý thứ hai mới biết được nền kinh tế có đang bị suy thoái hay không.

Ở khía cạnh khác, đặc điểm chung của các cuộc suy thoái là tỷ lệ thất nghiệp đều có xu hướng tăng lên. Nghiên cứu quy luật đã diễn ra từ năm 1950 đến nay, Nhà kinh tế Claudia Sahm, Quản lý Sáng kiến Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô của Viện Gia đình Jain (Mỹ) đúc kết rằng một cuộc suy thoái cận kề khi tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong ba tháng qua tăng ít nhất 0,5 điểm phần trăm so với mức thấp nhất trong năm trước.

định nghĩa suy thoái kinh tế

Có phải chúng ta đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế?

Ở Mỹ, năm 2022, theo số liệu ước tính sơ bộ do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố, GDP nước này đã giảm 1,6% trong quý I và tiếp tục giảm 0,9% trong quý II. Nếu dựa theo định nghĩa thông thường - “một nền kinh tế sẽ được cho là suy thoái nếu tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp” thì Mỹ chắc chắn đang rơi vào suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, trong hai quý này, thị trường lao động Mỹ vẫn nóng, tiêu dùng vẫn tăng và đầu tư của doanh nghiệp vẫn mạnh, nên nền kinh tế chưa bị coi là suy thoái.

Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ), vẫn cần thêm một khoảng thời gian nữa mới có thể kết luận chính thức về tình trạng kinh tế Mỹ hiện nay.

Và thực tế đã cho thấy, GDP quý III năm 2022 của Mỹ đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, chứng minh rằng nền kinh tế nước này tạm thời chưa rơi vào suy thoái.

Kinh tế Việt Nam luôn luôn có “độ trễ” so với thế giới: “Việt Nam luôn đi chậm hơn những gì xảy ra ngoài kia. Tầm từ 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau, Việt Nam mới bắt đầu gặp khó khăn.” - ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch Thế Giới Di Động

Link xem tài liệu: https://blog.slimcrm.vn/quan-tri/ebook-suy-thoai-kinh-te-2023

Những dấu hiệu của suy thoái kinh tế 2023

Khi các nhà kinh tế cảnh báo về sự suy thoái, họ thường dựa vào đánh giá trên nhiều chỉ số khác nhau. Sau đây là 5 dấu hiệu chính.

Đồng USD mạnh lên

Kinh tế Mỹ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào đầu năm 2022 khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Điều này mang lại lợi ích cho người dân Mỹ khi mua hàng nhập khẩu trong nước và khi du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên, chính sách của Fed đã dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ giá các đồng tiền khác so với USD. USD tăng giá sẽ khiến khối nợ của các công ty và chính phủ các nước mới nổi bằng USD trở nên đắt đỏ hơn. Không những thế, việc nhập khẩu thức ăn, nhiên liệu cần thiết của các nước cũng trở nên tốn kém hơn nhiều. Để đối phó với tình trạng này, các nước buộc phải tăng lãi suất và thắt chặt các chính sách tiền tệ. Đây là lúc nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.

Động lực kinh tế Mỹ chững lại

Mua sắm là động lực số một của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát tăng mạnh dẫn đến sự tăng giá của hàng hóa, khiến người dân phải chi tiêu tiết kiệm hơn. Thêm vào đó, việc điều chỉnh lãi suất của Fed khiến người tiêu dùng nước này phải chịu một cú đúp của lãi vay cao và giá cả cao, đặc biệt là khi nói đến các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và nhà ở. Triển vọng công việc và đi vay tiền chi tiêu ngày càng khó trong khi lạm phát vẫn còn ở mức cao đã khiến nhiều người phải thắt chặt hầu bao. Điều này khiến các doanh nghiệp sụt giảm doanh thu, dẫn đến cắt giảm việc làm. Nền kinh tế cũng vì thế bị chững lại.

Doanh nghiệp Mỹ thắt lưng buộc bụng

Từ giữa tháng 9/2022, một số công ty lớn đã cảnh báo về sự suy giảm trong hoạt động của nền kinh tế. Công ty vận tải FedEx - “gã khổng lồ logistics” hoạt động tại hơn 200 quốc gia - dự báo nhu cầu vận tải đang suy yếu và lợi nhuận công ty có thể giảm tới 40%. Cổ phiếu Apple cũng giảm mạnh khi kế hoạch tăng sản lượng iPhone 14 bị hủy bỏ do nhu cầu thấp hơn dự báo.

Ngoài ra, dù đã vào thời điểm tăng cường tuyển dụng cho dịp lễ cuối năm nhưng hầu hết các doanh nghiệp Mỹ đều rất dè chừng trong quyết định nhân sự. Đây là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế.

Chứng khoán Mỹ rơi sâu vào “thị trường gấu”

“Thị trường gấu” là thị trường chứng khoán giảm từ 20% trở lên so với mức đỉnh trước đó và có xu hướng tồn tại trung bình dưới một năm. Đối với chứng khoán Mỹ, cổ phiếu đã rớt giá mạnh trong những tháng vừa qua. Cả ba chỉ số chính là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều giảm ít nhất 20% so với đỉnh gần nhất. Không chỉ vậy, thị trường trái phiếu - thường là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư khi cổ phiếu và các tài sản khác giảm giá - cũng đang gặp khó khăn.

Nguyên nhân là do lạm phát và lãi suất tăng mạnh khiến giá trái phiếu giảm và lợi suất trái phiếu tăng lên, đặc biệt là trong ngắn hạn. Các quốc gia khác cũng điều chỉnh lãi suất để hỗ trợ đồng nội tệ của mình. Những dấu hiệu này cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang đến gần.

Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới

Sự xung đột trong chính sách tiền tệ và tài khóa ở một số nền kinh tế lớn cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Một trong những biểu hiện rõ nhất là ở Anh. Tăng trưởng GDP quý III năm 2022 của nước này đã giảm 0,2%, báo hiệu sự khởi đầu của một cuộc suy thoái kéo dài.

Đại dịch và chiến tranh Nga – Ukraine khiến hàng hóa tại Anh tăng giá chóng mặt. Mức độ lạm phát gia tăng cùng với sai lầm trong chính sách tiền tệ khiến thị trường tài chính của Anh cũng như toàn cầu hoảng loạn. Đối tượng chịu tác động lớn nhất là người dân Anh. Họ phải đối mặt với mức lãi suất cao, khoản nợ thế chấp cũng có thể bị độn thêm hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn bảng mỗi tháng.

Những bất ổn chính trị và kinh tế như vậy là dấu hiệu suy thoái kinh tế 2023.

Những ngành nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái kinh tế?

“Mặc dù những dịch vụ như vậy có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng chúng không cần thiết cho việc duy trì mức sống cơ bản của con người” - Kory Kantenga, chuyên gia kinh tế tại LinkedIn

Mặc dù không có ngành nghề nào hoàn toàn miễn nhiễm với cơn gió kinh tế ngược chiều, nhưng một số ngành sẽ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn những ngành khác. Bán lẻ, nhà hàng, bất động sản là một số lĩnh vực kinh doanh thường bị ảnh hưởng trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Một số ngành có rủi ro cao bao gồm:

Những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái kinh tế

Bán lẻ

Thông thường trong thời kỳ suy thoái kinh tế, hầu hết mọi người cắt giảm các mặt hàng không thiết yếu khỏi danh sách chi tiêu của mình. Điều này dẫn đến sự sụt giảm doanh thu trong hầu hết mọi lĩnh vực bán lẻ — ngoại trừ các nhà cung cấp giảm giá, các đại siêu thị và những mặt hàng tự làm (DIY). Nếu không tính toán cẩn thận, nhiều cửa hàng có thể sẽ phải đóng cửa mãi mãi.

Nhà hàng

Hiện nay, nhiều nhà hàng đã bao gồm hình thức mua mang về và giao hàng tận nơi, tuy nhiên, những nhà hàng vận dụng thành thạo cả hai hình thức này cũng khó duy trì ổn định trong suy thoái kinh tế. Không những vậy, các nhà hàng có thể bị giảm doanh thu trong khoảng thời gian ngắn sau suy thoái, khi mọi người vẫn còn e dè với những chi tiêu không thực sự cần thiết.

Giải trí

Trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp, lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng loạt các sự kiện và hội họp đã bị hủy bỏ, gây sụt giảm doanh thu cho toàn bộ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải trí. Điều này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế sắp tới, khi thu nhập giảm và mọi người đều phải thắt chặt mức chi tiêu cho phép của mình.

Sản xuất và kho bãi

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đối với hàng hóa giảm và mức tồn kho tăng, cũng như chi phí năng lượng cao hơn, sẽ khiến ngành sản xuất bị sụt giảm. Một ví dụ cụ thể nhất đó là Đức. Do thiếu hụt nguồn cung khí tự nhiên, lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế lớn nhất châu u đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Bất động sản

Fed tăng lãi suất khiến hàng loạt các ngân hàng trên thế giới phải tăng lãi suất theo. Các công ty bất động sản và bản thân những người mua nhà đều phải nương theo việc vay tiền ngân hàng để ra quyết định, bởi vậy, lãi suất tăng chóng mặt khiến thị trường bất động sản phải chịu tác động kép.

Kinh tế Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2023?

Tựu chung, Báo cáo “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2022: Những rủi ro từ bên ngoài” của nhóm Nghiên cứu NCIF (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia) cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2023 đi theo kịch bản nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng kiểm soát lạm phát, diễn biến xung đột Nga - Ukraine, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Cùng với đó là các nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

Với các yếu tố tác động, kinh tế Việt Nam năm 2023 có thể diễn ra theo 2 kịch bản. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6-6,2% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022. Kịch bản 2, khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,5-6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn.

Để ứng phó với suy thoái kinh tế, doanh nghiệp nên đầu tư sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp như SlimCRM giúp nhân viên tiết kiệm thời gian xử lý công việc, cũng như tăng hiệu suất hiệu quả. Những công nghệ như vậy có thể được sử dụng lâu dài, và là một cách để tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.

SlimCRM

Biên soạn: Team content Blog.SlimCRM.vn

DOWNLOAD FULL EBOOK CẨM NANG ỨNG PHÓ SUY THOÁI KINH TẾ