Brand Marketing #9: Mô hình 4Cs - Thấu hiểu phân khúc ngành hàng (Phần 3)

Trong bài viết hôm nay, CASK sẽ trình bày các yếu tố còn lại về công ty – Company & đối thủ – Competitor trong mô hình 4C cùng những phương pháp nghiên cứu phổ biến giúp bạn thu thập thông tin đầy đủ, chính xác.

2. Sản phẩm – Product

Yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm là chất lượng, bởi đây là giá trị trực tiếp mà khách hàng trải nghiệm. Một sản phẩm kém không thể tồn tại lâu dẫu có đầu tư mạnh về Marketing.

Để xây dựng chiến lược sản phẩm, bạn nên tham khảo bộ câu hỏi sau:

  • Danh mục sản phẩm gồm những sản phẩm nào? Các yếu tố cần xem xét như dòng sản phẩm, số lượng thương hiệu, kích cỡ, hình dáng, tính năng…
  • Sản phẩm hiện nay của bạn có đáp ứng đúng cam kết thương hiệu và nhu cầu của khách hàng mục tiêu không?
  • Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hiện nay là gì? Nó có làm cho sản phẩm khác biệt với đối thủ không?​

3. Nơi bán – Place:

Khái niệm Place không chỉ là nơi bán, mà còn bao hàm mọi hoạt động tại điểm bán – tất cả những thông điệp/hoạt động/ưu đãi do thương hiệu triển khai để thu hút và thúc đẩy Shopper mua hàng.

Bạn có thể dựa vào các câu hỏi sau:

  • Đâu là những kênh phân phối phù hợp nhất?​
  • Nên phân phối lượng hàng hóa như thế nào theo từng giai đoạn? ​
  • Mức độ hiện diện của thương hiệu hiện nay trong điểm bán như thế nào?​

4. Giá – Price:

Giá cả là yếu tố rất linh hoạt nhưng cũng vô cùng nhạy cảm. Một sản phẩm giá cao khiến khách hàng e dè và cũng so đo, kỳ vọng nhiều hơn; sản phẩm giá rẻ lại khiến người dùng băn khoăn về chất lượng.

Chiến lược giá được xây dựng dựa trên các câu hỏi:

  • Giá thực tế có phù hợp với giá dựa trên định vị thương hiệu không?​
  • Giá sản phẩm có xứng đáng với giá trị khách hàng nhận được không?
  • Làm thế nào để cạnh tranh về giá?
  • Các mức giá khác nhau giữa các dòng sản phẩm, khu vực… hiện nay thế nào?
  • Mức độ nhạy cảm & độ co giãn giá mà doanh nghiệp hướng đến?
  • Giá khuyến mãi có hợp lý không?

5. Bao bì – Packaging:

Bao bì cũng là một phương thức quảng cáo cho sản phẩm. Bên cạnh đó, bao bì có thể hỗ trợ và thậm chí tác động đến trải nghiệm sản phẩm của khách hàng. Hãy tận dụng tối đa bao bì cho hoạt động thương hiệu của bạn.

Chiến lược bao bì được xây dựng dựa trên các câu hỏi:

  • Bao bì có thể hiện được cam kết từ thương hiệu không?
  • Bao bì có truyền đạt thông điệp rõ ràng, dễ hiểu không?
  • Bao bì có đủ nổi bật và thu hút khách hàng mục tiêu so với đối thủ chưa?

6. Hoạt động chiêu thị (Promotion)

Một sản phẩm tuyệt vời nhưng không được khách hàng biết đến cũng trở nên vô ích. Chính hoạt động Promotion là cầu nối khách hàng với thương hiệu, khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”, ưa thích và gắn bó lâu dài. Để làm được điều đó, thương hiệu cần truyền thông đúng kênh và đúng thông điệp.

Chiến lược chiêu thị được xây dựng dựa trên các câu hỏi:

  • Các hoạt động có truyền tải được cam kết từ thương hiệu & thông điệp từ chiến dịch không?
  • Các hoạt động có giúp thương hiệu thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng không?​
  • Nên phân bổ ngân sách như thế nào để đạt hiệu quả?

Như vậy, mô hình 4C là công cụ hữu ích giúp bạn thu thập và hệ thống tất cả thông tin cần thiết khi bắt tay kinh doanh ngành hàng mới một cách khoa học, tập trung; qua đó hạn chế tối đa khả năng thất thoát. Để thu thập nhanh chóng và chính xác, những hình thức nghiên cứu phổ biến dưới đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn:

  • Desk Research: Thu thập thông tin từ các nguồn sẵn có: các báo cáo sẵn có, các bài báo, thông tin từ các các website, tài liệu…
  • Market Visit​: Quan sát thực tế hoạt động tại điểm bán, bao gồm hoạt động của Shopper và hoạt động của các nhãn hàng.
  • In-depth Interview​: Phỏng vấn chuyên sâu 1-1 với cá nhân để tìm hiểu sâu cảm xúc và quan điểm của đáp viên.​
  • Focus Group Discussion: Phỏng vấn 1 nhóm (4 – 6 cá nhân) để khám phá góc nhìn, ý tưởng về chủ đề.
  • Shopper/Consumer Interview​: Phỏng vấn nhanh người mua hàng/người tiêu dùng ngẫu nhiên để khảo sát về một chủ đề​.
  • Shopper Accompany: Đi cùng người mua hàng trong một chuyến mua sắm để quan sát và phân tích hành vi của họ.​
  • Exit Interview: Tiếp cận và phỏng vấn Shopper ngay sau chuyến mua sắm.
  • Path Tracking/​Eyes Tracking: Sử dụng các công cụ để theo dõi tuyến đường, điểm tập trung của Shopper trong quá trình mua hàng.​

Đến đây, bạn đã nắm bắt được những thông tin quan trọng giúp đưa ra đánh giá và nhận định chuẩn xác về cơ hội kinh doanh khi bước vào 1 ngành hàng mới. Thu thập chúng cách chuẩn xác và hiệu quả dựa vào những phương pháp nêu trên sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong cùng ngành hàng.

Khóa The Journey of Brand Building chuyên sâu về xây dựng & phát triển thương hiệu, học viên sẽ có năng lực tư duy về cách làm: Phân khúc thị trường, xác định phân khúc nhu cầu & nhóm khách hàng tiềm năng, thiết kế chiến lược ngành hàng để nắm bắt cơ hội, chiến lược thương hiệu, lập kế hoạch Brand Plan để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Bên cạnh đó, các module về các hoạt động Trade Marketing & Tài Chính cũng được giảng dạy để marketer hiểu được bức tranh toàn cảnh của business.

Thông tin khoá học:

CASK chuyên thiết kế giải pháp (chiến lược & thực thi) giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh & huấn luyện cá nhân về chuyên môn Brand – Trade – Sales – Business. Đến với chúng tôi, chủ doanh nghiệp & học viên sẽ có đủ năng lực giải quyết vấn đề trong kinh doanh lẫn chuyên ngành.

Thông tin liên hệ: