CEO phát triển phân khúc thị trường như thế nào khi bắt đầu kinh doanh?

Hoạt động nghiên cứu phân khúc thị trường nhằm giúp doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu chính xác đến nhóm khách hàng cụ thể nhằm phân bố nguồn lực và thông điệp phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ hữu ích dành cho CEO đang muốn phát triển phân khúc thị trường trong chiến lược kinh doanh của mình.

Về cốt lõi, phân khúc thị trường là hoạt động phân chia thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thành các nhóm nhỏ đối tượng để tiếp cận một cách dễ dàng hơn.

Phân khúc thị trường tạo ra các tập hợp con của thị trường dựa trên thông tin về nhân khẩu học, về nhu cầu, sự ưu tiên và sở thích chung cũng như các tiêu chí về tâm lý học và hành vi nhằm mục đích hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu.

Thông qua việc hiểu phân khúc thị trường cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà bạn có thể tận dụng việc nhắm mục tiêu chính xác trong các chiến lược kinh doanh, bán hàng và tiếp thị sản phẩm hơn. Phân khúc thị trường có thể thúc đẩy chu kỳ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách cung cấp tới các phân khúc khác nhau về giới tính cũng như về thu nhập.

Thông qua tìm hiểu phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng vào việc nhắm khách hàng mục tiêu chunhs xác trong chiến lược kinh doanh

Thông qua tìm hiểu phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng vào việc nhắm khách hàng mục tiêu chunhs xác trong chiến lược kinh doanh

Lợi ích của hoạt động phân khúc thị trường

Các doanh nghiệp hiểu và đánh đúng vào phân khúc thị trường sẽ có được những lợi thế đáng kể so với đối thủ cạnh tranh.

Theo một nghiên cứu từ Bain & Company, 81% các Giám đốc điều hành nhận thấy rằng phân khúc thị trường là yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh số. Bain cũng nhận thấy rằng các tổ chức, doanh nghiệp có chiến lược và tiêu chí phân khúc thị trường tốt sẽ có lợi nhuận cao hơn 10% so với đối thủ có hoạt động phân khúc kém hơn trong thời gian tối thiểu 5 năm.

Bên cạnh đó còn có một số lợi ích khác bao gồm:

Truyền tải thông điệp tiếp thị mạnh mẽ

Doanh nghiệp khi xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu của mình sẽ góp phần làm cho việc đánh giá chân dung khách hàng được rõ nét – không còn chung chung và mơ hồ.

Nhà làm marketing khi đó sẽ định hướng và xây dựng được một chiến lược truyền tải câu chuyện sản phẩm/dịch vụ của mình đến một tập khách hàng cụ thể thông qua việc hiểu biết rõ về đặc điểm, mong muốn và nhu cầu của đối tượng nhằm phát triển thị trường một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Nhắm mục tiêu Digital Marketing chính xác

Hoạt động phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định và hiểu rõ các đặc điểm của đối tượng. Do vậy điều này hỗ trợ rất hiệu quả đến những chiến lược tiếp thị tới độ tuổi, vị trí, thói quen mua hàng hay các sở thích cụ thể của đối tượng khách hàng trong phân khúc đó.

Các lợi ích của hoạt động phân tích thị trường

Các lợi ích của hoạt động phân tích thị trường

Hỗ trợ phát triển hiệu quả các chiến lược Marketing

Việc hiểu biết và nắm bắt đối tượng mục tiêu giúp chiến lược marketing được vạch ra một cách rõ ràng và thuận lợi về phương pháp, chiến thuật và đưa ra được các giải pháp tối ưu để thực hiện.

Tỷ lệ phản hồi từ khách hàng tăng với chi phí chuyển đổi thấp

Hoạt động tạo ra được Leads thông qua các chiến lược tiếp thị và thông điệp quảng cáo và nhắm mục tiêu nâng cao trên nền tảng kỹ thuật số như Facebook và Google đã tạo ra được hiệu quả ngạc nhiên thông qua việc phân tích phân khúc khách hàng của doanh nghiệp.

Thu hút và gây ấn tượng đúng tập khách hàng

Các thông điệp truyền thông hướng đến việc nhắm đúng mục tiêu khách hàng được rõ ràng và gây ấn tượng trực tiếp tới tập khách hàng đó hơn thông qua việc hoạt động phân khúc thị trường.

