Tài chính ứng dụng #9: Báo cáo P/L - Giải pháp tăng lợi nhuận mà không cần tăng doanh số

Trong các bài viết trước, Cask đã giới thiệu cùng bạn 2 báo cáo tài chính quan trọng đối với chủ doanh nghiệp: bảng cân đối kế toán & báo cáo dòng tiền. Hai báo cáo này còn phát huy sức mạnh hơn nữa nếu được kết hợp với báo cáo thứ 3: báo cáo P/L hay còn gọi là báo cáo lời/lỗ của doanh nghiệp. Do đó, đọc hiểu P/L cũng là một kĩ năng tài chính cần có cho một nhà quản trị. Cask sẽ dành bài viết hôm nay để giới thiệu cùng bạn về cấu trúc một bảng P/L, cách đọc hiểu chúng cũng như một số gợi ý ứng dụng.

Định nghĩa P/L

P/L được viết tắt từ Profit – Lợi nhuận & Loss – Khoản lỗ; đây là công thức tính toán kết quả tài chính của một Brand hay một doanh nghiệp sau một giai đoạn kinh doanh nhất định. Chính công thức này sẽ cho bạn biết về mặt tài chính, lợi nhuận của bạn đến từ đâu, những biến số nào tác động đến lợi nhuận.

Thành phần công thức P/L

Thông thường, công thức P/L của một doanh nghiệp như sau:

GSV – Gross Sales Value: doanh thu gộp; công thức: Giá niêm yết x số lượng sản phẩm bán ra

- Gross to Net: chênh lệch doanh thu gộp/thuần; gồm tất cả các khoản chiết khấu phải trả cho khách hàng & nhà bán lẻ

= NSV – Net Sales Value: doanh thu thuần

- COGS – Cost of Goods Sold: giá vốn hàng bán; là chi phí dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm bán cho người tiêu dùng

= GP – Gross Profit: lợi nhuận gộp

- A&P – Advertising & Promotion: chi phí quảng cáo & Promotion dùng để quảng bá thương hiệu & sản phẩm

= PBO – Profit Before Overheads: lợi nhuận chưa trừ chi phí chung

- Overheads: chi phí chung; đây là các chi phí vận hành, không đóng góp trực tiếp cho việc tạo ra sản phẩm: chi phí nhân viên, khấu hao, thuê nhà xưởng...

= OP – Operating Profit: lợi nhuận vận hành

Công thức P/L của một Brand sẽ có đôi chút khác biệt, tuy nhiên, nó vẫn giống về cốt lõi với công thức trên.

Ứng dụng công thức P/L

Dựa vào công thức trên, chúng ta sẽ rút ra được những định hướng chính giúp tăng lợi nhuận mà không cần tăng doanh số như sau:

1. Tăng doanh thu gộp – GSV

Như trình bày ở trên, ta có GSV = giá niêm yết x doanh số; do doanh số giữ nguyên nên chúng ta có thể tăng doanh thu gộp bằng cách nâng giá bán sản phẩm. Hẳn nhiên, việc tăng giá không phải là biện pháp dễ dàng bởi nó tác động trực tiếp đến túi tiền lẫn tâm lý người tiêu dùng; tuy nhiên, bạn vẫn có thể tăng giá khi mức giá của bạn đang thấp so với các đối thủ cùng phân khúc trong ngành. Khi đó, tăng giá là giải pháp hợp lý & ít rủi ro.

Nếu bạn bán ít nhất 2 sản phẩm hay SKUs, bạn có thể tăng doanh thu gộp bằng cách bán nhiều hơn các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và bán ít hơn các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp; trong khi tổng doanh số các sản phẩm vẫn không đổi.

2. Giảm Gross to Net

Bạn có thể cải thiện lợi nhuận bằng cách giảm các khoản chiết khấu cho khách hàng & nhà bán lẻ; biện pháp này tùy thuộc rất nhiều vào sức mạnh thương hiệu của bạn.

3. Giảm giá vốn hàng bán

Để giảm giá vốn hàng bán, bạn cần rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất & Logistic để phát hiện những cơ hội giảm chi phí; sau đây là một vài ví dụ gợi ý:

  • Giảm chi phí bao bì, đóng gói: chọn loại thùng carton nhẹ hơn, chọn loại vật liệu đóng gói rẻ hơn, mua số lượng lớn để được mức giá rẻ...
  • Giảm chi phí vận chuyển: sử dụng bao bì của chính hãng vận chuyển, bố trí nhà kho ở gần khách hàng…
  • Tăng năng suất: đầu tư vào công nghệ sản xuất, quản lý nhân sự…

4. Giảm chi phí A&P:

Nếu công ty bạn có nhiều chi nhánh tại nhiều địa phương, khu vực… bạn có thể phối hợp các chi nhánh cùng thực hiện hoạt động A&P – chẳng hạn: các chi nhánh cùng hợp tác với một Agency; hoặc sản xuất 1 video clip quảng cáo dùng chung cho mọi chi nhánh…

5. Giảm chi phí chung:

Các khoản chi phí chung gồm nhiều loại khá đa dạng và cách giảm chi phí cũng tương tự như trên.

Cùng với bảng cân đối kế toán & báo cáo dòng tiền, P/L là báo cáo tài chính chủ chốt không thể thiếu đối với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào trên hành trình kinh doanh.

Khóa “Finance for Non-Finance Managers” giúp học viên có năng lực hiểu các loại chi phí của Marketing, Trade Marketing & Sales dưới lăng kính của người quản lý tài chính, nắm vững các công cụ quan trọng giúp tối ưu hoá lợi nhuận sản phẩm, các nhóm sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp, quản lý tài chính để xây dựng ngân sách Marketing, Trade Marketing và mở rộng kênh phân phối, thiết kế được Business Case tài chính trước khi tung sản phẩm mới.

Thông tin khoá học:

  • Khai giảng: 10/12/2022
  • Đăng ký tại đây.
  • Đăng ký nhận Guidebook Finance ngay tại đây
  • Đọc thêm các bài viết về chủ đề tài chính tại đây.

CASK chuyên thiết kế giải pháp (chiến lược & thực thi) giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh & huấn luyện cá nhân về chuyên môn Brand – Trade – Sales – Business.

Thông tin liên hệ: