Danh sách các điểm mạnh (S) có thể có khi phân tích SWOT

Phân tích SWOT bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, để đánh giá vị thế cạnh tranh của một công ty và phát triển chiến lược tăng trưởng phù hợp, khả thi. Phân tích SWOT là một trong những bước nghiên cứu quan trọng của hầu hết các chiến lược, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bài viết này cung cấp danh sách các điểm mạnh có thể có, giúp doanh nghiệp xác định lợi thế và cơ hội tăng trưởng tốt nhất.

Điểm mạnh dựa trên khả năng

  • Đón đầu công nghệ, tăng trưởng hơn đối thủ cạnh tranh

  • Dự đoán xu hướng trong tương lai

  • Truy cập vào cơ sở dữ liệu khách hàng

  • Thích ứng với sự thay đổi

  • Xác định tốt market insights

  • Quy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả

  • Sử dụng dữ liệu thị trường hiệu quả

  • Hệ thống logistics hiệu quả

  • Đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách là người đầu tiên đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra thị trường.

  • Tốc độ tiếp cận thị trường tốt (Speed to Market hay còn gọi là S2M)

  • Hiểu biết tốt về thị trường

  • Hiệu quả Marketing tốt

  • Chất lượng dịch vụ tốt

  • Hệ thống tự động hóa cao

  • Có tính sáng tạo cao

  • Chuyên môn CNTT / phần mềm

  • Chi phí hệ thống logistics thấp

  • Chuyên môn sản xuất

  • Bằng sáng chế độc quyền

  • Quyền sở hữu các bằng sáng chế quan trọng

  • Mô hình thị trường độc quyền

  • Phần mềm độc quyền

  • Các mô hình Marketing Mix phức tạp

  • Đội ngũ và chuyên môn R&D mạnh

  • Chuyên môn kỹ thuật vững vàng

  • Mở rộng quốc tế thành công

  • Thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng giá trị

Điểm mạnh dựa vào tài chính

  • Lợi thế nhờ quy mô kinh tế

  • Doanh thu tăng trưởng ổn định

  • Dễ dàng tiếp cận vốn và tài trợ

  • Tiết kiệm chi phí

  • Tỷ suất lợi nhuận cao

  • Cơ cấu chi phí thấp

  • Chi phí vốn thấp

  • Dự trữ tài chính vững chắc

  • Dòng tiền ổn định

  • Mức sinh lời cao

Điểm mạnh dựa vào văn hóa

  • Văn hóa bán hàng và dịch vụ hiệu quả

  • Tập trung vào tiếp thị nội bộ

  • Văn hóa doanh nghiệp tốt

  • Đội ngũ nhân viên chất lượng cao, năng động, linh hoạt

  • Tỷ lệ bỏ việc, luân chuyển thấp

  • Chất lượng dịch vụ mạnh mẽ

  • Kỹ năng và chuyên môn của nhân viên tốt

  • Văn hóa doanh nghiệp dựa trên đội nhóm

Điểm mạnh dựa vào khách hàng

  • Thu hút nhiều khách hàng mới

  • Các phân khúc được nhắm mục tiêu rõ ràng, hiệu quả

  • Xác định brand personas rõ ràng

  • Đề xuất giá trị rõ ràng

  • Gần gũi, thân thiện với khách hàng

  • Chương trình CRM hiệu quả

  • Tiếp thị thị trường ngách hiệu quả

  • Phù hợp với nhu cầu của khách hàng

  • Hiểu rõ về hành trình của khách hàng

  • Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời

  • Tăng giá trị lâu dài của khách hàng

  • Mức độ trung thành của khách hàng cao

  • Mức độ hài lòng của khách hàng cao

  • Thị phần của thị trường mục tiêu (share of target markets) cao

  • Kỳ vọng của khách hàng ổn định

  • Mối quan hệ khách hàng bền chặt

  • Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (net promoter scores) ổn định

  • Customer Equity hay tổng giá trị vòng đời khách hàng (customer lifetime value) đối với doanh nghiệp cao

  • Thị phần khách hàng mạnh (Share of customer hay tỷ lệ phần trăm tổng lượng mua của một khách hàng dành cho một loại sản phẩm trên doanh số của công ty)

  • Nhắm mục tiêu thị trường không co giãn về giá

Điểm mạnh của sản phẩm

  • Danh mục sản phẩm rộng

  • Sản phẩm khác biệt rõ ràng

  • Sản phẩm dễ sử dụng

  • Sản phẩm giá trị lớn

  • Sản phẩm chất lượng cao

  • No real product gaps (Không có sự khác biệt giữa hàng trên mạng và hàng thực tế)

