Các thuật ngữ tài chính cơ bản cần biết trong quản lý doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nắm bắt và hiểu rõ về tài chính doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng gíup cho doanh nghiệp quản lý nguồn vốn từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và phát triển.

Để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, trước tiên người quản lý cần nắm chắc các thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực này. Cùng khám phá một số các thuật ngữ cơ bản dưới đây!

1. Giá vốn hàng bán (GVHB)

GVBH là tổng chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp dùng vào việc sản xuất sản phẩm của bạn. Đây là những chi phí trực tiếp bởi chúng là những chi phí cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh sẵn sàng bày bán. Chi phí này biến đổi trực tiếp bởi vì nó thay đổi theo số lượng hàng bán. Các chi phí trực tiếp này sẽ khác nhau đối với mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp bán.

2. Chi phí cố định

Chi phí cố định không thay đổi theo sự biến động của số lượng tiêu thụ. Cho dù lượng bán được nhiều, ít, hay chẳng có tí nào thì bạn vẫn phải trả những chi phí này. Tiền thuê văn phòng là một ví dụ của chi phí cố định.

3. Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi thường thay đổi theo số lượng tiêu thụ. Đó là lý do chúng được gọi là "biến đổi". Nhưng chính xác thì đây là chi phí biến đổi gián tiếp. (Hãy nhớ rằng GVHB được coi là chi phí biến đổi trực tiếp. Hai loại chi phí biến đổi cần phải xem xét là chi phí khấu hao và chi phí lãi vay. Có thể doanh nghiệp mà bạn quản lý có hoặc không có các chi phí này; nhưng bạn phải biết chúng là gì và hoạt động như thế nào.

4. Doanh thu thuần

Có thể bạn đã nghe kiểm toán viên của mình hoặc ai đó trong ngành tài chính nhắc đến "top line". Họ đang nói về khoản mục đầu tiên trên Báo cáo kết quả HĐKD của bạn. (Đúng theo nghĩa đen của từ đó). Dòng đầu đó chính là doanh thu thuần. Đó là số tiền bạn đã bán được vào tháng đó, trừ đi các khoản chiết khấu mà bạn cho khách hàng nếu có.

5. Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp (theo sản phẩm và theo khách hàng)

Sau khi trừ GVHB ra khỏi doanh thu thuần, chúng ta còn lại lợi nhuận gộp, hay lãi gộp. "Lợi nhuận gộp" còn được gọi là "số dư đảm phí". Hãy nhớ "lợi nhuận gộp", "lãi gộp", hay "số dư đảm phí", tất cả đều chỉ cùng một thứ − phần chênh còn lại sau khi GVHB (chi phí đơn vị) đã được trừ ra khỏi doanh thu thuần. Đó chính là phần chênh 45% so với chi phí đơn vị đã được nói đến lúc trước. Mặc dù mức lợi nhuận gộp tối thiểu có thể chấp nhận được của từng ngành nghề sẽ có khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung lại phải đạt mức bằng hoặc lớn hơn 30% doanh thu thuần. Nếu lợi nhuận gộp của bạn thấp hơn 30% doanh thu thuần thì công ty có thể gặp rắc rối.

Lợi nhuận gộp là thứ sẽ chi trả cho tất cả các chi phí vận hành hay chi phí gián tiếp giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động. Những chi phí này thường gồm: tiền thuê văn phòng, bảo hiểm, lương nhân viên (kể cả lương của bạn!), các chi phí quản lý doanh nghiệp khác,..

6. Lợi nhuận trước thuế

Khi chi phí cố định và chi phí biến đổi được trừ ra khỏi tổng lợi nhuận gộp, chúng ta sẽ còn lại lợi nhuận trước thuế (LNTT). Chính phủ có phân biệt trước và sau thuế, bạn cũng nên tính toán như vậy. Lợi nhuận trước thuế chưa phải là lợi nhuận. Chúng chỉ đơn giản là thu nhập từ các hoạt động kinh doanh trước khi nộp thuế, cho chính quyền bang hay chính quyền tự trị nơi doanh nghiệp hoạt động.

7. Lợi nhuận ròng

Sau khi chúng ta ghi nhận doanh thu thuần và trừ đi giá vốn hàng bán (chi phí biến đổi trực tiếp), chúng ta còn lại tổng lợi nhuận gộp. Sau đó, chúng ta trừ đi chi phí cố định, chi phí biến đổi gián tiếp và thuế. Vậy là chúng ta còn lại con số cuối cùng: lợi nhuận ròng – hay "lãi ròng", hoặc "bottom line". Những thuật ngữ này đều để chỉ cùng một thứ.

Lợi nhuận ròng dương là lý do mấu chốt để chúng ta tiếp tục kinh doanh. Yêu cầu về lợi nhuận phải là ưu tiên nếu một doanh nghiệp muốn tiếp tục tồn tại.

8. Nợ

Nằm ở phía bên phải của Bảng cân đối kế toán, phần mục này cho biết tất cả những thứ mà doanh nghiệp đang nợ. Đây là những nghĩa vụ của doanh nghiệp, và cũng giống như tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản cố định, thì nợ phải trả cũng được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Được đúc rút từ những kinh nghiệm của Dawn Fotopulos - Chuyên gia tài chính từ phố Wall và các chuyên gia nội địa Việt Nam, “TÀI CHÍNH DÀNH CHO NGƯỜI SỢ SỐ - Thực sự hiểu về tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn sinh tồn” là cuốn sách mà bất kì người đứng đầu doanh nghiệp nào cũng nên đọc. Cuốn sách sẽ mang tới cho bạn - những người sợ số các phương pháp, kiến thức về tài chính doanh nghiệp một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách Tài chính dành cho người sợ số TẠI ĐÂY