Chiến lược phi tập trung và 3 tác động tích cực lên mô hình kinh doanh

Chiến lược phi tập trung là nền tảng giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí quản trị cho bất cứ doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh bất kì.

Luôn có những tranh cãi hay nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh hai chiến lược trong kinh doanh, xây dựng thương hiệu và quản trị đội ngũ. Đó là chiến lược tập trung và chiến lược phi tập trung.

Trên thực tế không có chiến lược nào là tốt hơn hay vượt trội so với chiến lược còn lại. Bài chia sẻ này cũng không trực tiếp khẳng định chiến lược nào tốt hơn, nhưng những tác động tích cực của chiến lược phi tập trung biết đâu sẽ làm bạn thay đổi quan điểm.

Cần phải thẳng thắn rằng dù là tập trung hay phi tập trung, thì chiến lược nào cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt.

Tập đoàn Unilever là một ví dụ điển hình của chiến lược phi tập trung (ảnh: greenbiz.com).

Tuy nhiên quan điểm xưa cũ luôn đánh giá cao tầm quan trọng của một chiến lược tập trung. Khi bản thân nhà quản trị, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có cơ hội kiểm soát bộ máy nhân sự và mô hình kinh doanh một cách chủ động.

Bài chia sẻ bên dưới chọn cách tiếp cận ngược lại, mang đến 3 tác động tích cực của chiến lược phi tập trung. Từ đó đánh giá tính phù hợp và tiềm năng ứng dụng của chiến lược tập trung hay phi tập trung – lên doanh nghiệp và thương hiệu.

Nguồn gốc ra đời của chiến lược phi tập trung

Chiến lược phi tập trung

Thời kỳ khai sáng trong dòng chảy lịch sử nhân loại, nguồn: Wiki

Chiến lược phi tập trung gắn liền với thời kỳ Khai Sáng trong lịch sử nhân loại. Phong trào khai sáng hay còn được gọi là phong trào duy lý, bắt nguồn từ giai đoạn cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Chi phối mạnh mẽ tư tưởng của người dân châu Âu thời bấy giờ.

Trên chủ trương tiến bộ và đi tìm kiếm hạnh phúc đích thực, loại bỏ hoàn toàn chế độ vua chúa chuyên quyền để chạm đến bình đẳng và bác ái đúng nghĩa. Phong trào khai sáng được xem như “nghệ thuật Phục Hưng” của chính trị và văn hoá xã hội phương Tây.

Nhưng so với định hướng có phần cảm tính của phong trào nghệ thuật Phục Hưng, phong trào Khai Sáng hướng đến lý tính và đề cao tầm quan trọng của khoa học nhiều hơn.

Phong trào khai sáng còn đẩy mạnh việc trao quyền vào tay nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, thay vì để mặc cho vua chúa hoặc tầng lớp lãnh đạo cấp cao nhất mặc sức độc tài và thao túng quyền hành.

Đó cũng chính là nền tảng vô cùng vững chắc, giúp khai sinh ra khái niệm chiến lược phi tập trung. Được ứng dụng rộng rãi ở nhiều bộ máy nhà nước, tổ chức sơ khai hay sau này là các doanh nghiệp và thương hiệu trên toàn cầu.

Ưu điểm của chiến lược phi tập trung

chien-luoc-phi-tap-trung-la-gi-3-tac-dong-tich-cuc-len-mo-hinh-kinh-doanh

Mô hình kinh doanh và tên tuổi doanh nghiệp càng lớn, tầm ảnh hưởng của chiến lược phi tập trung càng cao (ảnh: Thelogicalindian).

Trao quyền vào tay đội ngũ nhân sự là một nét văn hoá, nhưng phi tập trung lại là một chiến lược cụ thể. Mà chiến lược thì như Vũ đã nói ở phần đầu bài viết, sẽ luôn có những ưu nhược điểm riêng biệt.

Giữa chiến lược phi tập trung và chiến lược tập trung, sẽ chỉ có chiến lược phù hợp và tiềm năng với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau. Chứ khó lòng khẳng định rằng chiến lược nào tốt hơn, nhanh chóng mang lại thành công cho doanh nghiệp và thương hiệu hơn.

Chiến lược phi tập trung khi đưa vào ứng dụng sẽ mang đến 3 tác động tích cực như sau.

Cải thiện tốc độ ra quyết định

Một hệ thống hay một bộ máy chuyên quyền, đòi hỏi cần có thời gian trước khi đưa ra bất cứ một quyết định lớn nhỏ. Đây vừa là ưu điểm nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của mỗi chiến lược tập trung.

Khi nó tiêu tốn quá nhiều nguồn lực, thời gian và cả chi phí quản trị doanh nghiệp. Trong khi cả đội ngũ nhân sự lẫn ban lãnh đạo doanh nghiệp, đều không nhận về bất cứ một lợi ích nào mang tính thực tiễn.

Đội ngũ nhân viên thì dần thui chột về năng lực sáng tạo, quản lý cá nhân và chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình. Lãnh đạo doanh nghiệp thì không còn đủ thời gian và năng lực, để chăm chút và đầu tư nâng cao chất lượng sống của bản thân hay gia đình.

Trong khi chiến lược phi tập trung luôn đủ sức lật lại mọi nhược điểm nói trên. Giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí quản lý, bằng cách đặt cả trách nhiệm lẫn niềm tin vào tay của từng mảnh ghép nhỏ nhất trong đội ngũ nhân sự.

Khi mỗi cá nhân hoặc tổ chức phân quyền đều có năng lực ra quyết định nhanh chóng, năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh cũng được cải thiện dần theo tỉ lệ thuận.

