Mời tải báo cáo “Global customer engagement benchmarks 2022” của MoEngage

MoEngage, nền tảng gắn kết khách hàng dựa vào insights dành cho các thương hiệu tiêu dùng, gần đây đã tung ra báo cáo dữ liệu mới – “Global customer engagement benchmarks report 2022” thảo luận về các điểm tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Báo cáo bao gồm 6 ấn bản cho các địa điểm khác nhau trên toàn cầu, chẳng hạn như Bắc Mỹ và Đông Nam Á, bao gồm các tiêu chuẩn kênh truyền thông mới nhất dựa trên bốn ngành chính: Mua sắm, Truyền thông & Giải trí, Ngân hàng và Du lịch.

Theo một báo cáo của Statista, nền kinh tế Internet Đông Nam Á đạt trị giá 174 tỷ USD vào năm ngoái và dự kiến ​​đạt 363 tỷ USD vào năm 2025. Đến năm đó, hơn 80% kết nối trong khu vực sẽ là điện thoại thông minh. Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng cảm nhận rõ sự cấp bách trong việc áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số để theo kịp người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là khi Đông Nam Á đang tiến tới mạng 5G.

Đến năm 2025, hơn 80% kết nối trong khu vực sẽ là điện thoại thông minh.

Mặt khác, nhiều ý kiến ​​lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Khi các thương hiệu tiêu dùng vượt qua thời kỳ suy thoái, đa số sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy tương tác và giữ chân khách hàng bằng cách tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng lòng trung thành của thương hiệu với khách hàng hiện tại. Thông qua nguồn dữ liệu của bên thứ nhất, các thương hiệu có thể hiểu các mẫu hành vi và sở thích của khách hàng để từ đó phục vụ tốt hơn, đề xuất phù hợp và kịp thời vào đúng thời điểm và trên đúng kênh giao tiếp.

Báo cáo của MoEngage giúp các nhóm tiếp thị trên nhiều ngành khác nhau hiểu được các chiến lược tương tác với khách hàng kỹ thuật số. Báo cáo cũng cung cấp một bộ sưu tập các câu chuyện về cách các nhóm tiếp thị của các công ty toàn cầu đang thu hút khách hàng thông qua nền tảng tương tác do insights dẫn dắt như MoEngage.

Trong khu vực Đông Nam Á, báo cáo đã tiết lộ các yếu tố tác động đến trải nghiệm của khách hàng trong các ngành khác nhau. Ở Việt Nam, một vài thống kê nổi bật được đưa ra như:

  • 15,2% người mua sắm ở Việt Nam tin tưởng vào thông báo đẩy (push notifications) trên thiết bị di động để biết các đề xuất sản phẩm
  • 20,4% người tiêu dùng Việt Nam muốn nhận được lời nhắc và cảnh báo gia hạn đăng ký qua WhatsApp
  • 21,2% người tiêu dùng tại Việt Nam nhận được thông tin cập nhật mới nhất về thị trường chứng khoán hoặc danh mục đầu tư thông qua tin nhắn trong ứng dụng di động và biểu ngữ trên trang web
  • 23,6% người mua hàng Việt Nam thích nhận thông tin cập nhật về giao hàng qua Email
  • 16,8% người tiêu dùng trong nước muốn nhận KYC cập nhật và nhắc nhở qua SMS (Tin nhắn văn bản)

“Báo cáo của chúng tôi cho thấy rằng để cải thiện lòng trung thành với thương hiệu và phát triển LTV (Lifetime value) trong tương lai, các doanh nghiệp ở Đông Nam Á phải phân tích hành vi của khách hàng và hành trình của họ để hiểu rõ hơn về cách cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm thương hiệu tổng thể”, Saurabh Madan – Tổng Giám đốc SEA và ANZ, MoEngage – chia sẻ.

Ông nói thêm: “Đây là lý do tại sao chúng tôi phát triển một nền tảng tương tác với khách hàng, cung cấp thông tin chi tiết hữu ích và cho phép các doanh nghiệp tạo chiến dịch trên nhiều điểm tiếp xúc. Đối với các thương hiệu, xác định được kênh truyền thông nào sẽ hoạt động phù hợp cho các mục tiêu nào là bước đầu tiên để hiểu được sở thích của khách hàng”.

Tải báo cáo “Global Customer Engagement Benchmarks Report 2022” với 62 điểm chuẩn nêu bật tác động của việc phân khúc trong môi trường người tiêu dùng tại đây.