Marketer Katie Nguyễn
Katie Nguyễn

Sr Regional Marketing Manager VNIDTHPH @ Insider

Omni-channel: Hướng đi cho doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên mới

Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có dấu hiệu khởi sắc sau đại dịch COVID-19, đây là thời khắc để các nhà lãnh đạo vượt ra khỏi vùng an toàn và hướng tới những thử thách lớn hơn.

Ba mục tiêu chúng ta phải luôn ghi nhớ: tăng trưởng, bền vững và hội nhập. Những mục tiêu này phải được thực hiện xen kẽ, nhưng thách thức đặt ra là làm sao để xây dựng một tương lai hội tụ 3 yếu tố đó?

Bắt đầu từ việc coi sự kết hợp là điều cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng. Ba yếu tố tăng trưởng, bền vững và hội nhập có mối liên hệ sâu sắc và không nên coi đó là sự đổi chác lẫn nhau. Hãy cân nhắc:

  • Nếu không có tăng trưởng thì làm sao có thịnh vượng và phúc lợi, làm sao để chi trả cho công cuộc chuyển đổi kinh tế để bền vững và hội nhập?
  • Không có yếu tố bền vững, làm sao chúng ta duy trì tăng trưởng và làm mẫu cho thế hệ tương lai noi theo?
  • Không có hội nhập thì làm sao có cơ hội tạo nên môi trường làm việc hiệu quả và phát triển đội ngũ và làm thế nào đảm bảo yếu tố cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng?

Một bối cảnh mà tăng trưởng, bền vững và hội nhập là động lực – là điều cấp thiết mở ra kỷ nguyên kinh doanh tiếp theo… Vậy thế nào là tăng trưởng bền vững và hội nhập? Và doanh nghiệp Việt cần phải làm gì?

Với mức độ thu hút đầu tư lớn, tăng trưởng nhanh, Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Theo Báo cáo xây dựng đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương vừa công bố cho biết, Việt Nam đang xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia và Thái Lan) về quy mô bán lẻ và thương mại điện tử. Điều này một lần nữa cho thấy tiềm năng phát triển và cần được các chủ doanh nghiệp bán lẻ tập trung nếu không sẽ bị “nuốt chửng”.

Báo cáo này cho biết, thị trường trong nước phát triển mạnh mẽ và duy trì là ngành có tốc độ tăng trưởng cao với tỷ trọng tổng mức bán lẻ trong GDP tăng từ 55,24% năm 2011 lên 78,88% năm 2020 và đóng góp lớn giá trị gia tăng vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế với tỷ lệ phân phối hàng hoá Việt Nam qua hệ thống phân phối bán lẻ luôn trên 80%.

Omni-channel – Giải pháp cho bài toán Tăng trưởng, Bền vững và Hội nhập ngành Bán lẻ trong kỷ nguyên mới

Cung cấp trải nghiệm đa kênh (Omni-channel) hấp dẫn từng là khái niệm hoàn toàn xa lạ với ngành bán lẻ. Nhưng giờ đây, đa kênh là yêu cầu tối quan trọng cho sự cạnh tranh trên thị trường và giúp mang lại sự tăng trưởng một cách bền vững. Những khách hàng trẻ tuổi là đối tượng hào hứng nhất với cách thức mua sắm mới, hầu hết người tiêu dùng Gen Z không quá bận tâm về ranh giới giữa các kênh mua sắm và có xu hướng đánh giá các thương hiệu, nhà bán lẻ dựa trên các hoạt động xuyên suốt mà họ được trải nghiệm từ offline lên online.

Nhưng trước khi các nhà bán lẻ vội vàng mở rộng khả năng đa kênh, họ cần cân nhắc và xem xét đâu là động lực thúc đẩy giá trị doanh nghiệp. Nếu không, với quá nhiều cách thức và công nghệ để lựa chọn và áp lực tài chính, doanh nghiệp có thể đầu tư sai và rơi vào vòng xoáy đánh mất giá trị.

Trải nghiệm đa kênh xuất sắc đòi hỏi tập trung cao độ vào việc tạo ra giá trị bền vững.

Đầu tư sai về mảng đa kênh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của doanh nghiệp. Đây là chia sẻ từ các nhà bán lẻ hàng đầu để tiến hành chiến lược đa kênh hiệu quả.

