Marketer Trần Trúc Lâm
Trần Trúc Lâm

Digital Marketing Specialist

Startup - Mỗi một giai đoạn dù lớn dù nhỏ đều đòi hỏi tập hợp các "quyết định và hành động theo tư duy khác nhau"

Chơi Game - Luận Anh Hùng

... there is always another final fantasy...

Có lẽ tôi là dân chơi game kiểu Hard Core nên tôi cũng thường tự rút ra các bài học từ game để áp dụng vào cuộc sống.

Cái game hiện tại tôi đang chơi là Sudoku, một thể loại puzzle board game có giá trị chơi đi chơi lại nhiều lần. Giống như các thể loại cờ ấy, mỗi một ván chơi mới là một bài toán khác nhau, không cái nào giống cái nào.

Sau một thời gian chơi thì tôi lên tầm cao nhất gọi là Expert. Nghĩa là những bài toán Sudoku đều ở cấp độ khó nhất đòi hỏi các kỹ thuật giải Sudoku phức tạp nhất (phức tạp đến múc độ chỉ riêng việc hiểu lý thuyết của thuật toán cũng đủ làm bạn nhức đầu rồi).

Tuy nhiên, cái sự thú vị là tôi thiết lập được các chiến lược và chiến thuật giải Sudoku ở mức đơn giản nhất, đảm bảo rằng có thể huấn luyện lại cho những người chơi mới theo một lộ trình từ thấp đến cao. Nói cách khác là hệ thống hoá các kỹ năng để giải Sudoku ở mức ứng dụng.

Tư duy ở trên chính là tư duy xây dựng cơ cấu quản trị và bộ máy quản trị doanh nghiệp. Mọi thứ được hệ thống hoá, chuẩn hoá và có tính ứng dụng cao.

Điểm nhức nhối nhất trong quy trình quản lý của các doanh nghiệp lớn là họ có quy trình chuẩn hoá nhưng chưa chắc là hệ thống hoá (chồng chéo phức tạp không cần thiết) và tệ nhất là tính ứng dụng rất thấp (hiệu suất công việc không tương xứng với nguồn lực bỏ ra).

Ngược lại, với các doanh nghiệp nhỏ, quy trình quản lý đơn giản, linh hoạt và nói một cách công bằng là có tính ứng dụng rất cao. Nhưng mặt trái là vì sự linh hoạt này nó dân đến các vấn đề phi chuẩn hoá và rất khó hệ thống hoá, thậm chí không thể hệ thống hoá khi doanh nghiệp phát triển.

Trở về game và Sudoku

Chiến lược đầu tiên tôi đề ra căn cứ kinh nghiệm từ việc chơi: "Liên Minh Huyền Thoại" và chơi cờ tướng...

Một cái game cần được phân thành 3 giai đoạn chính: Early Game - Mid Game - Late Game

Trong cờ tướng hoặc các loại cờ người ta gọi là: Khai cuộc - Trung cuộc - Tàn cuộc.

Trong văn chương cơ bản thì có: mở bài - thân bài - kết luận.

Trong lý luận triết học thì có: Đặt vất đề - Giải quyết vấn đề - Bài Học rút ra.

Mỗi một giai đoạn sẽ bao gồm tập hợp các "quyết định và hành động theo tư duy khác nhau". Nói cách khác, bạn không thể làm những việc bàn làm ở Early Game trong Mid Game hoặc Late Game được... cho dù những hành động này đem lại thành công rực rỡ khi bạn ở Early Game.

Ở bộ môn cờ tướng nói riêng và (bộ môn cờ nói chung), kỹ thuật chơi Tàn Cuộc chủ yếu là khả năng học thuộc lòng các thế cờ của bạn và đòi hỏi thuộc lòng đến mức chính xác tuyệt đối. Nhưng với Trung Cuộc thì nó lại thiên về những nước cờ tư duy, ứng dụng lựa theo thời, theo thế, theo "cảm xúc" đối thủ của bạn, và không nhất thiết phải đánh chính xác tuyệt đối từng nước cờ. Nói cách khác, bạn không thể áp dụng kỹ thuật chơi Trung Cuộc để chơi Tàn Cuộc và ngược lại v.v..

