Marketer TOPPION GROUP
TOPPION GROUP

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục TOPPION

Làm sếp, phải đốc thúc nhân viên làm việc mỗi ngày?

▪️Sếp giao việc nhưng nhân viên không làm ngay

▪️Phải đốc thúc mỗi ngày để hoàn thành công việc

▪️Làm việc thì không đến nơi đến chốn, liên tục mắc lỗi sai

Làm sếp khi gặp phải những tình huống trên, hiếm người giữ được bình tĩnh. Nhưng hãy chậm lại một nhịp và quan sát, đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà nhân viên lại có tình trạng như vậy?

Liệu chúng ta có đang áp đặt nhân viên?

Có một sai lầm tinh vi mà không nhiều nhà lãnh đạo nhận ra, đó là cố gắng biến những thứ mình muốn thành “thứ có lý” để buộc nhân viên làm theo. Điểm mù ấy lâu dần hình thành một nếp văn hóa chung cho công ty mang tên “tuỳ sếp”. Tức là nhân viên không còn thiết tha với công việc hay chủ động tìm sáng kiến mới vì dù có làm tốt đến mấy thì sếp cũng sẽ hướng về điều mình muốn.

Những vị sếp ưa áp đặt được gọi là "kẻ tạo sóng ngầm" bất mãn, cứ âm ỉ chảy trong tổ chức. Sự bất mãn đó khiến nhân viên có thái độ làm việc không tốt, năng suất lao động tụt giảm thấy rõ. Một lúc nào đó ý muốn "đào thoát" ập đến như một cơn sóng thần thì doanh nghiệp sẽ điêu đứng.

Liệu chúng ta có đang chưa giúp nhân viên hiểu rõ giá trị của công việc?

Muốn nhân viên chủ động làm việc, báo cáo đúng thời hạn, thậm chí đề xuất phương án làm việc tốt hơn thì nhà lãnh đạo cần giúp họ hiểu rõ mục tiêu và giá trị công việc mà họ đang làm. Rằng đó không phải để phục vụ sếp mà là giúp cho chính họ phát triển, tăng giá trị bản thân và đạt đến những đãi ngộ xứng đáng.

Ngược lại, nếu giao việc chỉ dừng lại ở ra lệnh và hoàn thành, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng “Zombie công sở”. Biểu hiện là hiệu quả làm việc kém, thái độ làm việc tồi và nguy hiểm nhất là “lây lan bệnh” sang những nhân viên khác bằng những biểu hiện hành vi tiêu cực.

Chỉ khi nhà lãnh đạo nhận ra nguyên nhân gốc rễ là do mình, mọi nút thắt sẽ được tháo bỏ

Nhìn nhận lại chính mình trước tiên thay vì thấy vấn đề ở người khác là việc làm khó, nhưng chỉ khi vượt qua những điều đó, bạn mới thay đổi được cục diện. Lúc này, nhà lãnh đạo cần phải làm gì?

Giao việc không áp đặt, rõ ràng mục tiêu và giá trị

Hãy hành động chính trực: Góp ý thẳng thắn và chân thành, đừng sợ nhân viên ghét mà nói giảm nói tránh hoặc bỏ qua. Sự dồn nén theo thời gian sẽ bùng nổ không thể kiểm soát, giống như “hiệu ứng cánh bướm” vậy. Sự chính trực sẽ giúp cho công việc trơn tru và hình thành văn hóa chính trực, triệt tiêu văn hóa “nói xấu” trong tổ chức.

"Giao nhớ đòi, hứa nhớ phản hồi"

Tức là khi giao việc cho cấp dưới thì luôn kèm theo thời gian hoàn thành (deadline) và đừng quên thu kết quả đúng thời hạn. Tương tự khi lãnh đạo được nhân viên yêu cầu điều gì đó, cũng phải phản hồi kèm deadline tương ứng. Nếu chưa thể đưa phương án xử lý ngay thì cũng phải báo cho nhân viên khi nào có thể phản hồi lại thông tin. Bản thân người lãnh đạo/quản lý cũng phải làm gương trước, như thế nhân viên sẽ làm việc tới nơi tới chốn, hoàn thành công việc đúng yêu cầu, báo cáo đúng sự thật,...

Nguồn: Toppion Group