Danh sách các điểm yếu (W) có thể có khi phân tích SWOT

Phân tích SWOT bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, để đánh giá vị thế cạnh tranh của một công ty và phát triển chiến lược tăng trưởng phù hợp, khả thi. Phân tích SWOT là một trong những bước nghiên cứu quan trọng của hầu hết các chiến lược, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bài viết này cung cấp danh sách các điểm yếu có thể có, giúp doanh nghiệp xác định lợi thế và cơ hội tăng trưởng tốt nhất.

Điểm yếu dựa trên năng lực

  • Hệ thống logistics chi phí cao, kém hiệu quả

  • Chiến lược theo đuôi thị trường (market follower)

  • Là một thị trường tụt hậu (market laggard)

  • Quy trình phát triển sản phẩm mới không hiệu quả

  • Khả năng bắt kịp công nghệ còn hạn chế

  • Bị hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu thị trường

  • Thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng hạn chế

  • Kiến thức CNTT / phần mềm hạn chế

  • Hiệu quả Marketing thấp

  • Hạn chế quyền sở hữu các bằng sáng chế quan trọng

  • Đội ngũ và chuyên môn R&D thấp

  • Thời gian bảo hộ bằng sáng chế có hạn

  • Không có quyền truy cập vào phần mềm độc quyền

  • Không có khả năng thực sự để xác định market insights

  • Không sử dụng mô hình Marketing mix

  • Thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng kém

  • Chuyên môn sản xuất kém

  • Chất lượng dịch vụ kém

  • Tốc độ tiếp cận thị trường (Speed to Market) kém

  • Kém hiểu biết về thị trường

  • Phụ thuộc vào mô hình thị trường chung

  • Phụ thuộc vào hệ thống thủ công

  • Chống đối với sự thay đổi

  • Chậm thay đổi và thích nghi

  • Không hiểu được thị trường đang hướng đến đâu, xu hướng như thế nào

  • Mở rộng quốc tế không thành công

  • Chuyên môn kỹ thuật yếu

Điểm yếu dựa trên cơ sở tài chính

  • Khó tiếp cận vốn và tài trợ

  • Biến động dòng tiền

  • Giá vốn cao

  • Cơ cấu chi phí cao

  • Không tăng trưởng doanh thu

  • Không có quy mô kinh tế

  • Hiệu quả chi phí thấp

  • Tỷ suất lợi nhuận thấp

  • Dự trữ tài chính yếu

  • Mức sinh lời yếu

Điểm yếu dựa trên văn hóa

  • Tỷ lệ nghỉ việc, luân chuyển nhân viên cao

  • Cơ cấu nhân viên không linh hoạt

  • Kỹ năng và chuyên môn của nhân viên hạn chế

  • Nhân viên chất lượng hỗn tạp, không chuyên môn

  • Không xem xét tiếp thị nội bộ

  • Không có văn hóa bán hàng hoặc dịch vụ

  • Văn hóa doanh nghiệp kém

  • Chất lượng dịch vụ kém

  • Văn hóa dựa trên cấu trúc silo (cấu trúc phân tầng)

  • Nhóm bán hàng hoạt động kém hiệu quả

  • Nhân viên không có động lực

Điểm yếu dựa trên khách hàng

  • Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (net promoter scores) thấp

  • Tỷ lệ khách hàng rời đi (Customer Churn) cao

  • Thị phần hạn chế

  • Hạn chế sự thành công của tiếp thị ngách

  • Số lượng khách hàng mới có hạn

  • Customer Equity hay tổng giá trị vòng đời khách hàng (customer lifetime value) đối với doanh nghiệp thấp

  • Mức độ hài lòng của khách hàng thấp

  • Không có phân đoạn rõ ràng nào được nhắm mục tiêu

  • Không tạo ra sự quan tâm của khách hàng với thương hiệu

  • Chương trình CRM không có hệ thống

  • Không hiểu về hành trình của khách hàng

  • Không đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng

  • Không gần gũi, thân thiện với khách hàng

  • Cung cấp trải nghiệm khách hàng kém

  • Thị phần thị trường mục tiêu kém

  • Thị phần khách hàng kém (Share of customer hay tỷ lệ phần trăm tổng lượng mua của một khách hàng dành cho một loại sản phẩm trên doanh số của công ty)

  • Giảm giá trị lâu dài của khách hàng (customer lifetime values)

  • Nhắm mục tiêu thị trường co giãn theo giá

  • Đề xuất giá trị mơ hồ

  • Mối quan hệ khách hàng yếu kém

Điểm yếu dựa trên cơ sở sản phẩm

  • Thiết kế sản phẩm không độc đáo

  • Phạm vi sản phẩm hạn chế

  • Sản phẩm chất lượng thấp

  • Sản phẩm giá trị thấp

  • Product gaps (Có thể hiểu là sự khác biệt giữa hàng trên mạng và hàng thực tế)

