Sự chênh lệch kỹ năng giữa học sinh thành phố và “tỉnh lẻ”

Chênh lệch môi trường và cơ sở vật chất khiến học sinh các tỉnh chịu một số thiệt thòi hơn các bạn đồng trang ở khu vực phát triển hơn.

Học sinh tỉnh kém hơn học sinh thành phố?

Nếu trong các trường hợp riêng lẻ hay so sánh cá nhân, việc đánh giá năng lực giữa học sinh thành phố và tỉnh lẻ tương đối khó nhận xét. Vì về cơ bản, năng lực của một người được xây dựng từ nhiều yếu tố, bẩm sinh có, trui rèn có… mà không chỉ thể xét về vị trí địa lý, môi trường học tập. Tuy nhiên xét về số đông, nhìn chung phải thừa nhận rằng học sinh thành phố có nhiều ưu điểm hơn học sinh tỉnh, đặc biệt là năng lực kỹ năng sống.

Có thể khẳng định chương trình giáo dục toàn dân là đồng nhất ở bất cứ vùng miền nào. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khiến việc tiếp nhận kiến thức ở các nơi là khác nhau. Đơn cử như năng lực chuyên môn của giáo viên giảng dạy. Với mức lương cơ sở cao hơn ở các địa bàn thành phố, nhân lực thường tập trung về để tìm kiếm công việc với mức lương tốt hơn các vùng địa phương. Các vùng kinh tế phát triển thường có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao mạnh và tốt. Vì vậy lực lượng đào tạo có xu hướng chảy về thành phố là điều dễ hiểu. Nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Thực tế nếu đánh giá về khả năng học tập và tiếp thu kiến thức các môn học chính khóa, không có chênh lệch nhiều giữa hai vùng địa lý. Thậm chí đa phần các giải thưởng học sinh giỏi quốc tế đều đến từ các vùng “tỉnh lẻ”.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng về năng lực sống cũng như các kỹ năng mềm thì các bạn học sinh thành phố lại có phần “chín sớm”:

Ngoại ngữ ứng dụng

Tiếng Anh là môn học bắt buộc hiện tại trong chương trình học. Để học tốt tiếng Anh thì không khó, tuy nhiên để giỏi tiếng Anh giao tiếp lại là câu chuyện khác. Để lưu loát sử dụng ngoại ngữ khi giao tiếp cần môi trường và thời gian thực hành. Thành phố là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho các bạn học sinh tham gia giao tiếp tiếng Anh thực tế nhiều, đặc biệt là ở các thành phố trọng điểm hay thành phố thu hút du lịch nước ngoài. Trong khi đó điều kiện để được thực hành nói chuyện tiếng Anh của các bạn học sinh tỉnh thường rất ít ỏi.

Thực hành giao tiếp ngoại ngữ ở thành phố rất dễ vì người ngoại quốc nhiều, ngược lại với các địa phương.

Các bạn học sinh ở các tỉnh thường chỉ có thể thực hành sử dụng tiếng Anh cùng người Việt, hoặc trao đổi với người nước ngoài qua kênh online. Nhìn chung bị giới hạn cơ hội tiếp xúc thực tế nhiều hơn các bạn ở thành phố. May thay với việc công nghệ ngày càng phát triển, khoảng cách này ngày càng được rút ngắn khi ra đường hàng loạt các kênh phương tiện trao đổi đa quốc gia.

Kỹ năng giao tiếp - thuyết trình

Là một trong những kỹ năng mềm được đánh giá cần thiết trong mọi vấn đề của cuộc sống. Việc giảng dạy về giao tiếp - thuyết trình đang dần manh nha trong chương trình được biên soạn của Bộ Giáo dục. Dù kỹ năng này không mang tính thời gian (tức quan trọng dù ở thời đại nào), tuy nhiên mới gần đây việc giao tiếp - thuyết trình mới dần được phụ huynh chú trọng.

Dù tiếng Anh vẫn là môn có sự khác biệt giữa hai vùng thành phố và tỉnh nhỏ, tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng, các cơ sở đào tạo tiếng Anh hiện nay không chỉ tập trung ở thành phố mà trải đều ra các địa phương. Việc tiếp cận các trung tâm tiếng Anh đối với toàn bộ đối tượng hiện tại không còn là việc khó. Tuy nhiên để học kỹ năng giao tiếp - thuyết trình thì lại là tình huống khác.

Số lượng các chương trình đào tạo giao tiếp - thuyết trình tại thành phố và tại các tỉnh dường như hoàn toàn chênh lệch. Trong khi có hàng loạt các trường Doanh nhân cũng như các khóa học kỹ năng sống mở ra rất hân hoan tại những thành phố lớn, đặc biệt là tại TP.HCM thì số lượng cơ sở đào tạo chương trình tương tự tại địa phương gần như bằng không.

Đây là một phần vì sao các bạn học sinh thành phố thường “dạn” và “lanh” hơn, vì có quá nhiều cơ hội và cơ sở để va chạm, cải thiện khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

Ông Mai Nguyễn Hoàng Nam, Founder của Học viện kỹ năng VTALK từng chia sẻ: “Đọc 100 cuốn sách hay có thể thành chuyên gia trong ngành, nhưng riêng thuyết trình thì cần rèn luyện”. Việc xây dựng kỹ năng giao tiếp - thuyết trình cũng tương tự như vấn đề ngoại ngữ ứng dụng, phải được làm thật, nói thật. Học viện kỹ năng VTALK cũng là số ít những cơ sở đào tạo kỹ năng thuyết trình tập trung vào thị trường tỉnh. Chương trình đào tạo của VTALK được xây dựng riêng dành cho các bạn học sinh tỉnh lẻ - vốn ít có cơ hội tiếp xúc và thực hành các kỹ năng này thay vì sử dụng bộ chương trình chung chung dành cho mọi đối tượng.

Học viện kỹ năng VTALK, cơ sở chuyên đào tạo giao tiếp - thuyết trình có chương trình chuyên sâu.

Đừng tự tin với những thiếu sót của bản thân vì điều kiện địa lý hạn chế phát triển. Sự chênh lệch giữa học sinh thành phố và tỉnh lẻ là có, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ và thị trường, khi mọi thứ đang dần được “trải phẳng”. Cơ hội tiếp cận và phát triển bản thân giữa các vùng miền đang dần được cân bằng. Điều quan trọng hơn cả là tinh thần cầu tiến và ham học hỏi của các bạn trẻ, chính điều đó cuối cùng sẽ quyết định mình là ai trong cuộc đời.