Trải nghiệm đa kênh xuất sắc đòi hỏi tập trung cao độ vào việc tạo ra giá trị bền vững. Các nhà lãnh đạo phải xem xét kỹ lưỡng về ưu tiên chiến lược và khách hàng để xác định hướng đi cho doanh nghiệp từ khía cạnh đa kênh và nắm được cách thức để đạt được mục tiêu rõ ràng. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này vào chiến lược bán lẻ, các nhà lãnh đạo có thể dùng động lực – tính cấp bách của thời điểm hiện tại để tạo ra lợi thế mang tính quyết định. Vì COVID-19, hành vi số của khách hàng và giải pháp số của môi trường cạnh tranh đã thay đổi vĩnh viễn và không bao giờ trở lại như trước đại dịch (“COVID-19 đẩy hành vi số nhanh tới 5-7 năm, tức như thể chúng ta đang sống ở năm 2027-2028” – Chia sẻ của anh Dương Nguyễn, Founder & Managing Partner – Chuyên gia Trải nghiệm Khách hàng CCXP – CEM Partner).

Ba vấn đề phổ biến trong tư duy của nhà lãnh đạo

Các nhà bán lẻ thường bị ảnh hưởng bởi công nghệ mới đầy hứa hẹn nhưng chính bản thân họ lại không tạo được thói quen hay động lực để chuyển đổi và áp dụng công nghệ thường xuyên. Thậm chí, nhiều chủ doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ về cách tiếp thị đa kênh tạo ra giá trị lâu dài. Ví dụ, một số thương hiệu thời trang còn chậm thúc đẩy phát triển website hoặc ứng dụng di động, do những lo ngại rằng các kênh trực tuyến sẽ ảnh hưởng tới doanh số tại cửa hàng hoặc độ “ì ạch” trong tư duy của người lãnh đạo về việc hấp thụ công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh và mang đến trải nghiệm mua sắm mới hấp dẫn hơn cho khách hàng. Có 3 vấn đề phổ biến như sau:

1. Không nắm rõ cần ưu tiên phần nào trong chiến lược đa kênh:

Vẫn còn rất ít nhà bán lẻ thiết lập liên kết trong toàn tổ chức trên tổng thể chiến lược đa kênh, bao gồm cả tầm nhìn dài hạn và tình trạng hiện tại.

Nếu không có sự liên kết chiến lược, các tổ chức thường kết thúc đầu tư theo kiểu phân tán, tài trợ cho các khoản khác nhau trong từng mảng như thương mại điện tử, online, hoạt động cửa hàng, chuỗi cung ứng, marketing và công nghệ.

2. Tập trung vào công nghệ hơn là giá trị khách hàng:

Nhiều nhà bán lẻ đã chạy theo xu hướng để nắm bắt những đổi mới xa xỉ, họ xem công nghệ như “chiếc gương thông minh”, rằng chỉ cần mang cái mác mua công nghệ là doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt.

Nếu không có cơ sở thích hợp về nhu cầu của khách hàng, mà cụ thể là dựa trên dữ liệu hành vi khách hàng thu thập được theo năm tháng, qua các kênh từ cửa hàng offline đến website/app hoặc email... và đặc biệt là sự cần thiết của đội ngũ tư vấn, triển khai công nghệ thì các nhà bán lẻ sẽ tiêu hao ngân sách vào những khoản đầu tư không phù hợp.

3. Không sắp xếp các khoản đầu tư theo kế hoạch chiến lược:

Nhiều nhà bán lẻ đặt KPI, chạy đua để thúc đẩy phát triển đa kênh nhưng lại không xác định xuất phát điểm, tình trạng hiện tại của dữ liệu, đội ngũ, nhân sự cần thiết phải có hay xác định các mốc quan trọng để thành công ở từng giai đoạn.

Áp lực phải theo kịp các đối thủ cạnh tranh hoặc sự háo hức khi triển khai một ý tưởng mới có thể khiến công ty lao vào guồng quay gây mất kiểm soát. Và nếu không có trình tự rõ ràng để đầu tư vào các nguyên tố cơ bản phù hợp, các nhà bán lẻ sẽ có kết cục không mấy tốt đẹp với những hao phí không chỉ về mặt tiền bạc mà còn có thể huỷ hoại giá trị doanh nghiệp.

