Marketer Nguyễn Tăng Hải
Nguyễn Tăng Hải

CEO TM Branding @ CÔNG TY QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG TM BRANDING

Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu ngành Thẩm Mỹ, Spa

Ngành Thẩm Mỹ hiện nay rất tiềm năng và đa dạng các mô hình khác nhau chia ra nhiều phân khúc để tiếp cận khách hàng. Theo báo cáo của Global Wellness Institute, thị trường làm đẹp thế giới hiện trị giá 4,500 tỷ USD. Trong đó, mảng chăm sóc sắc đẹp, chống lão hóa và chăm sóc cơ thể đã chiếm hơn 24% thị phần. Riêng tại Châu Á, có hơn 48,000 cơ sở spa đang cùng chia sẻ doanh số 26.5 tỷ USD.

Theo Market Research ước tính, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (GAGR) của ngành thẩm mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2027 vào khoảng 5.2%. Năm 2019, Việt Nam có hơn 20 bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 31 khoa tạo hình thẩm mỹ trong các bệnh viện, 320 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 479 phòng khám da liễu có thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ cùng hàng ngàn cơ sở chăm sóc da ngoài sự quản lý của ngành y tế. (Theo số liệu thống kê từ Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam - VSAPS).

Vậy làm thế nào để có thể gặt hái được thành công và thuận lợi trên con đường phát triển?.

Có nhiều yếu tố để có thể thành công trong ngành Thẩm Mỹ, một trong những yếu tố đó là vai trò rất quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu của của mỗi Thẩm Mỹ Viện nếu muốn tham gia vào thị trường này.!

Bộ nhận diện thương hiệu ngành Thẩm Mỹ sẽ giúp cho khách hàng:

  • Nhận biết và nhận diện ra thương hiệu bạn trong vô số các thương hiệu Thẩm Mỹ khác
  • Tăng sự chuyên nghiệp, tin tưởng với khách hàng
  • Thể hiện sự cam kết thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu
  • Truyền thông những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua bộ nhận diện thương hiệu
  • Đồng nhất hình ảnh quảng cáo, marketing của doanh nghiệp Thẩm Mỹ.

Vậy bộ nhận diện thương hiệu hay hệ thống nhận diện thương hiệu ngành Thẩm Mỹ gồm có những gì?
Về góc nhìn chung thì không khác gì các hạng mục nhận diện thương hiệu của các ngành khác, chỉ khác nhau trong việc ứng dụng sản phẩm, dịch vụ khác nhau thì các công cụ cũng sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Logo nhận diện và hệ thống màu sắc thương hiệu
  • Bộ ấn phẩm văn phòng tại cơ sở (Bảng tên, sổ tư vấn, giấy tiêu đề, bao thư, Folder, hóa đơn dịch vụ, thẻ dịch vụ, danh thiếp ...)
  • Bộ nhận diện dành cho quảng cáo (Bảng hiệu, banner dịch vụ, standee, tờ rơi, Voucher khuyến mãi....)
  • Bộ nhận diện cho Marketing Online (Website, cover Facecbook, hình ảnh con content....)
  • Bộ nhận diện theo từng chiến dịch (Khai trương chi nhánh, quảng cáo thúc đẩy bán hàng...)

Tất cả những điều trên đều cần bộ nhận diện thương hiệu, không chỉ riêng về ngành Thẩm Mỹ mà bất kỳ ngành nào nếu xác định lý tưởng, mục tiêu và tầm nhìn lâu bền và thành công trong ngành Thẩm Mỹ Viện.

Theo: TM Branding