Tăng cường lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Khi khách hàng cảm thấy mình được thấu hiểu, chia sẻ, được phục vụ tốt họ sẽ có nhiều khả năng gắn bó với thương hiệu của bạn hơn. Từ đó gia tăng được lòng trung thành và tỷ lệ giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp hơn so với đối thủ.

Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ

Hoạt động phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp đưa ra được những thông điệp cá nhân hơn, cụ thể hơn làm cho thương hiệu trở nên nổi bật và ghi dấu được trong lòng khách hàng.

Dễ dàng xác định thị trường ngách

Phân khúc thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp khám phá ra những thị trường chưa có đối thủ mà còn hỗ trợ đưa ra giải pháp và cách thức mới nhằm phục vụ thị trường hiện có – nơi mà những cơ hội luôn được tận dụng để phát triển thương hiệu một cách tốt nhất.

Thông điệp và đối tượng được cập nhật liên tục

Nhờ vào tính chất tuyến tính của phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có thể linh hoạt điều hướng các chiến lược marketing mà không bị dậm chân tại những hoạt động kém hiệu quả.

Thúc đẩy tăng trưởng

Doanh nghiệp có thể đưa ra khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của mình bằng cách đổi hoặc nâng cấp sản phẩm/dịch vụ có chất lượng và giá thành tốt hơn.

Thúc đẩy tăng trưởng là một trong những lợi ích quan trọng trong xác định phân khúc thị trường sản phẩm/dịch vụ

Thúc đẩy tăng trưởng là một trong những lợi ích quan trọng trong xác định phân khúc thị trường sản phẩm/dịch vụ

Tối ưu lợi nhuận

Nhờ việc nắm bắt và phân khúc thị trường chuẩn xác, doanh nghiệp xác định được các nhóm khách hàng khác nhau có mức thu nhập khác nhau. Do vậy, việc định giá sản phẩm theo phân khúc khách hàng được thiết lập dựa vào những nhóm khách hàng đó, tùy theo số chi phí họ sẵn sàng chi tiêu.

Doanh nghiệp phân tích được điều này sẽ đảm bảo việc định giá sản phẩm/dịch vụ không bị quá cao hoặc quá thấp.

Hỗ trợ việc phát triển sản phẩm mới

Doanh nghiệp khi thực hiện phân tích phân khúc khách hàng thường xuyên sẽ đưa ra được đánh giá đúng về nhu cầu khách hàng và khả năng phát triển các sản phẩm khác nhau. Điều này nhằm phục vụ cho cơ sở đối tượng khách hàng đa dạng của doanh nghiệp.

Hiện nay, các tên tuổi lớn như American Express, Mercedes Benz hay Best Buy đều đang sử dụng chiến lược phân khúc khách hàng nhằm tăng doanh số, xây dựng sản phẩm tốt hơn cùng với sự tương tác tốt với nhóm khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng công chúng.

Những hiểu biết cơ bản về phân khúc thị trường

Các loại phân khúc thị trường

Với việc phân loại và nhắm mục tiêu khách hàng, doanh nghiệp muốn trở nên am hiểu thị trường sẽ phải có phản ứng thế nào trong những tình huống nhất định?

Trong nhiều trường hợp thực tế, một mô hình dự đoán có thể được đưa vào nghiên cứu để doanh nghiệp có thể nhóm lại các cá nhân trong phân khúc đã được xác định dựa trên các câu trả lời cụ thể trong cuộc khảo sát.

Phân khúc thông qua nhân khẩu học

Hoạt động phân khúc theo nhân khẩu học được thị trường sắp xếp theo các yếu tố như tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập, quy mô gia đình, tôn giáo, nghề nghiệp và quốc tịch. Nhân khẩu học là một trong những hình thức phân khúc đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất vì hoạt động mua sắm, cách thức khách hàng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ đó và số tiền khách hàng sẵn sàng chi trả thường dựa trên các yếu tố nhân khẩu học.

