Content gây sốc (shocking content) và ảnh hưởng của nó đến chiến lược marketing của doanh nghiệp

CONTENT GÂY SỐC (SHOCKING CONTENT) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHIẾN DỊCH MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

"Hello bà già cô đơn giữa mùa đông lạnh giá". Câu nói gây sốc mấy ngày nay trên cõi mạng đã khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều về thể loại content mà TikToker này theo đuổi.

Liệu đây có phải là 1 dạng content mang tính chất nhảm nhí và phản cảm, hay nó có đóng góp như thế nào vào chiến lược marketing của 1 doanh nghiệp, hãy cùng Ngốc tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Đầu tiên hãy cùng Ngốc tìm hiểu khái niếm "Content gây sốc (Shocking content)".

Content gây sốc (Shocking content) là dạng content tạo ra một điều bất ngờ dành cho độc giả nhằm mục đích thu hút sự chú ý và nhận được nhiều tương tác (thường là do nội dung không liên quan hoặc cố tạo ra tiêu đề gây phản cảm, hoặc những cú twitst thần thánh,...).

Các dạng Content gây sốc (Shocking content) thường thấy

  • Bài viết (campaign) có tiêu đề gây sốc tích cực (positive shocking title)

Là những dạng tiêu đề tạo sự bất ngờ cho người dùng, thường được các nhãn hàng hay doanh nghiệp sử dụng để giáo dục thị trường về một vấn đề nào đó trong xã hội.

Nội dung của dạng content này thường sẽ được bắt đầu bằng một "tiêu đề gây sốc" và đánh vào sự mất mát của người tiêu dùng khi họ làm một điều gì đó có hại hoặc bỏ qua một thứ gì đó trong cuộc sống, mà thường sản phẩm hay dịch vụ của họ sẽ mang lại.

    • Campaign "Lắm bẩn cũng tốt" của Omo

Campaign "Lắm bẩn cũng tốt" của Omo dùng tiêu đề gây sốc

Thoạt nhìn qua tiêu đề của campaign này, ta thấy sự nghịch lý đến mức khó tin và có thể gây sốc người tiêu dùng của Omo khi rõ ràng sản phẩm của họ là bột giặt, tuy nhiên họ lại để một tiêu đề hoàn toàn trái ngược với những công dụng mà sản phẩm của họ mang lại cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nếu suy nghĩ thật kỹ và nắm được insight của khách hàng Omo, chúng ta sẽ có cái nhìn khác đi về định vị của thương hiệu này trong mắt người tiêu dùng khi:

      • Đa số khách hàng tiêu dùng của Omo thường là những bà mẹ ở đô thị lớn, sợ con mình mải mê vui chơi bên ngoài với khói bụi và bùn xìn sẽ bị lắm bẩn.
      • Trái lại, nếu con họ ở nhà và không được ra ngoài vui chơi, chúng sẽ cắm mặt vào những phương tiện điện tử gây hại và không thể thoải mái phát triển bản thân bằng những trải nghiệm thực tế.

Nắm được những insight quan trọng đó, nhãn hàng đã chủ động dùng tiêu đề sốc: "Lắm bẩn cũng tốt" cho campaign của mình điều này giúp Omo giải quyết được 2 vấn đề cực lớn

      • Giáo dục các bậc phụ huynh đưa con em mình đi ra ngoài vui chơi nhiều hơn.
      • Làm bật lên khả năng tẩy rửa vết bẩn cực tốt của sản phẩm của chính họ (việc gì khó đã có Omo hỗ trợ).

Xem thêm về campaign "Lắm bẩn cũng tốt" tại đây.

Sau trên đà phát triển của chiến dịch thành công đó, Omo đã tiếp tục tung ra campaign khác như: "Tết làm điều hay, ngại gì vết bẩn" với việc giáo dục người dùng tích cực trồng cây xanh để bảo vệ môi trường với cùng một thông điệp như trên.

  • Bài viết (campaign) có tiêu đề gây sốc tiêu cực (negative shocking title)

Dạng nội dung này thường được rất nhiều báo mệnh danh là "lá cải" sử đụng để thu hút người xem nhằm đạt được mục đích nhận được những khoản tiền Ads Break của các nền nảng online như Google và Facebook,...