Cụ thể hoá mục tiêu

Nhà bán lẻ chỉ thực sự thành công khi và chỉ khi biết theo đuổi chiến lược đa kênh dựa trên một mục tiêu chiến lược và đặc biệt là trải nghiệm khách hàng. Khi tham vọng và khả năng không hợp nhất, doanh nghiệp chắc chắn sẽ vấp phải khó khăn. Mặc dù đa kênh có nhiều biến thể nhưng đây là 3 chiến lược chính: thương mại, cá nhân hoá hệ sinh thái.

Nhà bán lẻ có thể theo một chiến lược, tập trung phát triển chuyên sâu vào mảng thương mại hay cá nhân hoá. Hoặc doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển thành hệ sinh thái và mở rộng sang các mô hình kinh doanh khác sau này. Quan trọng là mỗi chiến lược phải khả thi và mang lại giá trị lâu dài.

Thương mại

Các nhà bán lẻ có thể chọn hướng tiếp cận này, ưu tiên một kênh và đầu tư vào kết nối chéo kênh để hỗ trợ trải nghiệm mua sắm, như việc đặt hàng qua mạng và trả hàng tại cửa hàng. Ở cấp cơ bản nhất, mô hình này cho phép các nhà bán lẻ đạt được hiệu suất tối thiểu của chiến lược đa kênh.

Nhưng các nhà bán lẻ có kinh nghiệm sẽ thay đổi cục diện. Lấy ví dụ Sonkim Mode (Vera, Jockey) đã kết hợp các template có sẵn (pop-up giữ chân người dùng thoát trang, instory, social proof… của Insider) với tính năng phân khúc dữ liệu, từ đó lên kịch bản và truyền tải những thông điệp cá nhân hoá phù hợp với nhu cầu của người dùng realtime. Công cụ này với UCD (thiết kế lấy người dùng làm trung tâm) giúp Son Kim Mode có thêm nhiều dữ liệu mới ngay tại thời điểm hành vi người dùng thay đổi trên trang, cung cấp cái nhìn 360 độ từ đó có các chiến lược, kịch bản phù hợp.

Không chỉ vậy, Insider gợi ý Son Kim Mode sử dụng tính năng Smart Recommender với hơn 20 thuật toán tuỳ chỉnh khác nhau. Cùng sức mạnh của phân khúc dữ liệu, Sonkim Mode dễ dàng đề xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm người dùng đang xem trên trang với các tiêu chí như màu sắc, thể loại, giá cả theo đúng nhu cầu và sở thích của họ. Công cụ này đã giúp Sonkim Mode tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi cũng như tăng khả năng bán chéo sản phẩm. Cùng với Web Push và Email giúp Sonkim Mode tăng tỷ lệ chuyển đổi đặc biệt khi khách bỏ quên giỏ hàng.

“Đa kênh tích hợp (Omni-channel) là sự giao thoa giữa 3 thành tố: mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng và công nghệ – đòi hỏi phải có lộ trình riêng cho từng nhà bán lẻ với ưu tiên cụ thể cho từng giai đoạn. Ví dụ, với ngành hàng thời trang có sẵn các cửa hàng truyền thống, chúng tôi bắt đầu bằng việc triển khai nhanh trang thương mại điện tử độc lập và ưu tiên vào việc xây dựng các trải nghiệm cá thể hoá cho riêng kênh trực tuyến. Đến khi mô hình kinh doanh trực tuyến đạt được quy mô mong muốn thì chúng tôi tiếp tục đầu tư về công nghệ để tích hợp giữa hai kênh trực tuyến và cửa hàng cả về mặt quy trình kinh doanh và trải nghiệm khách hàng, và sau đó đẩy mạnh việc tích hợp với các kênh marketplace. Trong khi đó với hệ thống cửa hàng tiện lợi, chúng tôi bắt đầu bằng việc tham gia vào các hệ sinh thái ứng dụng như Grab, Baemin và tiến hành ngay việc tích hợp với các cửa hàng để tận dụng sức mạnh của mạng lưới cửa hàng trong việc rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao hàng trước khi xây dựng kênh trực tuyến riêng của mình” – anh Huân Trần – Chief Technology Officer, Son Kim Group chia sẻ.

