So sánh mô hình D2C và B2C, doanh nghiệp có nên triển khai mô hình D2C từ năm 2022?

Sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử đã và đang góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng. Từ đây, các mô hình kinh doanh cũng dần biến đổi. Trong đó, xu hướng bán hàng trực tiếp cho khách hàng thay vì thông qua bên thứ ba ngày càng chứng minh vị thế. Mô hình kinh doanh D2C và B2C có thể xem như đại diện tiêu biểu cho xu hướng này.

Tổng quan về mô hình kinh doanh D2C

Khái niệm

D2C hay Direct to Consumers - mô hình kinh doanh cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng không cần thông qua bên phân phối trung gian. Với mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm sẽ không cần đến hệ thống cửa hàng trưng bày, văn phòng giới thiệu sản phẩm hay cửa hàng trực tuyến của bên trung gian thứ 3.

Trước đây, mô hình D2C chủ yếu tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao như ô tô, thời trang xa xỉ, trang sức. Một công ty D2C sẽ trực tiếp phân phối sản phẩm đến tay khách hàng thông qua chính hệ thống cửa hàng, văn phòng giới thiệu sản phẩm của họ.

Tuy nhiên giờ đây, mặt hàng kinh doanh trong mô hình D2C không còn giới hạn như trước. Tất cả những sản phẩm tiêu dùng như điện thoại, máy tính, đồ gia dụng,.. Đều được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng thay vì phải qua kênh phân phối.

Vai trò của 3PL trong D2C

3PL viết tắt theo cụm từ third-party logistics có nghĩa là hậu cần từ bên thứ 3. Theo đó, đơn vị hậu cần sẽ cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, kho bãi, vận chuyển hàng.

Hầu hết các công ty hoạt động theo mô hình D2C hiện nay đều sở hữu hệ thống cửa hàng trực tuyến. Cùng với đó là kênh bán hàng riêng, đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng cho kênh thương mại trực tuyến. Trong mô hình D2C doanh nghiệp cần tập trung vào khâu quảng cáo, sản xuất và tăng trưởng. Thực tế, dồn toàn lực vào vào không xử lý hậu cần không phải là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng. Vì thế hầu hết doanh nghiệp D2C hiện giờ đều chọn giải pháp thuê ngoài dịch vụ hậu cần 3PL. Như vậy, vai trò chính của 3PL là kết nối trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp D2C. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tập trung vào khâu quảng cáo và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng của thương mại điện tử.

Ưu điểm của mô hình hoạt động D2C

Nhìn chung, mô hình kinh doanh D2C có khá nhiều ưu điểm.

Giảm thiểu trung gian - tiết kiệm chi phí đầu tư - lương theo lợi nhuận

Các cầu trung gian như đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ trẻ theo mô hình kinh doanh truyền thống đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Sự cồng kềnh trong khâu trung gian này khiến giá thành sản phẩm bị đội lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng đầu cuối.

Thế nhưng với mô hình kinh doanh D2C, nhà sản xuất có thể cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay người dùng. Quá trình này không cần đến bên đại lý, cửa hàng phân phối trung gian. Từ đó, khiến giá thành giảm xuống đáng kể, khách hàng sẽ chính là người hưởng lợi nhất.

Kiểm soát tốt hơn, giúp doanh nghiệp có tầm nhìn rõ ràng.

Một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C có thể vừa thực hiện khâu tiếp thị và cung ứng sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Quá trình này không bị phụ thuộc vào các nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối. Như vậy, phía doanh nghiệp để thực hiện kiểm soát tốt quy trình phân phối, có được tầm nhìn rõ ràng.

Chủ động thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng

Dữ liệu khách hàng chính là chìa khóa đối với khi các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C. Khi đó doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong không thu thập thông tin nhân khẩu học, vị trí, thói quen mua hàng của khách hàng. Những dữ liệu trên sẽ phục vụ đắc lực cho không nghiên cứu thị trường, phục vụ chiến dịch tiếp thị.