  • Dẫn đầu về dòng sản phẩm và dịch vụ

  • Mở rộng dòng sản phẩm thành công

  • Thiết kế sản phẩm cao cấp

  • Tính năng sản phẩm độc đáo

Điểm mạnh dựa vào Marketing

  • Phương pháp Marketing mang tính phân tích cao

  • Thiết kế / bố trí cửa hàng hấp dẫn

  • Phạm vi khu vực bán hàng rộng

  • Định vị thị trường rõ ràng

  • Chiến lược Marketing rõ ràng

  • Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm

  • Phạm vi tiếp cận toàn cầu

  • Kiến thức tốt về thị trường địa phương

  • Vị trí thuận lợi

  • Đội ngũ bán hàng hiệu quả cao

  • Tại các thị trường có mức giá ổn định

  • Truyền thông Marketing thú vị và hấp dẫn

  • Đội ngũ bán hàng lớn

  • Nhiều địa điểm bán hàng chính

  • Triển khai đa kênh (Omnichannel Marketing)

  • Tiếp thị thành công liên tục

  • Hoạt động tại các thị trường đang phát triển

  • Theo dõi báo cáo về hiệu suất tốt

  • Tiếp cận các phân khúc thị trường mới nổi

  • Mối quan hệ bền chặt với những người có ảnh hưởng

  • Đề xuất giá trị mạnh mẽ

  • Thành công khi thâm nhập thị trường mới

Điểm mạnh dựa vào thương hiệu

  • Có thể tính giá cao hơn (chuyển sang price premium)

  • Thị trường rộng lớn hấp dẫn

  • Liên kết thương hiệu rõ ràng

  • Định vị rõ ràng

  • Sự thích thú, quan tâm của người tiêu dùng đối với thương hiệu

  • Tăng brand equity (Tài sản/ giá trị thương hiệu)

  • Nhận thức về thương hiệu cao

  • Thương hiệu được coi là người dẫn đầu thị trường

  • Thái độ tích cực đối với thương hiệu

  • Được đánh giá là có trách nhiệm xã hội

  • Tính nhất quán của thương hiệu mạnh

  • Thương hiệu quốc tế mạnh

  • Thị phần mạnh

  • Mở rộng thương hiệu thành công

  • Chiến lược đa thương hiệu thành công

  • Nhãn hiệu ưa thích của người tiêu dùng

Điểm mạnh dựa trên kỹ thuật số

  • Chuyên môn sâu về Digital Marketing

  • Ứng dụng dễ sử dụng

  • Trang web hấp dẫn, tăng tương tác

  • Xếp hạng cao trên các trang web đánh giá

  • Tăng trưởng lượt thích / theo dõi, tương tác trên mạng xã hội

  • Chuyên môn về Online advertising

  • Mối quan hệ bền chặt với những người có ảnh hưởng và giới truyền thông

  • Thành công trong việc tạo nội dung trực tuyến hấp dẫn

  • Thành công với các trang web so sánh trực tuyến (online comparison websites)

  • Kênh bán hàng trực tuyến thành công

Điểm mạnh dựa trên kênh

  • Truy cập các nền tảng, kênh phân phối rộng

  • Các kênh trực tuyến hiệu quả

  • Thành lập các liên minh chiến lược (strategic alliances)

  • Khả năng thương lượng tốt với các nhà bán lẻ

  • Khả năng thương lượng tốt với nhà cung cấp

  • Quan hệ đối tác thuê ngoài tốt

  • Tính đồng nhất giữa các kênh

  • Đối tác kênh (channel partner) được yêu thích

  • Mối quan hệ bên nhận quyền (franchisee) mạnh mẽ

  • Mối quan hệ mạnh mẽ với nhà bán lẻ

  • Mối quan hệ mạnh mẽ với nhà cung cấp

  • Được đánh giá cao trong ngành

Điểm mạnh dựa trên cạnh tranh

  • Lợi thế dẫn đầu về chi phí

  • Hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhóm cạnh tranh trong ngành (Competitive set)

  • Hạn chế những người/ thương hiệu mới nổi

  • Hạn chế cạnh tranh dựa trên giá

  • Hạn chế các sản phẩm cạnh tranh thay thế

  • Việc mua lại/ sáp nhập gần đây của các đối thủ cạnh tranh chính

  • Các rào cản đối với việc gia nhập thị trường

  • Bối cảnh cạnh tranh ổn định

  • Các đối thủ cạnh tranh hiện tại yếu

Một công ty có thể sử dụng SWOT cho các chiến lược kinh doanh tổng thể hoặc cho một phân khúc cụ thể như sản xuất, Marketing hay bán hàng. Những điểm mạnh trên đây sẽ góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp và thương hiệu. Tuy nhiên, mỗi yếu tố được liệt kê trong các danh mục sẽ khác nhau đối với từng ngành hàng, chiến lược,... Vì vậy, bạn nên phân tích sâu hơn để xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.