Phân tích phân khúc khách hàng thông qua nhân khẩu học

Phân tích phân khúc khách hàng thông qua nhân khẩu học

Phân khúc theo địa lý

Phân khúc khách hàng dựa trên tiêu chí địa lý có thể coi là một tập hợp con của việc phân loại theo nhân khẩu học. Tuy nhiên tiêu chí phân loại này cũng có thể hiểu là một kiểu phân loại riêng biệt. Hoạt động phân loại này nhằm tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, dựa trên ranh giới địa lý. Lý do là bởi các nhu cầu, sở thích và mối quan tâm của khách hàng sẽ khác nhau tùy theo khu vực địa lý sinh sống của họ. Cộng với những hiểu biết về khí hậu, đặc điểm vùng miền của mỗi nhóm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nơi đẩy mạnh hoạt động bán hàng và chiến lược tiếp thị cũng như mở rộng thị phần sản phẩm/dịch vụ.

Phân khúc Firmographic

Cũng tương tự như phân loại theo nhân khẩu học, Firmographic còn xem xét đến yếu tố phân khúc linh hoạt trong một tổ chức. Việc phân loại sẽ xem xét đến yếu tố như quy mô doanh nghiệp, số lượng nhân viên,… Việc đưa ra cách giải quyết đối với một doanh nghiệp SME sẽ khác với cách giải quyết đối với một doanh nghiệp quy mô tầm cỡ.

Phân khúc theo hành vi

Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng giúp cho việc phân chia thị trường theo hành vi và mô hình ra quyết định mua hàng, thói quen tiêu dùng, lối sống và cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ khách hàng.

Ví dụ điển hình trong phân khúc theo hành vi đó là những người trẻ tuổi có xu hướng mua sữa tắm dạng đóng chai, trong khi đó nhóm người tiêu dùng lớn tuổi có thể nghiêng về việc sử dụng xà phòng. Phân đoạn thị trường dựa trên hành vi mua hàng trong trường hợp này cho phép nhà tiếp thị của doanh nghiệp phát triển được các chiến lược tiếp cận nhắm mục tiêu tốt hơn. Doanh nghiệp khi đó sẽ tập trung vào những hiểu biết về khách hàng để vạch ra chiến lược tiếp cận hiệu quả nhất và gia tăng khả năng mua hàng từ người tiêu dùng.

Phân tích phân khúc khách hàng thông qua hành vi mua sắm

Phân tích phân khúc khách hàng thông qua hành vi mua sắm

Phân khúc tâm lý học

Phân khúc thị trường và khách hàng theo tâm lý học sẽ căn cứ theo khía cạnh tâm lý, hành vi của người tiêu dùng thông qua lối sống, đặc điểm tính cách, giá trị, quan điểm và sở thích của người tiêu dùng.

Đối với những thị trường lớn, doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiên cứu tâm lý khách hàng khi sắp xếp họ vào các nhóm người quan tâm đến các tiêu chí khác nhau trong cuộc sống.

Làm thế nào để doanh nghiệp bắt đầu với việc nghiên cứu phân khúc thị trường?

Có 5 bước chính để doanh nghiệp thực hiện phân đoạn thị trường như sau

  1. Xác định thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ
    Khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ này của doanh nghiệp không? Quy mô thị trường lớn hay nhỏ? Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ hiện đang ở đâu trên thị trường?
  2. Phân đoạn thị trường
    Quyết định tiêu chí nào trong 5 tiêu chí (nhân khẩu học, tâm lý học, địa lý, hành vi) mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để phân tích phân đoạn thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ không chỉ sử dụng một tiêu chí, mà trên thực tế hầu hết các thương hiệu đều sử dụng kết hợp các tiêu chí. Do đó, doanh nghiệp hãy thử nghiệm với từng tiêu chí và tìm ra tiêu chí phân tích hiệu quả nhất.
  3. Thấu hiểu thị trường
    Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc khảo sát nghiên cứu sơ bộ theo các nhóm đối tượng tập trung, bằng các cuộc thăm dò ý kiến,… Hãy cố gắng đặt ra các câu hỏi liên quan đến phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng các câu hỏi kết hợp định lượng và định tính.
  4. Tạo ra phân khúc khách hàng riêng cho doanh nghiệp mình
    Thực hiện việc phân tích các phản hồi từ nghiên cứu để làm nổi bật những phân khúc khách hàng phù hợp nhất với thương hiệu.
  5. Liên tục rà soát chiến lược
    Doanh nghiệp sau khi đã lắng nghe được những phản hồi từ khách hàng, hãy thực hiện rà soát thị trường mục tiêu và theo dõi sự chuyển đổi để xem xét tính hiệu quả của chiến lược đó. Hãy thử nghiệm và thử nghiệm để tìm các vấn đề của phương pháp nghiên cứu hiệu quả nhất.