Hoàn thiện dịch vụ, tạo dựng nhóm khách hàng trung thành

Nắm quyền chủ động trong khâu phân phối tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Thực tế đã cho thấy, thương hiệu trực tiếp phân phối thành phẩm thường sở hữu dụng đối tượng khách hàng trung thành.

Bởi khi đó khách hàng có thể chủ động tương tác với phía doanh nghiệp.

Chủ động triển khai các chương trình ưu đãi

Không khó để doanh nghiệp D2C chủ động tạo phiếu mua hàng trực tuyến, mở chương trình rút thăm. Ngoài ra phía công ty bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp còn có thể đề nghị chạy chương trình ưu tiên. Nói chung, khâu triển khai ưu đãi khuyến mãi luôn được doanh nghiệp D2C chủ động hơn doanh nghiệp bị phụ thuộc vào khâu phân phối.

Hạn chế của D2C Commerce

Mô hình kinh doanh D2C chưa thực sự hoàn hảo. Nó vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nhất định.

Sản phẩm bị giới hạn

Mô hình D2C có khả năng thu hút số lượng lớn người tiêu dùng nhưng nó không thực sự phù hợp cho tất cả hàng hóa. Một bộ phận không nhỏ khách hàng mà vẫn tin tưởng lựa chọn hệ thống phân phối truyền thống hơn so với D2C. Nhất là khi tìm mua mặt hàng tạp hóa, đồ gia dụng. Thương mại D2C nói chung vẫn chỉ giới hạn ở những loại hàng hóa ra mang tính cá nhân như smartphone, hàng thời trang, mỹ phẩm..

Khó mở rộng quy mô

Doanh nghiệp D2C chỉ hoạt động hiệu quả khi hệ thống phân phối phân bổ trên khu vực địa lý rộng. Doanh nghiệp của bạn không khó để chuyển đổi sang mô hình D2C nhưng có thể mở rộng hay không thì lại là chuyện khác.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh

Như vừa đề cập, không thì khổ đều một doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình D2C. Thế nhưng, cũng chính vì sự dễ dàng này mà mảng thị trường D2C dần xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hàng loạt doanh nghiệp đua nhau copy sản phẩm và chiến lược quảng bá, phân phối miễn sao bán được hàng.

Quản lý phức tạp

Mô hình kinh doanh D2C sở hữu cơ cấu nội bộ tương đối phức tạp, vì thế quá trình quản lý cũng khó khăn hơn. Toàn bộ các quy trình từ sản xuất, tiếp thị, phân phối trên sàn thương mại điện tử, dịch vụ khách hàng,.. Đều do chính doanh nghiệp quản lý đôi khi việc có đội ngũ nhân sự lớn.

Tổng quan về mô hình kinh doanh B2C

Khái niệm

B2C - Business to Customer - một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Doanh nghiệp B2C có thể cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng theo bất kỳ kênh phân phối nào.

Có nghĩa mọi doanh nghiệp bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều xếp vào nhóm B2C. Với mô hình này, người ta không quan trọng doanh nghiệp có tự sản xuất hàng hóa hay không hay chỉ là nhập từ đơn vị khác. Dựa vào đặc biệt này thì bất kỳ doanh nghiệp D2C nào cũng đủ điều kiện xếp vào nhóm B2C. Vậy D2C chính là tập hợp con của B2C.

Ưu điểm của mô hình B2C

  • Phạm vi tiếp cận rộng: Một doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2C thường sở hữu mạng lưới phân phối tương đối rộng. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng bổ sung một vài dòng sản phẩm, kênh phân phối hàng. Xét về khả năng mở rộng, B2C ưu thế hơn so với D2C.
  • Phân phối đa kênh: Doanh nghiệp B2C thường phân phối sản phẩm thông qua nhiều kênh. Nhờ đó, doanh số bán hàng sẽ tăng lên.
  • Nắm rõ thông tin khách hàng: Những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2C nhắm mục tiêu khách hàng tương đối tốt. Theo đó, phía doanh nghiệp dễ dàng bán chéo, bán thêm sản phẩm cho mạng lưới phân phối đầu cuối.
  • Cạnh tranh về giá: Một doanh nghiệp thương mại B2C không khó để cắt giảm chi phí cho đội ngũ thành viên, giá thuê mặt bằng,.. Từ đó, phần nào hạ giá thành sản phẩm dịch vụ. Ngày nay tiếp thị số cũng giúp tiết giảm đáng kể chi phí tiếp thị tổng thể nói chung.
  • Tăng khả năng tiếp cận: Với mô hình, khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm theo nhiều kênh, chọn mua tại nhiều khu vực mà không bị bó buộc như D2C.

