6 thách thức khi làm truyền thông trên mạng xã hội và cách giải quyết

Mạng xã hội là nơi tuyệt vời để thực hiện các hoạt động truyền thông, thế nhưng bạn đã sẵn sàng đối mặt với những thách thức lớn nhất trên mạng xã hội?

Dưới đây là 6 thách thức phổ biến khi tiếp thị truyền thông xã hội phổ biến nhất mà các thương hiệu đang phải đối mặt ngày nay. Đối với mỗi trở ngại, việc quan trọng là hãy cùng tìm ra giải pháp tối ưu.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'ORI AGENCY 6 THÁCH THỨC KHI LÀM TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT f f ©'

1. Mất thời gian từ việc cố dàn trải trên nhiều nền tảng xã hội

Có một sự thật là nếu bạn đang cố gắng xây dựng sự hiện diện trên nhiều nền tảng, thì năng suất sẽ bị giảm sút. Đây có thể là một trong những thách thức lớn nhất trên mạng xã hội mà doanh nghiệp hay gặp phải. Nếu bạn đang gặp phải thì đây là giải pháp dành cho bạn:
- Xác định nền tảng mạng “ưu tiên” và tập trung hầu hết nỗ lực của bạn vào đó. Hãy tự hỏi bản thân: nơi nào bạn có sự tương tác có ý nghĩa nhất? Bạn đang thấy sự tăng trưởng mạnh nhất ở đâu? - Nền tảng nào gắn liền nhất với mục tiêu kinh doanh của bạn?
- Sử dụng một công cụ sắp xếp lịch trình truyền thông xã hội. Làm như vậy sẽ giúp giảm thời gian nhảy qua giữa các mạng và giúp quản lý quy trình làm việc và hiệu quả của các trang chỉ trên 1 trang duy nhất.
- Cân nhắc về nguồn lực và việc thuê ngoài để điều chỉnh khối lượng của các hoạt động Marketing.

2. Cạn kiệt ý tưởng nội dung sáng tạo

Đưa ra những ý tưởng nội dung mới là một trong những thách thức phổ biến nhất trên mạng xã hội và có lẽ là khó khăn nhất. Mặc dù có rất nhiều công thức cho sản xuất nội dung, tuy nhiên việc đổi mới và nhu cầu thông tin của người dùng không bao giờ có điểm dừng.
Rất có thể bạn sẽ chạy qua tham khảo cách thức mà các đối thủ cùng ngành đang dùng, và rất dễ gặp phải tình huống thứ 2: ám ảnh về những gì đối thủ cạnh tranh hoặc các thương hiệu kế thừa của bạn đang làm.

Vì vậy, giải pháp tối ưu là chủ động lặp lại quá trình tìm kiếm và đưa ra ý tưởng thông qua các hoạt động brainstorm và kế hoạch nghiên cứu tỉ mỉ. Một số đề xuất như sau:
- Sử dụng các công cụ social listening trên mạng xã hội (google trend, keyword research,..) để khám phá các nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn hiện đang quan tâm.
- Hãy thử tiếp cận hoặc phát triển xu hướng để bắt đầu viral trên mạng xã hội và gây sốt trước khi chúng bùng nổ.
- Cộng tác với những người sáng tạo nội dung hoặc những người ủng hộ thương hiệu đang có sức ảnh hưởng trong việc thúc đẩy mức độ tương tác (influencer, KOLs, KOCs)

3. Vấn đề khách hàng và khủng hoảng

Phương tiện truyền thông xã hội hiện nay còn là một kênh hỗ trợ dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc gặp vấn đề với sản phẩm/ dịch vụ đang sử dụng, hãy cho khách hàng một nơi để họ có thể cập nhật thông tin và được giải quyết.
Như vậy, việc tiên quyết là các thương hiệu cần xem xét cách họ trả lời các câu hỏi, thời gian phản hồi và mọi thứ liên quan nếu muốn duy trì danh tiếng tích cực.