Với môi trường quản trị doanh nghiệp, cũng có các trạng thái:

  1. Startup.
  2. Joinup.
  3. Standup.

Về ngữ nghĩa sẽ phân biệt 3 trạng thái này như sau:

1. Startup

Bạn bắt đầu một công ty với 1 sản phẩm và dịch vụ gì đó nhưng nó chưa có vai trò gì trong chuỗi cung ứng trên thị trường. (hiểu cho rõ, là không có bạn hoặc sản phẩm dịch vụ của bạn thì thế giới này nó không bị ảnh hưởng gì cả)

Các thể loại ứng dụng động cơ đện hiện nay, đều gọi là Startup bất chấp quy mô lớn hay nhỏ của họ là như thế nào. Vì sao? Vì nếu như không có các động cơ điện, thế giới này vẫn tiếp tục được vận hành.

Khái niệm Startup (d dịch là khởi nghiệp) dễ tạo sự hiểu lầm là Startup áp chỉ mấy thằng mới ra đời, nghèo kiết xác và mơ về hàng tỷ USD. Startup... có thể xuất hiện như là doanh nghiệp hàng trăm triệu USD với các chuyên gia hàng đầu thế giới về một lĩnh vực truyền thống nào đó. Space X của Elon Musk là một ví dụ về Startup.

2. Joinup

Là khi công ty hoặc nhóm sản phẩm dịch vụ của bạn là thành phần [không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hiện tại].

Ví dụ bạn có một công nghệ trồng lúa rất mới, năng suất và chất lượng cao vượt trội. Bạn áp dụng công nghệ này để trồng lúa và bán lúa... công ty của bạn có lợi thế so với các công ty hiện có trên thị trường về chi phí sản xuất (ví dụ vậy), nhưng mô hình này không xem là Startup vì sản phẩm và dịch vụ của bạn đến tay khách hàng nó nằm trong nhóm [không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hiện tại].

3. Standup

Là khi công ty của bạn tạo ra chuỗi cung ứng bằng sản phẩm và dịch vụ mà công ty của bạn cung cấp.

Coca - Cola là một ví dụ. Bản thân mấy lon nước ngọt hết sức đơn giản nó tạo thành một chuỗi cung ứng toàn cầu từ khâu nguyên liệu đến đóng gói và phân phối

Mỗi một giai đoạn doanh nghiệp, sẽ cần "quyết định và hành động theo tư duy khác nhau"

Tất nhiên mô hình doanh nghiệp nó không đơn giản như game, bạn cần tư duy nhiều chiều (kiểu đa vũ trụ lượng tử), nhưng thuật toán và tư duy là duy nhất. Ví dụ:

Với Startup sẽ có 3 giai đoạn nhỏ hơn

  1. Seed Funding
  2. Private Funding.
  3. Public Funding (IPO đồ)

Trong Seed Funding... đôi khi lại phân thành 3 giai đoạn nhỏ hơn nữa

  1. Biz: 10 nhân sự
  2. Biz: 100 nhân sự.
  3. Biz: 1000 nhân sự.

Mỗi một giai đoạn dù lớn dù nhỏ kể trên đều đòi hỏi tập hợp các "quyết định và hành động theo tư duy khác nhau" cho từng giai đoạn cụ thể.

*Cái hay là bây giờ tôi có thể phân cấp theo kiểu:

Biz 1000 nhân sự --> Đã đến giai đoạn Join Up --> bắt đầu thực hiện Public Funding.

Thuật toán vẫn là duy nhất. Hệ thống hoá tập "quyết định và hành động theo tư duy khác nhau".

Trở về với Sudoku

to be continued

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Duy