6 case Digital Marketing truyền cảm hứng (Phần 2) - Domino’s Pizza, Sephora, Slack

Phần 1: 6 case Digital Marketing truyền cảm hứng (Phần 1) - Airbnb, American Express, Lyft

Digital Marketing là một chiến lược bắt buộc phải có để một doanh nghiệp thành công trong thế giới hiện tại. Nhưng nó cũng là một khái niệm thực sự rộng, với rất nhiều công cụ và cách tiếp cận khác nhau để biến lý thuyết thành thực tế.

Làm thế nào marketers có thể sử dụng nó theo cách khiến khách hàng ấn tượng và có lợi cho thương hiệu - trong sự giới hạn của ngân sách? Cách tốt nhất để tìm ra câu trả lời đó là xem xét các case thành công và hiểu tại sao họ lại làm như vậy.

Phần 2 của bài viết chia sẻ về các chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu, nâng cao trải nghiệm khách hàng, biến khách hàng thành người quảng bá và cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng từ những thương hiệu lớn như Domino’s Pizza, Sephora, và Slack.

4. Domino’s nắm bắt các công nghệ mới

Trong số các ví dụ về Digital Marketing, Domino’s là một trường hợp tốt để hiểu việc hiểu biết và nắm bắt nhanh công nghệ mới có thể mang lại hiệu quả như thế nào.

Domino’s Anyware là một công cụ không chỉ tập trung vào bản thân sản phẩm mà là cách khách đặt hàng. Phần mềm (có sẵn trên nhiều nền tảng) được kích hoạt bằng giọng nói, gắn liền với một AI có khả năng diễn giải và hiểu những gì người dùng muốn.

Ông Tim McIntyre, nhân viên mảng truyền thông của Domino, từng nói:

"Chúng tôi có rất nhiều dữ liệu từ khách hàng. Domino biết khách hàng đang sống ở đâu và sở thích của họ là gì".

Chắc chắn điều đó đã cải thiện doanh số bán hàng của Domino, nhưng lợi nhuận lớn nhất từ ​​chiến lược này là ở hình ảnh thương hiệu. Được biết đến như một công ty đón đầu và thúc đẩy công nghệ là một lợi thế lớn, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi như millennials và gen Z.

Sự kết hợp của yếu tố công nghệ đã giúp giá cổ phiếu của hãng tăng 32 lần trong gần 10 năm.

5. Sephora và con đường đa kênh

Trên thị trường ngày nay Sephora được coi là một trong những ông lớn trong lĩnh vực Digital Marketing. Đó không phải là do bất kỳ chiến lược cụ thể nào, mà là cách họ quản lý để có một sự hiện diện tổng thể khổng lồ trên các kênh online và offline.

Công ty tập trung vào việc khách hàng của họ ở đâu.

Đầu tiên, mạng xã hội có một vai trò lớn, vì các sản phẩm có sức hấp dẫn về mặt hình ảnh tuyệt vời. Sephora đã tạo ra trải nghiệm mua được ngay lập tức trên các kênh mạng xã hội. Nội dung phong phú bao gồm: hướng dẫn trong video liên kết thông tin có giá trị với quảng cáo trực tiếp, một câu đố tương tác để hiển thị sản phẩm tốt nhất cho mỗi khách hàng,...

Sephora còn tạo ra app cho riêng mình với những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời dành cho khách hàng. Tính năng AI Virtual Artist giúp người dùng có thể thử các loại mỹ phẩm chỉ với một nút bấm. Beauty Bag cho phép khách hàng tra cứu thông tin chi tiết của mặt hàng và thử sản phẩm qua phần mềm kỹ thuật số. Nếu họ thích một sản phẩm, họ có thể thêm nó vào danh sách và mua toàn bộ thông qua ứng dụng.

Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng máy tính bảng tại cửa hàng để truy cập vào tài khoản Beauty Bag trong quá trình mua sắm.

Và còn nhiều hơn thế nữa. Sephora phát triển toàn diện trên đa kênh. Họ bán hàng trên Instagram, có trải nghiệm người dùng tuyệt vời trên trang web và thậm chí còn khám phá các quảng cáo được định vị địa lý cho các cửa hàng,... Đó là một ví dụ tuyệt vời về việc biết chân dung khách hàng, luôn sẵn sàng và tạo ra lòng trung thành của khách hàng.

6. Slack và tập trung vào các giải pháp

Slack là case cuối cùng và là trường hợp cho thấy nỗ lực Digital Marketing không kết thúc khi khách hàng tiềm năng được chuyển đổi.

Slack là một công cụ làm việc nhóm dành cho các doanh nghiệp, bất kể quy mô hay cách hoạt động. Đây là một nền tảng hoàn chỉnh và linh hoạt tập trung vào năng suất và việc ra quyết định.

Thứ họ bán không phải một sản phẩm, mà là một giải pháp.

Đây là bí mật giúp Slack xây dựng trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Họ có một nhóm chuyên trách xử lý hàng nghìn yêu cầu từ khách hàng mỗi ngày. Cơ chế phản hồi và xử lý này giúp họ hiểu sản phẩm của họ được các nhóm ở nhiều quy mô khác nhau sử dụng như thế nào, liên tục tìm ra giải pháp cho các vấn đề của khách hàng thay vì chỉ đơn thuần là một ứng dụng công nghệ.

Điều này đã đem lại cho Slack kết quả đáng ngưỡng mộ: Các số liệu được công bố vào năm 2022 cho thấy Slack duy trì tỷ lệ giữ chân người dùng trực tuyến miễn phí là 90%. Đối với những khách hàng trả tiền, Slack duy trì tỷ lệ giữ chân ấn tượng là 98%.

Sự gần gũi với các khách hàng hiện tại dẫn đến lòng trung thành. Và lòng trung thành là chìa khóa cho tương lai của doanh nghiệp.

Qua những trường hợp áp dụng thành công các chiến lược Digital Marketing trên, mong rằng các marketer đã được học thêm điều mới và truyền cảm hứng để áp dụng vào thương hiệu của mình.

Theo dõi CleverAds để cập nhật những kiến thức bổ ích về Digital Marketing, Digital Branding, và hơn thế nữa!

*Nguồn: 6 Digital Marketing examples to inspire your strategy - Rock Content Writer

Tổng hợp và dịch: CleverAds - Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo

#nghiên cứu thị trường #digital marketing