Chứng chỉ thuyết trình liệu có nhập cuộc đường đua xét tuyển đại học?

Năm 2021, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành “tấm vé” đặc biệt giành suất vào những ngôi trường hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, chính từ cuộc đua lấy chứng chỉ tiếng anh đang “sốt” lại khiến chúng ta cần chậm lại để suy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi cuộc đua này hết “hot”.

Chứng chỉ tiếng anh, liệu có sốt

Khi chứng chỉ tiếng anh là cơ hội để bước vào cánh cửa đại học

Từ khi được “tự chủ” tuyển sinh vào năm 2018, các trường đại học đua nhau đưa chứng chỉ quốc tế như IELTS hay TOEFL với khát vọng là được hội nhập với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây cũng được coi là bước đệm quan trọng để một ngôi trường đại học giữ vững hay bật lên thành môi trường đào tạo uy tín khi có thể đào tạo những sinh viên có trình độ tiếng anh cao.

Vậy là từ đây cuộc đua lấy chứng chỉ tiếng anh bắt đầu trên mọi miền Tổ quốc. Cả phụ huynh và học sinh đổ xô đi tìm trung tâm luyện thi, gia sư để mong có một chứng chỉ tiếng anh tốt. Nhiều em học sinh vì cuộc đua này mà việc ôn thi đại học vất vả hơn thậm chí là bỏ lỡ việc học ở lớp.

Chia sẻ về vấn đề này, Trịnh Minh - một sĩ tử trong cuộc đua lấy chứng chỉ tiếng anh bày tỏ: "Quyết định thi lấy chứng chỉ tiếng anh vô cùng gấp rút, nên mình phải lên một "chiến thuật" cụ thể để vừa có thể ôn luyện chứng chỉ này một cách hiệu quả, lại vừa có thể cân bằng với việc học văn hóa ở trên lớp và việc học thêm ở ngoài. Thời gian học thêm các môn học đã chiếm đa phần quỹ thời gian trong ngày của mình, nên mình chỉ có thể học tiếng anh vào buổi đêm, có khi đến tận 3-4 giờ sáng.”

Khánh Linh là một điển hình của nhiều bạn học sinh ôn thi hiện nay đó là đến giai đoạn "nước đến chân mới nhảy". Trong quá trình ôn thi, cô bạn Gen Z gần như bỏ bê tất cả các môn học trên lớp và cả việc học thêm các môn trong tổ hợp xét tuyển chỉ để ôn luyện IELTS - một loại chứng chỉ tiếng anh phổ biến, bởi lượng kiến thức quá lớn.

Tuy nhiên dù sớm hay muộn thì xu hướng này sẽ ngày càng bão hòa đi bởi học sinh nào cũng nắm trong tay chứng chỉ tiếng anh thì nó sẽ trở thành một điều hiển nhiên. Vậy thì chứng chỉ nào sẽ là tiếp nối cuộc thi này?

Thời đại mới liệu có xuất hiện chứng chỉ mới

Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại Học Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được câu hỏi: “Chúng tôi nên làm gì để thăng tiến trong công việc?”. Ông Buffett trả lời rằng khả năng thuyết trình là một yếu tố cần thiết. “Với một số người nó là một tài sản quý giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm.”

Ngày nay, khi mà việc sở hữu những loại chứng chỉ tiếng anh không còn là của hiếm nữa, điều đó có nghĩa là đã đến thời điểm mà loại chứng chỉ này trở nên bão hòa dần đi. Các công ty lại bắt đầu yêu cầu cao hơn nữa khả năng của ứng viên qua các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình - một trong những kỹ năng học sinh, sinh viên rất e ngại khi nhắc tới.

Ở hiện tại việc có khả năng thuyết trình tốt rất được các các công ty tuyển dụng đánh giá cao. Bởi những người thuyết trình tốt thường giao tiếp tốt, có kiến thức chuyên môn ổn định, sự tự tin, bản lĩnh và dễ hòa nhập vào môi trường ở công ty. Những người như vậy không chỉ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp hiệu quả mà còn có thể đưa đến nhiều lợi nhuận cho công ty thông qua các cuộc đàm phán với đối tác,...

