Marketer Big Lead
Big Lead

Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Điện Tử IDO

Humanized Marketing là gì? Cách triển khai Humanized Marketing cho thương hiệu của bạn

Đặc điểm chung nhất của chủ doanh nghiệp, nhân viên, đối tác và thậm chí là khách hàng đều có là gì, bạn có biết không? Câu trả lời thật ra hết sức đơn giản, tất cả đều là con người. Đây chính là mấu chốt mà tất cả các doanh nghiệp đều làm lơ trong suốt bao thập kỷ vừa qua. Thay vì tập trung con người, họ lại tìm đến những phương thức tiếp cận khác khiến cho việc Marketing trở nên khó khăn hơn.

Humanized Marketing hay chính xác hơn là tiếp thị nhân bản chính là điều mà các doanh nghiệp luôn tìm kiếm hiện nay. Phương pháp này sẽ giúp nuôi dưỡng các mối quan hệ và xây dựng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Mọi thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết này.

Humanized Marketing là gì?

Muốn hiểu rõ về thuật ngữ Humanized Marketing thì trước hết bạn cần có kiến thức về Personalized Marketing (Cá nhân hóa thương hiệu).

Personalized Marketing là một phương pháp mà cho phép các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu thu thập được từ người tiêu dùng để tạo ra những thông điệp riêng biệt phù hợp với từng người và tương ứng với các giá trị cá nhân của họ. Marketers có nhiệm vụ thu thập dữ liệu và phân tích sao cho tối ưu hóa các nội dung Marketing. Ví dụ: Đề tên của khách hàng trên tiêu đề của Email, gửi quà tặng sinh nhật,...

Tuy nhiên, có một vài nhược điểm về cá nhân hóa thương hiệu mà doanh nghiệp cần biết. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng. Sau một khoảng thời gian liên tục nhận được những nội dung tự động, thiếu cảm xúc thì liệu rằng khách hàng có cảm thấy hứng thú về thương hiệu không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Chính vì vậy, nhằm giải quyết tình trạng này, Marketers đã đưa ra giải pháp Humanized Marketing. Do đó, có thể hiểu rằng đây chính là bước tiến mới của Personalized Marketing.

Với phương pháp này, chúng có thể sử dụng các dữ liệu đã được thu thập rồi đưa ra các yếu tố nội dung, cảm xúc từ sự tương tác của người dùng. Tiếp đó, kết hợp với các hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng như: Biglead CRM với vai trò là nền tảng trong việc làm sáng tỏ mục tiêu, thách thức của khách hàng. Nhờ vậy mà các Marketers sẽ có được những thông tin chất lượng, tiếp cận thành công khách hàng với góc nhìn “con người” và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với khách hàng hơn.

Hiểu rõ về Humanized Marketing thông qua Personalized Marketing

Tại sao tiếp thị nhân bản lại quan trọng?

Thương hiệu không phải là con người, mà chỉ đơn giản là tên gọi, thuật ngữ giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong khi đó, những người tiêu dùng, mua sản phẩm/dịch vụ từ thương hiệu lại chính là con người thực thụ.

Nhằm gia tăng doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, sự tương tác và lòng trung thành của khách hàng, điều quan trọng nhất chính là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ đối với những vị khách của mình. Cũng giống như việc làm quen với những người bạn mới, doanh nghiệp cần thiết lập niềm tin với khách hàng để mối quan hệ ngày càng được phát triển và gắn chặt hơn.

Nhân tính hóa thương hiệu cùng với gia tăng trải nghiệm cá nhân hóa sẽ giúp việc kết nối với khách hàng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, thực hiện nghiêm chỉnh các chiến dịch Marketing, sử dụng các công cụ hỗ trợ để chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu và khách.

Nếu thiếu đi những điều này, doanh nghiệp sẽ không thể chinh phục thành công lòng tin của khách hàng. Đồng thời, không những mất đi lòng trung thành của khách mà còn có nguy cơ đối mặt với sự lãng quên từ chính những vị khách của mình.

Tiếp thị nhân bản ngày càng có một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân bản hóa doanh nghiệp và brand

Trong thời đại ngày nay, người tiêu dùng luôn quan tâm đến yếu tố “trải nghiệm” mỗi khi tương tác với các thương hiệu trên thị trường. Họ có thể đánh giá doanh nghiệp qua những trải nghiệm mà họ nhận được trong quá trình mua hàng. Do đó, nếu doanh nghiệp có thể mang đến trải nghiệm tốt cho khách thì đây sẽ là một lợi thế lớn giúp bạn vượt qua những đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bằng cách sử dụng chiến thuật Humanized Marketing, doanh nghiệp có cơ hội truyền tải thông điệp rõ ràng đến khách hàng rằng họ quan tâm đến cảm xúc của khách và sẽ cố gắng hết sức để tương tác với khách hàng với góc độ con người.

Mục đích hàng đầu của Humanized Marketing chính là nhân bản hóa thương hiệu, nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa của người dùng đối với thương hiệu ở cấp độ con người. Và điều mà các bạn đang thắc mắc giờ hẳn là làm thế nào để nhân bản hóa thương hiệu có phải không? Nếu đúng là vậy thì chúng tôi đã chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các bạn ở dưới đây.