Làm thế nào để doanh nghiệp bắt đầu với việc nghiên cứu phân khúc thị trường?

Làm thế nào để doanh nghiệp bắt đầu với việc nghiên cứu phân khúc thị trường?

Đảm bảo tính hiệu quả của các phương pháp phân đoạn thị trường

Sau khi đã xác định được các phân khúc khách hàng của mình, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những phân đoạn này sẽ hữu ích trong một thời gian dài.

Một phân tích phân khúc thị trường thành công phải vượt qua được các chỉ số trong các bài kiểm tra sau.

Tính khả thi trong đo lường

Việc dễ dàng đo lường thể hiện các biến số phân đoạn của doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ doanh thu sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp từ đó có thể tính toán hoặc ước tính chi phí mà phân khúc khách hàng đó có thể chi tiêu mua sắm cho sản phẩm của mình.

Khả năng tiếp cận

Hiểu khách hàng và tiếp cận được khách hàng là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau. Đặc điểm và hành vi của phân khúc sẽ giúp doanh nghiệp xác định cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Tính quan trọng

Tại phân khúc thị trường mà doanh nghiệp xác định, khách hàng cần có khả mua hàng cao. Hãy đảm bảo một phân khúc được xác định không chỉ quan tâm đến thương hiệu của bạn mà còn có thể mong đợi được mua hàng từ thương hiệu đó. Trong trường hợp này, thị trường của bạn có thể được bao gồm những người đam mê sản phẩm/dịch vụ và sẵn sàng chi tiêu ở mức cao hơn cho những thứ đó.

Tăng khả năng hành động

Phân khúc thị trường phải tạo ra được các phản ứng khác biệt từ khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Điều này có nghĩa mỗi phân đoạn thị trường của doanh nghiệp phải khác biệt và duy nhất nhằm tăng khả năng hành động quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Các lỗi phổ biến trong hoạt động phân tích phân khúc thị trường

Tạo ra các phân đoạn khách hàng quá nhỏ hoặc đặc biệt

Các phân khúc khách hàng quá nhỏ có thể không thể định lượng được hoặc không chính xác. Điều này gây ra hành động thiếu hiệu quả trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Tập trung quá mức vào phân khúc hơn là doanh số

Chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp đôi khi được xác định đến một phân khúc khách hàng lớn. Nhưng cần dựa trên tiêu chí sức mua và mong muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó từ khách hàng để tối ưu hóa lợi tức đầu tư của doanh nghiệp.

Liên tục thay đổi

Khách hàng và hoàn cảnh luôn thay đổi theo biến số. Tuy nhiên, đừng khiến các phân khúc khách hàng của bạn trở nên thay đổi liên tục mà hãy chuẩn bị một chiến lược để phát triển trong phân khúc đó.

Các lỗi phổ biến trong hoạt động phân tích phân khúc thị trường

Các lỗi phổ biến trong hoạt động phân tích phân khúc thị trường

Kết luận

Hoạt động phân tích phân khúc khách hàng cho phép mỗi doanh nghiệp có sự hiểu biết riêng về khách hàng của mình, từ đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc đó để có chiến lược tiếp cận đến nhóm khách hàng tiềm năng đó.

Thực tế cho thấy hoạt động phân tích thị trường không quá phức tạp để thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại ngày nay, đừng bỏ qua các giải pháp tự động hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đại có thể cân nhắc ứng dụng các giải pháp để đo lường và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị và tiếp cận khách hàng của mình ngay từ bây giờ. Công nghệ sẽ giúp bạn mở rộng quy mô một cách đáng ngạc nhiên.

Chúc doanh nghiệp thành công !

Nguồn: qualtrics.com
Biên dịch bởi đội ngũ Fastwork