Góc Nhìn Chuyên Gia Về Tác Động Của COVID-19 Đối Với Ngành Logistics Toàn Cầu

Ngành logistics toàn cầu đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19. Là một phần không thể thiếu của chuỗi giá trị, các đơn vị hậu cần tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của họ đến tay khách hàng. Do đó, sự gián đoạn của logistics do đại dịch gây ra có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Khái quát về Logistics

Các đơn vị hậu cần kết nối doanh nghiệp với thị trường bằng cách cung cấp các dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa, kho bãi và quản lý hàng tồn kho. Logistics đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất toàn cầu, kết nối toàn bộ chuỗi giá trị của nền kinh tế vốn phức tạp và đa vị trí.

Điển hình như iPhone của Apple sử dụng các linh kiện từ hơn 200 nhà cung cấp ở 43 quốc gia. Do đó, đòi hỏi các chuỗi cung ứng hoạt động trơn tru, hiệu quả cao hơn trong dòng hàng hóa giữa và trong các quốc gia. Apple có thể đạt được những điều này nhờ các đơn vị hậu cần thuê ngoài 3PLs, đặc biệt là những đơn vị có khả năng tích hợp giải pháp đầu – cuối.

Mối quan hệ giữa hiệu suất logistics (LPI) và GDP đầu người được thể hiện như sau:logistics-toan-cau-anh-huong-boi-covid-19

  • Nền kinh tế có LPI càng cao chứng tỏ hiệu quả của hoạt động hậu cần càng tốt. Ví dụ chỉ số LPI của Singapore là 4,14, nằm trong top 8 thế giới, là một quốc gia thân thiện hơn nhiều đối với ngành logistics. Hiệu suất tốt hơn trong logistics còn có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế ở các thị trường mới nổi.
  • Nền kinh tế có GDP đầu người cao và tương ứng LPI cũng cao, chứng tỏ logistics của thị trường đó có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế.

Ảnh hưởng của Covid-19 lên Logistics

Đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) nhanh chóng lây lan sang phần còn lại của thế giới, dẫn đến đóng cửa thương mại để hạn chế sự di chuyển của hàng hóa. Các quốc gia thực hiện giãn cách xã hội gây ra tắc nghẽn trong lưu thông hàng hóa hoặc tăng giá cước vận chuyển. Tuy nhiên, không phải tất cả các phân khúc sẽ bị ảnh hưởng.

Các hoạt động thương mại điện tử gia tăng khi người tiêu dùng chọn mua sắm trực tuyến các mặt hàng thiết yếu, trong khi những công ty phục vụ các lĩnh vực khác (như ô tô và hàng tiêu dùng) sẽ suy thoái. Và đặc biệt quan trọng: giá nhiên liệu thấp kỷ lục, phần nào giảm bớt gánh nặng cho các đơn vị hậu cần.

  • Doanh nghiệp logistics nhỏ: Các đơn vị hậu cần vận tải đường bộ nhỏ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì không có kế hoạch dự phòng, khôi phục. Thiếu công nghệ cũng như quy trình y tế đảm bảo (khử trùng, test covid,…).
  • Doanh nghiệp logistics lớn: Tháng 4/2020, cả DHL và CEVA Logistics đều tuyên bố Điều khoản bất khả kháng trên tất cả các hợp đồng của họ do Covid- 19.

Phản ứng trước khủng hoảng

Các công ty hậu cần bên thứ ba (3PLs) đã áp dụng một loạt các biện pháp đối phó với đại dịch, cụ thể:

Các giao thức an toàn mới

Để bảo vệ sức khỏe của nhân viên, một số công ty đã thực hiện các biện pháp như: khử trùng nhà kho, thiết bị vận chuyển; cung cấp đồ bảo hộ y tế cho nhân viên; chỉ cho phép một số bộ phận quan trọng được tiếp tục làm việc để hạn chế tiếp xúc và tránh lây nhiễm chéo;… Tuy nhiên, những giải pháp ứng phó này đi kèm với chi phí tài chính cao hơn, gây gánh nặng cho nhiều doanh nghiệp.