Cá nhân hoá

Hãy hình dung, hầu hết các nhà bán lẻ cá nhân hoá tương tác và tiếp cận khách hàng ở mức độ cụ thể với quy mô nhỏ hoặc chỉ tại cửa hàng offline, còn doanh nghiệp của bạn tập trung cá nhân hoá trải nghiệm trên đa kênh – đa điểm chạm, thì chắc chắn bạn sẽ thu được kết quả vượt xa số đông các doanh nghiệp còn lại. Cụ thể là doanh nghiệp định hình và vẽ nên một hành trình tương tác với khách hàng xuyên suốt giữa các kênh và tiến hành liên tục trong cả tổ chức.

Ví dụ, các bà mẹ bỉm sữa Việt Nam có xu hướng dành nhiều thời gian để tìm hiểu, so sánh về sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua hàng. Kids Plaza đã kết hợp với Insider để cá nhân hoá website dựa trên dữ liệu khách hàng. Ngoài ra, với các template có sẵn như đồng hồ đếm ngược, vòng xoay may mắn, thẻ cào ưu đãi, phiếu khảo sát… Kids Plaza dễ dàng giữ chân người dùng khi họ có xu hướng rời trang cũng như thu thập được thêm nhiều thông tin để làm giàu dữ liệu. Dựa trên khả năng phân khúc dữ liệu, Kids Plaza chia người dùng thành các nhóm với đặc điểm khác nhau như sở thích về sản phẩm, thương hiệu, nhu cầu dựa trên hành vi xem trang, sản phẩm đã mua, vị trí người dùng... từ đó thiết kế và truyền tải những thông điệp cá nhân hoá như chương trình ưu đãi, thông tin về sản phẩm cụ thể, nhắc nhở giỏ hàng, kêu gọi quay trở lại trang website, tặng voucher code…

Hệ sinh thái

Mô hình nhân rộng trải nghiệm thương hiệu, mang đến nền tảng nội dung, ưu đãi và tương tác cộng đồng lớn hơn bao giờ hết. Thay vì tương tác không thường xuyên với các nhà bán lẻ, khách hàng coi hệ sinh thái đa kênh là một phần không thể thiếu, giúp họ được “tận hưởng” nhiều hơn trong quá trình mua hàng; đồng thời khách hàng cũng cảm nhận được tính nhân văn, sức ảnh hưởng của thương hiệu, khi mua sắm cảm xúc của họ cũng sẽ tích cực hơn. Đó là mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi.

Ví dụ, chuỗi đại siêu thị MM Mega Market Việt Nam chú trọng vào xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại, và đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng trên các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ và môi trường. MM Mega Market Việt Nam tiếp tục đưa ra các giải pháp về: chuỗi cung ứng, mô hình kinh doanh đa kênh (Omni-channel) hiện đại hoá (bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử), thanh toán qua ví điện tử... hướng đến phát triển bền vững cho doanh nghiêp và xã hội.

Theo ông Bruno Jousselin – Tổng Giám đốc Điều hành MM Mega Market Việt Nam chia sẻ: “Mua sắm trực tuyến là xu hướng toàn cầu. Một trong bốn giá trị cốt lõi MM Mega Market theo đuổi là công nghệ và đổi mới. Ba năm gần đây, doanh nghiệp triển khai chiến lược phát triển đa kênh và nỗ lực hoàn thiện kênh bán online nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của người dùng trong kỷ nguyên số”.

Làm thế nào để lựa chọn chiến lược đa kênh phù hợp?

Điều này quan trọng nên tôi nhắc lại thêm lần nữa, đó là: “Kim chỉ nam khiến cho các nhà bán lẻ có thể dẫn đầu là dựa trên chiến lược và mục tiêu khách hàng, từ đó đặt ra chiến lược đa kênh phù hợp”. Ví dụ, nhà bán lẻ quần áo hàng cần mở rộng khả năng thương mại trên online và phục hồi trải nghiệm tại cửa hàng sau COVID-19. Dữ liệu chỉ ra rằng cái mà khách hàng thực sự muốn là nhãn hàng có thể mang lại cảm xúc tích cực và trải nghiệm phong phú cho chuỗi hành trình mua sắm của họ.