Như vậy, lời tâm sự của ngài tỷ phú nghe có phần khó tin tại thời điểm đó nhưng theo thời gian vai trò của thuyết trình đối với công việc và cuộc sống ngày càng được khẳng định. Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - Founder & CEO Học viện Kỹ năng VTALK: “Thuyết trình là một trong những kỹ năng thời đại tiếp theo sau Tiếng Anh mà mọi người buộc phải rèn luyện.”

Mai Nguyễn Hoàng Nam - Giám đốc Điều hành Học viện Kỹ năng VTALK khẳng định

Các trường đại học có lẽ cũng đã nhìn nhận ra được xu thế mới này trên thị trường, nên trong tương lai việc đưa thêm chứng chỉ thuyết trình vào như một tiêu chí tuyển sinh là điều không lạ. Nó vừa giúp học sinh, sinh viên nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng thuyết trình vừa giúp nhà trường đảm bảo sinh viên đầu ra chất lượng, có việc làm tốt hơn. Từ đó danh tiếng về chất lượng đào tạo của các trường cũng được nâng lên.

Chứng chỉ thuyết trình là một ưu thế

Rèn luyện được kỹ năng nói chuyện chuyên nghiệp và lấy được một chứng chỉ thuyết trình sẽ mang lại cho các em nhiều ưu thế trong thi cử và cả trong quá trình học tập ở trường. Trong việc xét tuyển đại học hiện nay khi chứng chỉ tiếng anh không còn hiếm gặp trong rất nhiều bộ hồ sơ xét tuyển thì việc có thêm một chứng chỉ thuyết trình sẽ phần nào gây ấn tượng với ban giám khảo và gia tăng khoảng các đậu xét tuyển với các đối thủ.

Có một chứng chỉ thuyết trình trong tay nghĩa là sinh viên đã có đủ khả năng để phân tích những điều mình muốn trình bày với với mọi người, thuyết phục những người xung quanh nghe theo ý kiến của mình. Từ đó, những bạn học sinh, sinh viên dễ dàng thể hiện được hết giá trị của bản thân trong mọi tình huống.

Trong một công ty, sự tin tưởng có thể cần rất nhiều thời gian thông qua cách làm việc, xử lý công việc của mỗi người. Nhưng nếu một người có khả năng thuyết trình tốt, chỉ cần khoảng vài phút, họ có thể thay đổi và giành được sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Hay nói cách khác, có chứng chỉ thuyết trình là một trong những cách ngắn nhất để một người thể hiện năng lực bản thân mình và thăng tiến trong công việc.

Điều này được chứng minh qua các mùa bầu cử tổng thống Mỹ, những ứng cử viên của các đảng phái điều là những người có năng lực nhưng kỹ năng thuyết trình tốt sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình đắc cử. Trong cuộc bầu cử năm 2009, tài hùng biện của cựu tổng thống Barack Obama đã phát huy tác dụng khi cứ mười người dân Mỹ thì có tới chín người tin rằng đất nước của họ đã "đi sai đường” và làm cho nhiều người trong số đó thấy tin tưởng vào khả năng ông Obama. Người có thể giải quyết các vấn đề kinh tế khi khủng hoảng tài chính nổ ra vào thời kỳ này.

Một nữ tiến sĩ ở Học viện Ngân hàng cũng cho biết, chị đã gặp nhiều sinh viên có điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh rất cao, nhưng khả năng tiếp cận, đọc hiểu tài liệu, giao tiếp, thuyết trình lại rất… đuối. Mà đấy lại là điều cần thiết trong môi trường đại học.

Như vậy, chứng chỉ thuyết trình là rất quan trọng và có thể sánh ngang với chứng chỉ tiếng anh đối với mỗi em học sinh nếu muốn đảm bảo thành công sau này.

Trong thời đại ngày nay, việc biết và sử dụng tiếng anh không còn là điều xa lạ thì việc có khả năng ăn nói lưu loát, tự tin sẽ là một kỹ năng được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng. Bởi vậy, trong tương lai không xa các trường đại học sẽ tìm kiếm những chứng chỉ, những căn cứ khác để đánh giá sinh viên, khi đó thuyết trình chính là ưu tiên hàng đầu được đưa vào.