Phương pháp khảo sát đặt tên cho sản phẩm

Doanh nghiệp đang sở hữu một sản phẩm / thương hiệu nhưng chưa biết đặt tên như thế nào? Một cái tên tốt phải thể hiện được điểm mạnh của sản phẩm/ thương hiệu, gây ấn tượng tốt với khách hàng cũng như đồng nhất với thương hiệu. Tất nhiên, việc chọn được một cái tên tốt là điều không dễ dàng. Trong bài viết này, Survey True sẽ chia sẻ phương pháp khảo sát đánh giá tên sản phẩm/ thương hiệu.

Tại sao khảo sát đặt tên cho sản phẩm lại quan trọng?

Để thấy rõ tầm quan trọng của một cái tên hay, hãy nhìn vào các ví dụ về những thương hiệu sản phẩm có giá trị:

  • Pamper: Thương hiệu sản phẩm tã – bỉm cho trẻ nhỏ gợi lên sự thoải mái, quan tâm/ chăm sóc (Pamper là động từ tiếng Anh chỉ sự quan tâm, chăm sóc một cách tận tình). Nhãn hiệu này được Forbes định giá 11,4 tỉ USD.
  • Redbull: Thương hiệu nước tăng lực gợi lên sự phấn khích, mạo hiểm (trong tiếng Anh RedBull nghĩa là Con Bò Đỏ). Nhãn hiệu này được Forbes định giá 10 tỉ USD.
  • Colgate: Thương hiệu kem đánh răng gợi lên sự sảng khoái, mát lạnh (Colgate là từ ghép của “Cool” – mát lạnh và “Gate” – hàm răng). Thương hiệu này hiện được Forbes định giá 10 tỉ USD.

Tất nhiên, những thương hiệu này không thể xây dựng danh tiếng và thành công chỉ trong vài ngày chỉ với 1 cái tên hay. Tuy nhiên, một cái tên hay là khởi đầu thuận lợi của một thương hiệu/ sản phẩm tốt.

3 bước thực hiện khảo sát đặt tên cho sản phẩm

Bước 1: Liệt kê danh sách tên thương hiệu tiềm năng

Ở bước này, bạn hãy áp dụng tất cả các cách đặt tên và những ý tưởng có thể nghĩ đến để liệt kê ra tất cả những tên sản phẩm tiềm năng. Bạn đừng vội quan tâm đến chất lượng hay sự độc đáo của cái tên, hãy cứ để tâm trí thoải mái suy nghĩ, sáng tạo và chấp nhận cả những cái tên “kỳ quặc”. Hãy cố gắng tạo ra 15 - 20 tên thương hiệu tiềm năng (hoặc nhiều hơn).

Một số cách để bạn lựa chọn tên sản phẩm như sau:

Tuy nhiên, khi lên ý tưởng về danh sách những cái tên phù hợp, hãy chú ý đến những tiêu chí sau:

  • Có ý nghĩa: Tên thương hiệu truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn, gợi lên hình ảnh và nuôi dưỡng một kết nối cảm xúc tích cực.
  • Khác biệt: Tên thương hiệu là duy nhất, đáng nhớ và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt giúp thúc đẩy nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn.
  • Dễ hiểu: Mọi người có thể dễ dàng diễn giải, nói, đánh vần hoặc tra cứu tên thương hiệu của bạn trên Google. (Dù đó là một cái tên khác thường hoặc kỳ lạ, nhưng nó phải dễ hiểu).
  • Có thể đăng ký bảo hộ: Tên thương hiệu phải có thể đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên miền (bảo hộ cả về mặt pháp lý và ý thức chung).
  • Chứng minh tương lai: Tên thương hiệu có thể phát triển cùng với công ty và duy trì mức độ liên quan – và được điều chỉnh cho các sản phẩm và phần mở rộng thương hiệu khác nhau.
  • Trực quan: Bạn có thể dịch/ truyền đạt nó thông qua thiết kế, bao gồm các biểu tượng, logo, màu sắc...

Sau khi liệt kê, bạn thu gọn danh sách xuống còn 3 - 15 cái tên để thực hiện khảo sát.

Bước 2: Thiết kế và tiến hành khảo sát đặt tên sản phẩm

Bạn hãy cho khách hàng xem hình ảnh thực tế về sản phẩm và mô tả công dụng sản phẩm. Sau đó bạn đánh giá danh sách tên dựa vào 4 tiêu chí sau: Mức độ hấp dẫn, Mức độ uy tín/ đáng tin cậy, Mức độ liên quan của sản phẩm tới thương hiệu, Mức độ độc đáo/ sáng tạo của tên.

Ví dụ: Đánh giá mức độ hấp dẫn của tên sản phẩm

Sau khi đánh giá với 4 yếu tố trên, bạn hãy yêu cầu khách hàng sắp xếp những cái tên thương hiệu/ sản phẩm theo tiêu chí phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.

Sau đó, bạn yêu cầu khách hàng tự đưa ra ý kiến về tên thương hiệu/ sản phẩm phù hợp.

Bước 3: Lựa chọn cái tên phù hợp nhất

Đánh giá tên sản phẩm dựa vào 4 tiêu chí: Mức độ hấp dẫn, Đánh giá mức độ uy tín/ đáng tin cậy, Mức độ liên quan tới thương hiệu, Mức độ độc đáo/ sáng tạo của tên.

Ví dụ: Đánh giá mức độ uy tín/ đáng tin cậy của tên sản phẩm

Cuối cùng là lựa chọn tên sản phẩm có chỉ số xếp hạng cao nhất.

Nghiên cứu đánh giá tên sản phẩm là một công việc quan trọng mà bất cứ thương hiệu nào cũng cần thực hiện trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Một cái tên hay sẽ khiến sản phẩm của bạn nổi bật với các sản phẩm cùng loại, cũng như gây ấn tượng trong mắt khách hàng.

Survey True là công ty cung cấp giải pháp nghiên cứu thị trường toàn diện & chuyên sâu cho đa dạng ngành hàng/ lĩnh vực. Hàng năm, Survey True đã thực hiện trên 50 dự án nghiên cứu thị trường với khoảng 120.000 cuộc phỏng vấn cho các thương hiệu lớn ở nhiều các lĩnh vực khác như: Bảo hiểm, bất động sản, du lịch, ô tô, xe máy, bán lẻ, khách sạn...

Tham khảo dịch vụ nghiên cứu & đánh giá sản phẩm mới của Survey True tại đây.

Liên hệ số điện thoại 0934.466.870 hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ về các giải pháp nghiên cứu thị trường.