Cởi bỏ áp lực vô hình

Lý do lớn nhất khiến nhiều người lo ngại hành động ra quyết định, đó là lo sợ trách nhiệm của mọi quyết định lớn nhỏ rồi cũng sẽ đè lên vai mình.

Không chỉ trong từng doanh nghiệp mà còn đối với mỗi tổ chức hay tập thể, áp lực chịu trách nhiệm luôn là nỗi sợ vô hình khiến người ta đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Lãnh đạo doanh nghiệp thì không có thói quen ứng dụng văn hoá trao quyền, không biết đến sự tồn tại và các tác động tích cực của chiến lược phi tập trung.

Họ chỉ chuyền đi “quả bóng trách nhiệm” vì mục đích thoái thác, nghiêm trọng hơn là vì không có đủ năng lực nhằm tự mình giải quyết triệt để. Sau cùng bất cứ ai ở trong đội ngũ nhân sự, cũng không muốn mạnh dạn ra quyết định vì lo sợ bị vạ lây.

Thành tích thì ai cũng sẵn sàng chia nhau hay thậm chí là giành hết về phần mình. Trong khi trách nhiệm thì không một ai có đủ dũng khí để đứng ra nhận lãnh. Chiến lược phi tập trung lúc này như một công cụ hiệu quả nhằm tháo gỡ nút thắt vô hình đó.

Bản thân lãnh đạo doanh nghiệp khi mạnh dạn và tin tưởng đặt quyền hạn vào tay đội ngũ, cũng chính là đang cởi bỏ áp lực trách nhiệm đè lên vai chính mình.

Còn đối với từng cá nhân trong đội ngũ nhân sự, chiến lược phi tập trung với đặc tính phân quyền và trao quyền giúp hạn chế đến tối đa sự kiểm soát. Khi không còn bị kìm hãm và trói buộc năng lực bởi sự giám sát của lãnh đạo cấp trên.

Mỗi thành viên trong đội ngũ nhân sự cũng không còn gánh trên vai áp lực chịu trách nhiệm. Từ đó mạnh dạn và sáng tạo hơn trong việc ra quyết định, sẵn sàng đóng góp ý kiến mang tính cá nhân và đóng góp vào thành công chung của một tập thể lớn.

Lãnh đạo doanh nghiệp khai phóng

Khai phóng là một định nghĩa còn tương đối mới mẽ, trên thực chất đây từng là định hướng của nền giáo dục Việt Nam những năm sau chấm dứt chiến tranh để lập lại hoà bình.

Theo thời gian khi nền giáo dục toàn cảnh vẫn chưa chạm đến năng lực khai phóng đích thực. Thì khái niệm này lại được quan tâm nhiều hơn khi xuất phát từ chính mỗi cá nhân, là nhu cầu và mong muốn tự khai phóng để thoát khỏi vùng an toàn của bản thân mình.

Vậy chiến lược phi tập trung có liên quan gì đến mong muốn và năng lực tự khai phóng, của chính lãnh đạo các doanh nghiệp và đội ngũ xây dựng thương hiệu.

Chiến lược phi tập trung dựa trên nền tảng của văn hoá trao quyền. Khi lãnh đạo doanh nghiệp tin tưởng trao quyền cho đội ngũ nhân sự, còn mỗi thành viên trong đội ngũ cũng luôn sẵn sàng thay cấp trên ra quyết định quan trọng.

Đó chính là lúc lãnh đạo doanh nghiệp không còn bị kìm hãm và tự giới hạn mình, trong khuôn khổ trách nhiệm liên quan đến quản trị doanh nghiệp truyền thống.

Thay vào đó, họ có thể tự do nghiên cứu và hoạch định chiến lược hiệu quả. Nếu như trước đây phải vùi mình trong sổ sách, báo cáo hay áp lực chu toàn đời sống cho hàng trăm, hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nhân viên.

Chiến lược phi tập trung đang thay rất nhiều nhà lãnh đạo đảm trách phần việc đó. Bản thân nhà lãnh đạo sẽ cùng với đội ngũ marketing hay đội ngũ xây dựng thương hiệu, phối hợp làm nên các chiến lược đưa hình ảnh doanh nghiệp đến gần hơn người tiêu dùng.

Thay vì nhìn thấy hình ảnh của những nhà lãnh đạo ngồi bàn giấy, tay cầm bút, mắt nhìn vào những con số báo cáo đến nhàm chán. Ra quyết định dựa trên tinh thần tiêu cực của sự thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm.

Chiến lược phi tập trung tạo điều kiện xây dựng thương hiệu và hình ảnh cá nhân của mỗi nhà lãnh đạo chuyên nghiệp hơn, hiểu biết sâu sắc hơn nhưng vẫn gần gũi và phù hợp với kỳ vọng từ chính đội ngũ nhân sự.

Lời kết

Chiến lược phi tập trung hướng đến thay đổi hình ảnh và năng lực của bản thân nhà lãnh đạo. Trước khi hướng đến năng lực chịu trách nhiệm và ra quyết định của mỗi thành viên trong đội ngũ nhân sự, lấy văn hoá trao quyền làm nền tảng vững mạnh.

Doanh nghiệp và thương hiệu khi hướng đến văn hoá trao quyền và thay đổi, làm mới cũng như cải thiện hình ảnh lãnh đạo trong mắt nhân viên lẫn khách hàng tiềm năng của mình. Thì chiến lược phi tập trung cùng mô hình phân quyền là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp.

Xin chân thành cảm ơn,

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/chien-luoc-phi-tap-trung-la-gi-3-tac-dong-tich-cuc-len-mo-hinh-kinh-doanh.html