Phương thức vận tải thay thế

Người dân hạn chế di chuyển, đặc biệt là bằng đường hàng không, làm trống rất nhiều ghế trong các chuyến bay. Các đơn vị logistics quốc tế như DHL đã sử dụng các “chuyến bay trống” để vận chuyển các chuyến hàng đến và đi từ Trung Quốc. Các hãng hàng không cũng đang thay thế máy bay chở khách để chở hàng.

Điều chỉnh cung cấp dịch vụ

Rất nhiều doanh nghiệp Logistics đang thích nghi với nguồn cung thị trường thay đổi. Vào những thời điểm quan trọng, nhiều đơn vị chuyển sang vận chuyển các thiết bị y tế cấp thiết. Các nhà kho và nhà bán lẻ tập trung vào việc giao hàng tạp hóa vì nhu cầu đối với các sản phẩm thiết yếu tăng cao…

Chuyển dịch mang tính tích cực

Dưới tác động của đại dịch toàn cầu, các doanh nghiệp Logistics có khả năng thích ứng cao sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển sau đại dịch.

  • Nâng cao năng lực vận chuyển hàng không chuyên dụng: Ngành hàng không đã phân bổ lại đội bay để phục vụ riêng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Tăng cường kiểm tra hàng hóa và các quy trình kiểm soát xuyên biên giới: Chính phủ các nước đối phó với cuộc khủng hoảng bằng các lệnh cấm vận thương mại tạm thời và hạn chế xuất khẩu đối với hàng hóa nhạy cảm (vật tư y tế, dược phẩm). Về lâu dài, chi phí hậu cần có thể tăng do quy trình xuyên biên giới chặt chẽ và phức tạp hơn.
  • Thương mại điện tử gia tăng: Logistics đang nằm giữa cuộc cách mạng công nghệ. Các doanh nghiệp có giải pháp kỹ thuật số sẽ có lợi thế hơn đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ.
  • Tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu: Tính dễ bị tổn thương của các chuỗi giá trị bộc lộ rõ hơn trong đại dịch. Nhiều chuỗi cung ứng có thể bị rút ngắn hoặc đa dạng hóa. Việc rút ngắn chuỗi cung ứng có thể có lợi đối với quốc gia có năng lực sản xuất và chính sách xuất khẩu có lợi để thay thế một phần Trung Quốc trong trung hạn.
  • Triển vọng phục hồi là khác nhau: Vì logistics là một ngành khá phức tạp, việc phục hồi sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, thời gian ngừng hoạt động và thời gian của cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo. Các doanh nghiệp lớn với hoạt động kinh doanh đa dạng (như nhiều khách hàng, phục vụ các lĩnh vực khác nhau ở các quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau) sẽ có vị trí tốt hơn để vượt qua “cơn bão”.

Boxme vẫn hoạt động trong mùa dịch

Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến căng thẳng tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị 3PLs gặp nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động và tối ưu lưu thông hàng hoá. Là một đơn vị Logistics thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Nexttech, Boxme sớm đã có những giải pháp hỗ trợ:

  • Đăng ký với cơ quan quản lý về dịch vụ giao hàng và thực hiện những yêu cầu cần thiết với nhân viên kho vận để đảm bảo việc vận hành cho khách hàng không bị ảnh hưởng (tổ chức khám xét sàng lọc cho nhân viên, đưa ra những yêu cầu về giao hàng “không chạm" với nhân viên giao hàng của các đơn vị vận chuyển, nguyên tắc “3 tại chỗ" tại kho hàng của Boxme...)
  • Liên tục cập nhật, thông báo và đưa ra những cảnh báo trên hệ thống về những khu vực không giao được, những đơn vị vận chuyển bị ảnh hưởng để khách hàng có thể lựa chọn giúp giảm tỉ lệ hoàn.
  • Liên tục cập nhật thông tin về các chính sách của hãng vận chuyển, của sàn TMĐT để đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

Boxme Global là công ty hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong việc cung cấp giải pháp hậu cần kho vận phục vụ thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng toàn cầu. Tìm hiểu thêm và được tư vấn về các giải pháp và dịch vụ của Boxme tại boxme.asia/vi/.

Nguồn: Boxme.asia