Nội dung của dạng content này thường không có gì khác biệt (lấy nguồn từ các báo chính thống sau đó cắt ghép, chỉnh sửa lại nhằm điều hướng dư luận về 1 hiện tượng nào đó gây sốc nào đó).

Tuy nhiên, điểm đặc biết của các dạng nội dung này thường đến từ tiêu đề gấy sự tò mò của nó. Do đó, những bài viết này dạng này thường được dân gian đặt tên là "giật tít"

Bài viết chứa tiêu đề gây sốc tiêu cực thường khiến người xem chú ý và muốn click ngay vào để xem nội dung đó (dùng để điều hướng về website)

Bài viết chứa tiêu đề gây sốc tiêu cực thường khiến người xem chú ý và muốn click ngay vào để xem nội dung đó (dùng để điều hướng về website)

  • Hình ảnh gây sốc tích cực (positive shocking image)

Cũng giống như tiêu đề gây sốc, hình ảnh gây sốc là một dạng content thu hút người xem qua những tấm ảnh tạo sự bất ngờ, thú vị nhất định cho người xem.

Những hình ảnh này sẽ khiến cho người xem tò mò về sản phẩm cũng như chương trình khuyến mãi (nếu có) của doanh nghiệp, đồng thời nảy sinh ngay ý định tìm hiểu về và sử dụng sản phẩm đó.

    • Chiến lược của hãng thuốc trị ve chó Frontline tại 1 mall lớn

Chiến lược của hãng thuốc trị ve chó Frontline tại 1 mall lớn sử dụng hình ảnh gây sốc

Chiến lược của hãng thuốc trị ve chó Frontline tại 1 mall lớn sử dụng hình ảnh gây sốc

Nhìn vào hình ảnh trên từ trên tầng cao, chúng ta có thể thấy sự khéo léo của nhãn hàng thuốc trị ve chó này khi họ mượn hình ảnh dòng người đi ra và đi vào mall những như con ve chó cứ ve vãng chú chó của bạn.

Nhãn hàng đã tính toán rất kỹ khi kèm theo dòng khịa khá thú vị "Get them off your dog (Hãy để chúng tránh xa những chú chó của bạn)".

Chỉ với 1 hành động thông minh và gây shock như vậy, nhãn hàng đã thu hút rất thành công đối tượng khách hàng của mình bằng việc:

      • Nghiên cứu thật kỹ insight khách hàng của mình là những người thường nuôi thú cưng tại nhà và thường hay đi chơi hay sử dụng những dịch vụ trò chơi, ăn uống hay xem phim ở các tầng trên cao của mall.
      • Hoặc nhãn hàng đã nghiên cứu rất kỹ có thể là siêu thị trưng bày sản phẩm của họ ở tầng cao của mall và họ có thể dễ dàng nhìn xuống.
  • Hình ảnh gây sốc tiêu cực (negative shocking image)

Cũng giống như tiêu đề gây sốc tiêu cực, hình ảnh gây sốc tiêu cực chú trọng đến việc tạo những drama xoay quanh những người nổi tiếng, những sự việc gây tranh cãi hoặc những hình ảnh mang đến những ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

Những hình ảnh như thế kèm với tiêu đề tiêu cực góp phần tạo nên 1 bài báo lá cải xào nấu điều hướng dư luận đến những drama gây tranh cãi.

Hình ảnh gây sốc kết hợp với tiêu đề gây sốc tiêu cực

Hình ảnh gây sốc kết hợp với tiêu đề gây sốc tiêu cực

  • Video gây sốc tích cực (positive shocking video)

Giống với 2 dạng content trên, video gây sốc tích cực được các nhãn hàng tính toán kỹ lưỡng trong chiến lược sáng tạo content của họ, khi họ cố tình tạo những tình huống gây ức chế nhưng không phản cảm, hoặc cố tình tạo ra những cú twist bất ngờ trong kịch bản video của mình.

    • Video viral "Bố tôi là kẻ nói dối" của HongKong

Nếu nói về những video viral có cú twist bất ngờ, không thể không nhắc đến Thái Lan và HongKong (những ông trùm của các video viral đời đầu trên mạng xã hội (MXH) với sức lan tỏa cực kỳ lớn mà một trong số đó là video clip "Bố tôi là kẻ nói dối" của HongKong hoặc "Người bố câm điếc" của Thái Lan.