Hạn chế mô hình B2C

Không ít doanh nghiệp B2C hiện giờ có xu hướng chuyển đổi sang D2C. Bởi càng ngày mô hình kinh doanh này lại càng bộc lộ nhiều hạn chế.

  • Tỷ suất lợi nhuận thấp: Vì phải dựa vào nhiều đơn vị trung gian phân phối nên doanh nghiệp buộc phải nâng giá sản phẩm hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận.
  • Luôn bị phụ thuộc: Doanh nghiệp sản xuất B2C nhìn chung vẫn bị phụ thuộc lớn vào đơn vị phân phối. Mặt khác, tiếp thị theo hướng truyền miệng dễ khiến thương hiệu mất dần bản sắc.
  • Chu kỳ bán hàng dài: Việc bị phụ thuộc vào mạng lưới phân phối dẫn đến hậu quả chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp B2C dài hơn.
  • Yêu cầu hạ tầng quy mô lớn: Các doanh nghiệp B2C nếu muốn duy trì đà tăng trưởng đòi hỏi phải đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ. Như vậy, giá bán sản phẩm mới cạnh tranh.
  • Khó khăn trong quá trình xử lý đơn hàng: Sản phẩm của doanh nghiệp thường trải qua nhiều kênh phân phối trung gian. Chính vì vậy, không dễ để doanh nghiệp quản lý nhiều đơn hàng cùng lúc. Quá trình này đòi hỏi khả năng quản lý kho, vận chuyển hậu cần đồng bộ.

B2C và D2C là hai mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Trong đó, D2C hướng đến mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian bán hàng thông qua việc phân phối trực tiếp đến khách hàng. Còn B2C lại phân phối sản phẩm theo nhiều kênh, giảm chi phí hoạt động.

Giữa doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C và B2C điều hướng tới mục tiêu bản thành phẩm cho khách hàng. Tuy vậy cách thức vận hành giữa hai loại hình doanh nghiệp này lại không hoàn toàn giống nhau.

Tùy vào mục tiêu chiến lược và thế mạnh mà doanh nghiệp vốn để chuyển đổi mô hình hình kinh doanh phù hợp với xu hướng của thị trường.

Cuối 2019 khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều doanh nghiệp nhận thấy xu hướng người dùng sẽ mua hàng online nhiều hơn trong khi đó việc phân phối sản phẩm offline lại gặp nhiều vấn đề do dịch Covid-19 tác động vì vậy ở thời điểm đó việc triển khai mô hình D2C đã giúp rất nhiều doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, thậm chí mở ra một hướng phát triển lâu dài bền vững song hành cùng với mô hình B2C như trước đây họ từng triển khai.

Optimise là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Affiliate Marketing, trụ sở tại Anh và hiện có mặt tại 10 quốc gia Poland, India, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Australia, Brazil, Philipines và Việt Nam.

Website: https://www.optimisemedia.com/

Optimise cung cấp giải pháp Performance Marketing theo mô hình CPA/CPL/CPS thông qua hệ thống đối tác Publishers, Influencers cho hơn 1000 nhà cung cấp, thương hiệu lớn và uy tín trong các lĩnh vực Thương mại điện tử, Du lịch, Tài chính như: Shopee, Lazada, Tiki, Watsons, Samsung, AliExpress, Adidas, Nike, Agoda, ...Trong đó, Optimise là đối tác Affiliate Marketing độc quyền của Watsons và Samsung trên 8 thị trường tập trung ở khu vực Đông Nam Á.