6 bước tạo nên một chiến lược truyền thông marketing tích hợp hoàn hảo

Có thể thấy rằng chiến lược truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications - IMC) mang lại lợi ích rất lớn, từ việc xây dựng lòng tin và sự công nhận thương hiệu đến cải thiện lợi tức đầu tư (ROI), IMC có thể giải quyết nhiều thách thức mà bộ phận marketing phải đối mặt. Chiến lược này có thể giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh số bán hàng và cải thiện phạm vi tiếp cận đối tượng, đồng thời còn có thể tạo ra uy tín và thúc đẩy hiệu quả.

Ngay cả trước khi các doanh nghiệp thực sự bắt đầu sử dụng Internet để kinh doanh, họ đã tìm cách tạo ra một thông điệp nhất quán trên tất cả content output và các điểm tiếp xúc truyền thông của mình. Hãy nhớ rằng social media không thực sự bắt đầu phát triển cho đến cuối những năm 90, và sau đó phải mất một thời gian dài cho đến khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng công cụ này phổ biến hơn trong marketing.

Để có thể tiếp cận và xây dựng một chiến lược IMC đòi hỏi rất nhiều kế hoạch, sự cân nhắc và sự bền bỉ.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu doanh nghiệp và tổ chức ngày nay không hề có chiến lược IMC nào. Rất khó để đưa các chiến lược, thông điệp thương hiệu, lối tư duy hiện có và hợp nhất chúng dưới một IMC banner. Ngay cả khi bạn tìm hiểu những thông tin sơ khai nhất về kinh doanh, thì luôn tồn tại những khía cạnh buộc chúng ta phải phân chia thành những chiến lược nhỏ để phát triển và duy trì doanh nghiệp. Đó chỉ đơn giản là cách mà thế giới này đang hoạt động.

Tìm cách để thống nhất mọi thứ luôn khó hơn là để chúng rời rạc. Đó là bối cảnh khi xây dựng một chiến lược truyền thông marketing tích hợp. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 6 bước cơ bản để tạo nên một chiến lược IMC phù hợp nhất:

6 bước xây dựng chiến lược IMC hiệu quả

Bước 1. Xác định và phân tích tập khách hàng

Bạn có biết được đối tượng mục tiêu của mình là ai, họ thích những gì và né tránh điều gì hay không? Phác họa chân dung khách hàng (buyer persona) là một phương thức tuyệt vời để xác định khách hàng của doanh nghiệp nên là đối tượng như thế nào.

Bước 2. Chọn và ưu tiên các kênh truyền thông xã hội

Một khi đã thực sự nắm rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai, bạn sẽ cần tiếp cận khách hàng ở nơi họ sinh sống - tức là cần phải hoạt động tích cực trong không gian kỹ thuật số mà họ thường xuyên truy cập. Sử dụng nền tảng social media và cách tận dụng tối đa website của doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng để xây dựng một chiến lược IMC.

Theo báo cáo phân tích các kênh social media năm 2021 dành cho marketer của SproutSocial, nhân khẩu học (demographic) trên các nền tảng social media sẽ có thể chia thành những phân khúc nhỏ như sau:

1. Facebook

  • Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng: 2,7 tỷ

  • Nhóm tuổi lớn nhất: 25-34 (26,3%)

  • Giới tính: 44% nữ, 56% nam

  • Thời gian người dùng sử dụng mỗi ngày: 38 phút

2. Instagram

  • Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng: 1 tỷ

  • Nhóm tuổi lớn nhất: 25-34 (33,1%)

  • Giới tính: 57% nữ, 43% nam

  • Thời gian trung bình người dùng sử dụng mỗi ngày: 29 phút

3. Twitter

  • Số lượng người dùng hoạt động hàng ngày: 187 triệu

  • Nhóm tuổi lớn nhất: 30-49 (44%)

  • Giới tính: 32% nữ, 68% nam

  • Thời gian người dùng sử dụng mỗi ngày/tuần: 3,53 phút mỗi lần

4. LinkedIn

  • Tổng số người dùng: 738 triệu

  • Nhóm tuổi lớn nhất: 46-55

  • Giới tính: 51% nam, 49% nữ

  • 63% người dùng LinkedIn truy cập hàng tháng và 22% hàng tuần.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các thông tin về nhân khẩu học của các kênh TikTok, SnapChat hoặc Pinterest trên báo cáo đầy đủ của SproutSocial. Rất nhiều thông tin chi tiết về các kênh social media sẽ mang lại insight cho người đọc và gợi ý cho bạn nên ưu tiên những kênh nào khi xây dựng và thực hiện chiến lược IMC của doanh nghiệp.

Bước 3. Thiết lập và nhận dạng thương hiệu

Để xây dựng được một chiến lược truyền thông marketing tích hợp, bạn cần có một thông điệp thương hiệu thống nhất cũng như một ý tưởng ​​marketing thể hiện bản sắc riêng của thương hiệu đó.

Để đạt được điều này, bạn cần tổng hợp tất cả các chiến lược, kế hoạch, lịch trình và ý tưởng marketing khác nhau trước đây và kết hợp chúng dưới một banner. Hoạt động tổng hợp thông tin này không nhất thiết phải được thực hiện cùng lúc mà có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt nếu công ty đó đã quen với việc không có IMC.

Điều quan trọng là phải làm đúng, vì vậy hãy dành thời gian và đảm bảo rằng chiến lược IMC bạn sử dụng sẽ tạo thành nền tảng vững chắc mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đứng vững trong nhiều thập kỷ tới.

Bước 4. Đặt KPI cho doanh nghiệp

Hãy bắt đầu bằng cách nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bằng việc phân tích SWOT.

Mô hình phân tích này sẽ cung cấp insight về bối cảnh công ty, đồng thời giúp ta xác định các vấn đề cần được cải thiện. Một khi bạn đã biết rõ về tình huống hiện tại, điều quan trọng là phải đặt ra các mục tiêu cho doanh nghiệp. Cụ thể, bạn đang muốn đạt được điều gì với chiến lược IMC này? Mục tiêu lớn nhất chỉ là cải thiện phạm vi tiếp cận và tác động bên ngoài? Hay bạn cũng đang tìm cách hợp lý hóa các thông tin liên lạc nội bộ?

Hãy nhớ sử dụng những con số vào mục tiêu của bạn. Bởi chúng ta đều biết rằng "what gets measured, gets done" (có nghĩa là: "Cái gì đo lường được thì mới thực hiện được"). Những con số này có thể là tỷ lệ phần trăm tăng hoặc các chỉ số đáng tin cậy như traffic web hoặc lượng người theo dõi.

Đặt mục tiêu và KPI như thế sẽ cho phép bạn xem xét liệu chiến lược IMC có đang mang lại những tác động thích hợp hay không.

Bước 5. Kiểm tra nguồn lực nội bộ (Con người & công cụ)

Một cạm bẫy khác mà bạn nên tránh bằng cách xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thiết lập IMC là những nguồn lực bạn có sẵn trong doanh nghiệp. Nguồn lực nội bộ có thể bao gồm phần mềm, như CRM, công cụ quản lý marketing, công cụ lên lịch cho các kênh social media; nhưng bạn cũng nên tính đến nguồn nhân lực mà mình có.

Bạn có thể thấy rằng IMC yêu cầu sự thay đổi cấu trúc team hoặc bổ sung thêm thành viên. Nhiều người có thể phát hiện ra rằng cần một phần mềm hoặc công cụ bổ sung để tiếp cận đúng đối tượng của mình. Doanh nghiệp của bạn đã có công cụ và đội ngũ cần thiết để biến điều này thành hiện thực chưa? Nếu chưa, bạn cần biết rõ mình đang cần gì để có hành động phù hợp nhất.

Bước 6. Kiểm tra và thiết lập ngân sách

Nói chung, IMC có thể cải thiện hiệu quả của hoạt động tiếp cận. Đồng nghĩa chiến lược này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi tiêu doanh nghiệp sử dụng trên mạng xã hội và quảng cáo. IMC sẽ tác động nhiều đến cách bạn tiêu tiền, vì vậy điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về ngân sách hiện tại và ngân sách sắp tới của mình. Bằng cách theo dõi sự tăng giảm nguồn ngân sách, bạn cũng có thể theo dõi bất kỳ thay đổi nào của chiến dịch IMC ngay tức thời.

Chiến lược truyền thông marketing tích hợp (IMC) là một khía cạnh kinh doanh mạnh mẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật. Thông điệp thương hiệu mạnh hơn sẽ giúp doanh nghiệp tăng phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác của khách hàng, đồng thời tác động tích cực đến ROI và lợi nhuận.

Marketing có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn này, khi đối tượng mục tiêu ngày càng khó xác định. Giờ đây, chúng ta cần tiếp cận họ trên các nền tảng và kênh truyền thông khác nhau với những nội dung cụ thể mà họ thấy thú vị và hữu ích. Hãy nhớ rằng việc phát triển IMC có thể giúp mọi thứ trở nên đơn giản và đi đúng hướng.

Về AppROI.co

Growth Marketing Agency hàng đầu có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, Tiktok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider,...cùng nhiều đối tác lớn

Nguồn: 2stallions - AppROI team biên dịch

E-mail: [email protected] hoặc [email protected]

Hotline: 0789.99.66.88

#AppROI #AppROIIMC #Marketing