    • Chuỗi những video rất lạc quẻ của bột giặc Aba

Chuỗi những video rất lạc quẻ của bột giặc Aba

Chuỗi những video rất lạc quẻ của bột giặc Aba

Aba không còn là cái tên quá xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, bột giặt Aba vẫn rất kiên định với những video quảng cáo rất nhạt nhẽo và rất xàm của mình.

Thế nhưng, ẩn sau đó là những tính toán về chuỗi video gây sốc có chủ đích của Aba sau khi nghiên cứu rất kỹ insight khách hàng của mình

    • Không giống như Omo và Tide hay Ariel, Aba tiếp cận đến đối tượng là những người nội trợ vùng nông thôn (một phân khúc giá rẻ hơn và bình dị hơn với lối sống dung dị xoay quanh đến những câu chuyện cuộc sống).
    • Từ những insight đó, Aba đã tạo ra hàng loạt những video dung dị về cuộc sống (không KOL quá cao sang, không nhiều hiệu ứng cầu kỳ,...) với lối kể chuyện không đâu vào đâu rất ức chế.
    • Từ những câu chuyện ức chế đó, khách hàng bắt đầu tò mò về sản phẩm và bắt đầu tìm đến và muốn sở hữu sản phẩm nhiều hơn.
    • Quan trọng nhất là thông điệp của Aba "Sạch tinh tươm" nghe rất dân giã và ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng nông thôn là thế mạnh xuyên suốt các video

Chi tiết về campaign videos của Aba tại đây

  • Video gây sốc tiêu cực (negative shocking video)

Trái ngược với video tích cực, cũng như tiêu đề gây sốc, hình ảnh gây sốc, video gây sốc tiêu cực tạo ra sự ức chế cực kỳ nặng nơi người xem bởi tính drama quá đà của nó.

Điển hình nhất là thời gian gần đây nổi lên một cái tên "Nờ Ô Nô" với những clip từ thiện cực kỳ m.ấ.t d.a.ỵ của anh ta với những cụ già neo đơn.

Đến đây, chắc Ngốc không cần nói gì thêm về phong trào tẩy chay cực mạnh những content của anh ta trên nền tảng MXH TikTok (nơi vốn dĩ có tệp người xem phần lớn là trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên từ 16-22 tuổi hoặc thấp hơn).

Kết luận về content gây sốc (shocking content)

Tất cả những dạng content gây shock tiêu cực (negative shocking content) đều được gọi chung là "content bẩn". Đa số những người sử dụng loại hình content này những đối tượng trục lợi từ các nền tảng online như Facebook và Google hoặc là những KOL muốn kiếm thêm fan hâm mộ trên các nền tảng video online như YouTube và TikTok để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhãn hàng để nhận quảng cáo.

Với cương vị là một người dùng và người xem trên các nền tảng này, hy vọng các khán giả có thể sáng suốt để chắt lọc những nội dung thật sự cần thiết và có giá trị. Đồng thời, hãy mạnh tay report các nội dung gây sốc rất tiêu cực như trên. Bên cạnh đó, các nền tảng trên vẫn ngày một update và thay đổi thuật toán liên tục để góp phần loại bỏ những content bẩn.

Với cương vị là một nhãn hàng, một quán ăn hay một shop thời trang,... Anh/Chị chủ của các mô hình trên cũng hãy giữ một cái đầu lạnh để lựa chọn được cho mình những KOL chất lượng (đúng sở trường nội dung và làm content sạch) để góp phần tôn vinh thương hiệu của Anh/Chị hơn.

Bài viết được tổng hợp dữ kiện bởi đội ngũ Kiến Thức Dạo của Big E Co. - Người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp - Mang đến Giải Pháp Tăng Trưởng Số cho doanh nghiệp.

Bài viết trên Kênh Kiến Thức Dạo:

https://kienthucdaochannel.blogspot.com/2022/11/fifa-world-cup-2022-nhung-dieu-lan-dau-tien-va-bai-hoc-marketing.html

Website Big E Co.: https://www.bigeco.vn

Ngốc Kiến Thức Dạo