  • Không có tính năng sản phẩm khác biệt

  • Các sản phẩm được coi là khó sử dụng

  • Product follower (Theo dõi các sản phẩm dẫn đầu thị trường và tìm cách sao chép)

  • Sản phẩm không phân biệt, không có danh mục và nhắm mục tiêu đối tượng rõ ràng

  • Không thành công trong việc mở rộng dòng sản phẩm

Điểm yếu dựa trên Marketing

  • Địa điểm không thuận tiện, khó tìm

  • Không thể tiếp cận các phân khúc thị trường mới nổi

  • Liên tục thất bại ở các chiến lược Marketing

  • Thành công Marketing dao động, không ổn định

  • Hạn chế tiếp cận các địa điểm quan trọng

  • Hạn chế tương tác từ truyền thông tiếp thị

  • Hạn chế phạm vi khu vực bán hàng

  • Không có quyền truy cập hoặc phạm vi tiếp cận toàn cầu

  • Không có mối quan hệ bền chặt với những người có ảnh hưởng

  • Hoạt động tại các thị trường đang suy giảm

  • Hoạt động trên thị trường có giá cả biến động

  • Kiến thức thị trường kém

  • Chiến lược lấy sản phẩm làm trung tâm

  • Những thất bại gần đây khi thâm nhập thị trường mới

  • Chỉ hoạt động Marketing trên một kênh chính

  • Lực lượng bán hàng yếu

  • Định vị thị trường không rõ ràng

  • Đội ngũ bán hàng đang hoạt động kém hiệu quả

  • Báo cáo về hiệu suất lên, xuống thất thường

  • Đề xuất giá trị tổng thể yếu

Điểm yếu dựa trên thương hiệu

  • Giảm brand equity (Tài sản/ giá trị thương hiệu)

  • Phải định giá dưới thị trường

  • Thị trường kém hấp dẫn

  • Nhận thức về thương hiệu thấp

  • Nhiều thái độ tiêu cực đối với thương hiệu

  • Không có liên kết thương hiệu rõ ràng (brand associations)

  • Không có mối liên hệ của người tiêu dùng với thương hiệu

  • Không có nhận thức về thương hiệu quốc tế

  • Mở rộng thương hiệu không thành công

  • Phụ thuộc vào một thương hiệu duy nhất

  • Không quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

  • Thương hiệu không nhất quán

  • Định vị không rõ ràng

  • Thường chỉ là nhãn hiệu thay thế

  • Giá trị thương hiệu yếu

  • Thị phần yếu

Điểm yếu dựa trên kỹ thuật số

  • Kinh nghiệm Online advertising hạn chế

  • Thành công trên mạng xã hội hạn chế

  • Không có ứng dụng công ty

  • Không có kinh nghiệm với các trang web so sánh trực tuyến

  • Không có chuyên môn trong việc tạo nội dung trực tuyến hấp dẫn

  • Không có mối quan hệ thực sự với “những người có ảnh hưởng” trực tuyến

  • Không có / kênh bán hàng trực tuyến kém

  • Xếp hạng kém trên các trang web đánh giá

  • Tương tác trên mạng xã hội kém

  • Tương đối mới đối với Digital Marketing

  • Trang web hoạt động kém

  • Mối quan hệ yếu / không có phương tiện truyền thông

Điểm yếu dựa trên kênh

  • Mối quan hệ không tốt với bên nhận quyền

  • Các kênh trực tuyến không hiệu quả

  • Quyền truy cập kênh hạn chế

  • Không sử dụng các liên minh chiến lược (strategic alliances)

  • Mối quan hệ với nhà bán lẻ kém

  • Mối quan hệ nhà cung cấp kém

  • Kém / không có quan hệ đối tác thuê ngoài

  • Bị đánh giá kém trong ngành

  • Không có tính dồng nhất giữa các kênh

  • Khả năng thương lượng với các nhà bán lẻ yếu

  • Khả năng thương lượng với nhà cung cấp yếu

Điểm yếu dựa trên cạnh tranh

  • Cạnh tranh rộng

  • Bất lợi về chi phí

  • Mất cơ hội sáp nhập/ mua lại cho các đối thủ cạnh tranh chính

  • Rào cản gia nhập thị trường thấp

  • Nhiều người mới tham gia

  • Nhiều sản phẩm cạnh tranh thay thế

  • Cạnh tranh đáng kể dựa trên giá

  • Các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hiện có

Một công ty có thể sử dụng SWOT cho các chiến lược kinh doanh tổng thể hoặc cho một phân khúc cụ thể như sản xuất, Marketing hay bán hàng. Những điểm yếu trên đây sẽ góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện. Tuy nhiên, mỗi yếu tố được liệt kê trong các danh mục sẽ khác nhau đối với từng ngành hàng, chiến lược,... Vì vậy, bạn nên phân tích sâu hơn để xác định những điểm có thể cải thiện của doanh nghiệp.