“Ngành bán lẻ thời trang là nơi khách hàng đưa ra quyết định mua sắm bằng cảm xúc và trải nghiệm. Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất trong chuyển đổi offline lên online là dùng lợi thế nhanh – gọn về mặt thời gian (realtime) và hình thức điện tử để duy trì cảm xúc và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các công cụ giao tiếp có tính cá nhân hoá về nội dung sẽ là yếu tố cơ bản để đưa khách hàng trải nghiệm không gian mua sắm online”, chia sẻ từ chị Ngọc Linh – CEO IVY moda.

Mô hình cá nhân hoá dựa trên dữ liệu và cảm xúc tích cực sẽ thu hút đối tượng khách hàng chiến lược của doanh nghiệp và tạo ra các mối quan hệ bền vững — mang lại lợi ích khác biệt trong hai đến ba năm tiếp theo.

Như ví dụ nêu trên, việc tìm ra phiên bản đa kênh để áp dụng đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, phản ánh sứ mệnh của doanh nghệp và xác định trải nghiệm để phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.

Kỳ vọng của khách hàng và vấn đề định hướng thương hiệu. Nhiều nhà bán lẻ muốn cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa; nhưng cá nhân hoá sẽ không thể áp dụng tốt với những thương hiệu không nắm bắt được dữ liệu khách hàng. Các nhà bán lẻ sẽ thất bại khi chạy theo xu hướng mà quên tạo dựng nền móng vững chắc.

Xuất phát điểm của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần phải suy xét về nguồn lực hiện có, vị trí trên thương trường, khả năng quản lý đội ngũ, nền tảng web/app, dữ liệu cũng như mối quan hệ với khách hàng và có một cái nhìn thực tế giữa xuất phát điểm với tham vọng doanh nghiệp muốn đạt được.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu sẽ đạt được tham vọng trong vòng ba năm, trước tiên tập trung phát triển vị trí trên thị trường, sau đó áp dụng khả năng cá nhân hoá nâng cao để thuyết phục khách hàng. Không cần phải thành thạo mọi kỹ năng thương mại để tiến bộ, nhưng cần củng cố những giá trị cơ bản, bao gồm các chỉ số chéo kênh, nền tảng công nghệ lưu trữ dữ liệu, hệ thống cải thiện khả năng hiển thị hàng tồn kho và tích hợp kỹ thuật số.

Lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định nên đầu tư vào hạng mục nào. Đặt đúng niềm tin vào tầm nhìn đa kênh để triển khai và tạm dừng các hạng mục không cần thiết là điều bắt buộc.

Các nhà bán lẻ phải là chuyên gia trong việc dự đoán những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ kích cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp cần áp dụng tương tự cho đa kênh, đặt tham vọng rõ ràng với lộ trình để đạt được giá trị sẽ không chỉ giảm thiểu rủi ro cho hiện tại mà còn đảm bảo phát triển trong tương lai. Những doanh nghiệp đã sẵn sàng để bắt đầu, nên suy nghĩ về các câu hỏi sau:

  • Ai có thể định nghĩa xuất phát điểm và kim chỉ nam cho doanh nghiệp? Nên đồng ý hay phản đối ở những điểm nào?
  • Đâu là nhóm yếu tố đa kênh mà doanh nghiệp còn đang thiếu hoặc thậm chí là không biết? Làm thế nào chúng ta có thể xác định giá trị nào nhất định phải chú ý và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp nếu không được tập trung?
  • Đối thủ đang làm gì để phát triển đa kênh? khách hàng có đang rời bỏ mình vì doanh nghiệp không thể chuyển đổi họ từ offline lên online, đa điểm chạm?
  • Cách thức chuẩn để xây dựng framework chuyển đổi khách hàng từ offline lên online?
  • Trong vòng ba năm, doanh nghiệp đã được thành tựu gì với đa kênh? Vị thế so với đối thủ cạnh tranh?

