CEO OMN1: Câu hỏi về chuyển đổi số là

Với tỉ lệ người dùng Internet ở mức cao nhất trên thế giới, nhu cầu của khách hàng Việt Nam về các dịch vụ trên không gian số đang ngày một cao. Nhưng các doanh nghiệp liệu đã sẵn sàng?

Cùng tìm hiểu về những góc khuất trong quá trình Chuyển đổi số và hành vi người dùng qua chia sẻ của ông Lê Xuân Hưng – Giám đốc Điều hành kiêm nhà sáng lập OMN1 - đơn vị đã thực hiện chuyển đổi số cho nhiều đối tác lớn như Nutifood, Yamaha, bệnh viện Việt Pháp, Citigym, Mitsubishi Chemical Cleansui Việt Nam, hệ thống trường liên cấp Tây Úc, Pennsylvania, VTC Academy,...

Ông đánh giá như thế nào về vấn đề chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam ?

Lấy đà từ đại dịch, Việt Nam hiện có số lượng khách hàng mới sử dụng công nghệ số tăng cao nhất tại Đông Nam Á (41% so với mức bình quân 36% của Đông Nam Á). Ở một số lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán số, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có triển vọng hàng đầu châu Á.

Nhưng trong khi khách hàng liên tục thay đổi hành vi và thói quen mua sắm thì nhiều doanh nghiệp vẫn giữ tư duy kinh doanh ở thời điểm trước đại dịch. Bằng chứng là trong khi người tiêu dùng thử nghiệm hình thức và kênh mua sắm mới để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và lockdown thì rất nhiều công ty lớn “bó tay” trong việc tiếp cận và đáp ứng các nhu cầu này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phân tích 300,000 doanh nghiệp và chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chịu tác động tiêu cực từ đại dịch càng cao.

Trong thời kỳ đại dịch, 36% khách hàng cho biết họ đã thử ít nhất một nhãn hiệu sản phẩm mới và 73% trong số đó quyết định tiếp tục dùng các nhãn hàng này. Rõ ràng, khoảng cách giữa kỳ vọng khách hàng và năng lực đáp ứng của doanh nghiệp càng lớn thì càng dễ đẩy người dùng đến gần đối thủ - những bên đã sẵn có mặt ở mọi kênh bán hàng, đồng thời có khả năng cung cấp sản phẩm và giao hàng lúc họ cần nhất.

Thực tế này là thử thách, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển. CĐS và thiết lập bán hàng xuyên kênh Omnichannel chính là cơ hội họ cần làm cho đúng và làm ngay.

Là một đơn vị triển khai CĐS cho rất nhiều đơn vị lớn trong lĩnh vực bán lẻ, y tế, giáo dục,... theo ông đâu là rào cản lớn nhất với các doanh nghiệp?

Thứ nhất là sự thiếu định hướng: Các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của CĐS, nhưng họ vẫn đang vận hành tốt, doanh thu vẫn ổn định nên không có ý định thay đổi. Điều này dễ khiến doanh nghiệp dần tụt hậu so với các đối thủ trên thị trường, cũng như chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước bất cứ biến cố bên ngoài nào như Covid.

Thứ hai là sư thiếu sự đầu tư đúng đắn. Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng các đội ngũ nội bộ phụ trách CĐS. Những đội này thường hiểu rõ mô hình kinh doanh và khách hàng của họ nhưng lại thiếu sự linh hoạt và kinh nghiệm cần thiết để triển khai thành công. Hậu quả của việc “tự mò mẫm” mà không có người đồng hành có kinh nghiệm thường là các hệ thống không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.

Ông Lê Xuân Hưng - CEO của OMN1 Solution

Rào cản cuối cùng là thiếu văn hóa trong nội tại doanh nghiệp. Về bản chất, CĐS không đơn giản là ứng dụng công nghệ vào các hoạt động mà còn đòi hỏi thay đổi cả quy trình làm việc và tư duy. Nó đòi hỏi cả lãnh đạo và nhân viên trong công ty cùng có tư duy “dám làm”, cam kết và quyết liệt với mục tiêu đã đặt ra. Không phải chưa từng có trường hợp dự án CĐS thành công nhưng khi vận hành thì thất bại do việc tiếp nhận quy trình mới bị trì trệ do yếu tố con người.

Ông đánh giá như thế nào về vấn đề CĐS khi chúng ta đang dần bước vào “bình thường mới”?

Sự dịch chuyển trong hành vi của người tiêu dùng sau đại dịch đã đẩy câu chuyện CĐS từ “có hay không”, “bao giờ thì làm” thành “như thế nào” để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Một trong những doanh nghiệp có phản ứng nhanh và quyết liệt nhất có thể kể tới Nutifood với chiến lược triển khai CĐS trong trải nghiệm khách hàng, cá nhân hóa cho từng nhóm đối tượng xuyên suốt, bán hàng và chăm sóc khách hàng xuyên kênh omnichannel. Với sự hỗ trợ từ OMN1, Nutifood đã ra mắt nhiều mô hình kinh doanh và giải pháp để lưu trữ và khai thác dữ liệu tương thích với hệ thống vận hành, giúp quá trình CĐS đạt hiệu quả tốt nhất.

Tiềm năng triển khai CĐS là rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tìm đơn vị người đồng hành có khả năng “may đo” giải pháp sao cho phù hợp với năng lực, con người và tầm nhìn chiến lược nhất, bởi CĐS không chỉ dừng lại ở công nghệ mà còn là nâng cao văn hóa, đào tạo đội ngũ, thay đổi tư duy dài hạn.

Cảm ơn ông về những chia sẻ trên!