Ngoài ra, các giải pháp khác cũng có thể kể đến:
- Xây dựng một kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông cụ thể để ứng phó với các sự kiện liên quan đến phản ứng dữ dội nghiêm trọng.
- Tìm hiểu về những phản đối, vấn đề và mối quan tâm phổ biến nhất của khách hàng để đáp ứng chúng.
- Hãy cố gắng cá nhân hóa câu trả lời của bạn với khách hàng (ngay cả khi bạn đang sử dụng các mẫu nhắn tin).
- Tích cực khuyến khích đánh giá tốt và hạn chế, đẩy những đánh giá tiêu cực xuống dưới trang hiển thị về thương hiệu.

4. Thiếu sự phát triển, định hướng hoặc chiến lược

Khi bạn không biết hoạt động mình đang làm nhằm hướng đến mục gì? thì đó là cảnh báo nỗ lực truyền thông trên mạng xã hội đang thiếu định hướng dẫn dắt.
Đứng trước vấn đề này, các giải pháp dành cho bạn bao gồm:
- Thảo luận về mục tiêu và kỳ vọng với người quản lý và cấp trên của bạn để đảm bảo rằng mọi người hướng đến cùng 1 mục tiêu nhất quán.
- Kiểm tra kỹ xem các KPI hiện tại có thích hợp hay không? Tiếp đó hãy đánh giá các nội dung bạn cần tạo ra phải làm gì để đạt được nó.
- Tìm ra lịch trình và tỷ trọng cụ thể cho các bài đăng. Bạn cũng có thể thiết lập một lịch trình dựa trên những thời điểm tốt nhất để đăng bài trên mạng xã hội.
- Tiến hành một cuộc kiểm tra để đánh giá những gì hoạt động hiệu quả và những gì không hiệu quả về mặt nội dung, thời gian, v.v. Phân tích nội dung hoạt động hàng đầu và tỷ lệ tương tác của bạn và đưa ra điều chỉnh phù hợp.

5. Lép vế so với các đối thủ cạnh tranh

Hầu hết các ngành đều có sự cạnh tranh gay gắt.
Trước tiên, hãy tập trung vào việc thiết lập bản sắc riêng và cộng đồng của bạn thay vì ám ảnh về người khác. Thật dễ gặp khó khăn khi so sánh số lượng người theo dõi và mức độ tương tác nhưng điều đó không mang lại cho bạn hoặc những người theo dõi của bạn bất kỳ sự ủng hộ nào.

Đây là các giải pháp dành cho bạn
- Tận dụng những gì thương hiệu đang có để PR và thu hút khách hàng (nội dung do người dùng tạo, trả lời câu hỏi, nhận xét và gắn thẻ)
- Định hình tiếng nói riêng thương hiệu — đừng quên sức mạnh của cảm xúc như một cách để nhân cách hóa thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng ấn tượng và ghi nhớ.
- Nhấn mạnh yếu tố con người trong doanh nghiệp để quảng bá nội bộ và khẳng định sự tin tưởng
- Tạo ra những bằng chứng chuyên môn để khẳng định uy tín (lời nói chuyên gia, tổ chức webinar,..)

6. Tỷ lệ tương tác giảm và tương tác bài đăng ít hơn
Không còn bất ngờ khi mức độ tương tác không phải trả tiền trên mạng xã hội đang có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Song song với Facebook và Twitter, nghiên cứu gần đây từ Rival IQ lưu ý rằng tỷ lệ tương tác trên Instagram đã giảm mạnh 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Vậy có bắt buộc chạy quảng cáo trả phí thì mới có thể cải thiện được tình trạng này?
Tham khảo các giải pháp tiết kiệm hơn ở đây:
- Đánh giá các bài đăng của bạn để hiểu điều gì thúc đẩy nhiều tương tác nhất. (thời gian đăng, chủ đề nội dung, loại bài đăng, định dạng, giọng nói).
- Tập trung vào nội dung thu hút người theo dõi, khách hàng và công chúng mục tiêu của bạn. Để xác định được những nội dung đó là gì, bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn (đối thủ cạnh tranh, group/diễn đàn thảo luận, đánh giá từ khách hàng, khảo sát liên quan, công cụ social listening,..)
- Hãy cân nhắc tận dụng KOLs và influencer phù hợp như 1 cách để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn và khuyến khích nhiều người đề cập đến thương hiệu hơn.
- Xây dựng các nội dung bắt trend, chương trình, minigame kích thích nút share từ cộng đồng

Nguồn: Ori Marketing Agency