“Việc tự động hoá và cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng giúp các nhà bán lẻ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí bỏ ra (ROI) cùng với phân tích sâu hành vi người dùng trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của cá nhân hoặc tệp khách hàng cụ thể, đội ngũ bán hàng có thể sử dụng những thông tin này để nắm bắt thị hiếu và xây dựng các chương trình bán hàng đặc biệt để tạo lợi thế kinh doanh so với đối thủ. Qua đó, doanh nghiệp thu thêm lợi nhuận từ bán hàng và hoạt động bền vững hơn”, chia sẻ của anh Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành Khu Vực Đông Nam Á, Insider.

Điều này có thể khó thực hiện ở giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp mới từng bước xây dưng hành trình khách hàng đa điểm chạm, đó là lý do các nhà bán lẻ cần một đối tác công nghệ giúp doanh nghiệp có một cái nhìn 360 độ về người dùng và lập tức triển khai các trải nghiệm cá nhân hoá đa kênh trong cùng một platform và không phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật.

Khi đã có tham vọng, thì làm gì tiếp theo?

Mỗi mô hình đa kênh đều có những yếu tố cơ bản để thực thi hiệu quả. Ví dụ, xét về mảng cá nhân hoá, công ty muốn thành công thì phải tích hợp dữ liệu chéo kênh, nền tảng web và ứng dụng linh hoạt, khả năng đồng bộ đa kênh – theo thời gian thực (real time) và đội ngũ triển khai công nghệ có thể cá nhân hoá mọi điểm chạm trong chuỗi giá trị bán hàng.

Kết luận

Thị trường tiêu dùng năng động, nhóm khách hàng mới được sinh ra và lớn lên cùng với thiết bị di động (chiếm 15% dân số Việt Nam, thế hệ Z dành hơn 3 tiếng đồng hồ/ngày trực tuyến, thế hệ Z cũng sẽ là tập khách hàng tiềm năng mua hàng trực tuyến khi có đến 68% mua sắm online. Hiện tại, tỷ lệ mua hàng trực tuyến của Gen Z chỉ đứng sau Millennials (89%). Gen Z sử dụng smartphone để mua hàng trực tuyến khá cao đạt mức 53%, thế Millennials là 43%). Những con số này chắc chắn sẽ khiến nhiều nhãn hàng suy nghĩ để thay đổi hình thức bán hàng trực tuyến của mình, tối ưu việc mua sắm trên thiết bị điện tử nhiều hơn, các thiết kế và tính năng phù hợp hơn với trải nghiệm trên thiết bị di động của khách hàng.

Các nhà bán lẻ phải hiểu rõ, học hỏi và luôn thay đổi – về mặt xã hội, nhân khẩu học và công nghệ để có thể tăng trưởng, bền vững và hội nhập. Thập kỷ tiếp theo sẽ mang đến vô số cơ hội mới cho những doanh nghiệp tìm ra giải pháp phù hợp để tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng trong kỷ nguyên mới.

Để học sâu và chi tiết hơn về cách thức xây dựng chiến lược chuyển đổi khách hàng đa kênh, hãy đăng ký ngay Insider Academy với chủ đề: 5 bước chuyển đổi khách hàng từ Offline lên Online

Các nhà bán lẻ sẽ học được cách thức để chuyển đổi khách hàng thành công

  1. Hiểu về cách tiếp cận và hướng triển khai Offline to Online & ngược lại
  2. Kịch bản để tận dụng tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng trong dịp Sales cao điểm cuối năm
  3. Lắng nghe chia sẻ về hành trình O2O từ diễn giả có kinh nghiệm tư vấn và triển khai O2O lâu năm đến từ Sơn Kim Retail – sở hữu chuỗi GS Group (GS25), Vera, Jockey, Kyo Watami, Mama Sens, Dickies và Jardin Des Sens

Chỉ tại Insider Academy, Sơn Kim Retail mới tiết lộ cách họ đã chuyển đổi thành công từ Offline lên Onine.

Đăng ký tham dự: https://bit.ly/3EmVHqk

Cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ: Katie Nguyễn – [email protected]

Insider rất hân hạnh được đồng hành cùng với các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam như Sơn Kim Retail, KidPlaza, Aldo, FPT, Watson, Decathlon, The Body Shop, Hoàng Phúc, Pierre Cardin, Viettel Store... trong quá trình chuyển đổi số và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Hiện tại Insider có mặt tại 26 quốc gia, đang làm việc với gần 90 đối tác là các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và có văn phòng đại diện được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.