Các bước để đưa Humanized Marketing vào trong doanh nghiệp

Bước 1: Xem xét cách quản lý dữ liệu của người dùng

Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó chính là cách doanh nghiệp thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng. Từ trước đến nay, các yếu tố liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu luôn khiến các doanh nghiệp phải đau đầu vì không phải khách hàng nào cũng tin tưởng và cung cấp thông tin cho thương hiệu.

Để có được dữ liệu chất lượng và thu thập nhanh chóng, cách tốt nhất doanh nghiệp nên thực hiện đó là minh bạch hóa các dữ liệu thu thập được. Đồng thời, sử dụng dữ liệu một cách có đạo đức và phù hợp nhằm đảm bảo không có điều gì xấu xảy ra với khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên khảo sát khách hàng về các lựa chọn về tần suất hay cách tiếp nhận nội dung quảng cáo của khách hàng để tránh làm phiền và gây phiền phức đối với người xem.

Xem lại cách quản lý dữ liệu người dùng của doanh nghiệp

Bước 2: Xem xét phản hồi của khách hàng

Tần suất khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp của bạn là bao nhiêu? Nếu bạn chưa từng khảo sát bao giờ hoặc làm rất ít khảo sát thì hãy dừng lại các chiến dịch tiếp cận khách hàng ngay lập tức.

Thay vào đó, ngồi lại, lắng nghe ý kiến và xem xét các phản hồi của khách hàng để hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ cũng như mức độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Đây sẽ là một cách để giúp thương hiệu tiến gần hơn đến nhân bản hóa thương hiệu.

Bởi người tiêu dùng luôn mong muốn các thương hiệu lắng nghe ý kiến của mình. Khi họ biết được các thương hiệu chú ý đến nhu cầu và ý kiến của họ, khả năng cao khách hàng sẵn sàng chi tiền để được sử dụng các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Bước 3: Tối ưu hóa thông điệp gửi đến khách hàng

Kể từ khi đại dịch COVID bùng nổ tại khắp các quốc gia trên thế giới, các hành vi mua sắm, tiếp nhận thông tin của người dùng đã thay đổi một cách đáng kể. Doanh nghiệp cần làm những thứ mới lạ để có thể bắt kịp sự thay đổi từ phía người dùng từ các nội dung trên website, nội dung quảng cáo cho đến các nội dung email,...

Mọi thứ cần được đảm bảo rằng khách hàng cảm thấy hài lòng với những thông điệp mà họ nhận được. Cần phải tìm hiểu xem nhu cầu của khách hàng đã thay đổi ra sao để điều chỉnh nội dung thông điệp sao cho phù hợp.

Nhớ rằng, nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệp không phải xây dựng nội dung mà chính là lắng nghe khách hàng để hiểu rõ hơn về họ. Chỉ có như vậy, bạn mới biết được cần phải tạo ra những nội dung, thông điệp như thế nào để làm hài lòng và thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Lắng nghe khách hàng để quyết định nội dung, thông điệp phù hợp

Bước 4: Đánh giá lại phương tiện truyền thông

Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp đang dần tiến đến các phương thức Marketing đa kênh, tức là triển khai các chiến dịch Marketing trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ xuất hiện trên rất nhiều nền tảng và được tương tác với rất nhiều khách hàng.

Tại các nền tảng này, khách hàng có thể tìm kiếm, khám phá, tìm hiểu và tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, muốn đưa Humanized Marketing vào trong doanh nghiệp thì các bạn tuyệt đối không được bỏ qua các nền tảng truyền thông xã hội. Hãy biến các nền tảng, các kênh bán hàng của doanh nghiệp trở thành nơi kết nối khách hàng. Đồng thời, tạo ra một nơi có đầy ý nghĩa nhân văn mà thương hiệu có thể đem đến cho khách hàng với tư cách là một doanh nghiệp hướng về cộng đồng.

Đánh giá lại các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp

Bước 5: Quan tâm đến giá trị và sự hạnh phúc của nhân viên

Điều mà các doanh nghiệp thường xuyên bỏ qua đó chính là giá trị và sự hạnh phúc của nhân viên. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến khách hàng và những giá trị khách hàng đem đến cho mình.

Trên thực tế, doanh nghiệp có nhận được sự yêu mến từ khách hàng hay không một phần là nhờ nhân viên. Bởi khách hàng sẽ được trải nghiệm tốt hơn nếu nhân viên cảm thấy hạnh phúc, có được những cảm xúc tích cực khi ở nơi làm việc.

Không những vậy, mức độ hài lòng của khách cũng sẽ tăng cao khi được nhân viên chăm sóc nhiệt tình với một thái độ tốt.

Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc năng động, sôi nổi, nhiệt tình và tràn ngập sự tích cực để nhân viên có thể làm việc thoải mái và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp. Chắc chắn một điều với bạn rằng, một doanh nghiệp có môi trường làm việc như vậy sẽ có hiệu suất kinh doanh vượt trội so với các doanh nghiệp đối thủ.

Trải qua 5 bước trên đây, doanh nghiệp có thể đưa Humanized Marketing vào trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, chúng có thật sự hiệu quả và mang đến những giá trị tốt đẹp hay không thì còn phụ thuộc phần lớn vào cách thực hiện của doanh nghiệp. Hãy nắm bắt thật chắc và làm theo từng bước để triển khai Humanized Marketing thành công nhé!