Tìm hiểu về M-commerce và xu hướng mới trong ngành bán lẻ hiện nay

Ngành bán lẻ luôn thay đổi từng ngày, đặc biệt là trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra phức tạp trên toàn thế giới. 10 năm tăng trưởng của e-commerce cũng không bằng vài tháng vừa qua, khi mọi người phải hạn chế tụ tập nơi đông người và chấp nhận mua sắm, thanh toán online, để giảm thiểu việc tiếp xúc một cách tối đa. Trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia nhận định rằng M-commerce chính là bước phát triển tiếp theo của thương mại điện tử nói riêng và ngành bán lẻ thế giới nói chung. Vậy M-commerce là gì và làm cách nào để thương hiệu của bạn có thể cung cấp trải nghiệm thương mại điện tử cần thiết cho khách hàng.

M-commerce là gì?

M-commerce hoặc mobile commerce, là viết tắt của thương mại di động. Thuật ngữ M (Mobile) bao gồm tất cả các giao dịch thương mại được thực hiện bằng các thiết bị di động như smartphone hoặc máy tính bảng. Thuật ngữ “thương mại di động” được Kevin Duffey đưa ra tại Diễn đàn Thương mại Di động Toàn cầu đầu tiên vào năm 1997. Vì vậy, mặc dù m-commerce chỉ mới bắt đầu phát triển trong một vài năm gần đây, nhưng khái niệm này đã tồn tại gần một phần tư thế kỷ. Và m-commerce hiện được phát triển nhiều trong các ngành, lĩnh vực như bán vé, phiếu mua hàng, phiếu giảm giá, thẻ khách hàng thân thiết,...Nhiều người thường cảm thấy khó khăn khi xác định sự khác biệt giữa e-commerce và m-commerce. E-commerce bao gồm tất cả các hình thức bán và mua trực tuyến. Trong khi đó m-commerce có thể hiểu là một tập hợp con của thương mại điện tử, bao gồm các hoạt động thương mại trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Phân loại M-commerce

Thông thường, m-commerce đề cập đến ba loại hình chính sau:

  • Mua sắm trên thiết bị di động

  • Mobile Banking: Chuyển tiền online, quản lý tài khoản và thanh toán hóa đơn

  • Thanh toán di động: Giao dịch 1-1, thanh toán không tiếp xúc và thanh toán trong ứng dụng

Ưu và nhược điểm của M-commerce

Thế giới đang dần hướng đến chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực và việc các brands tiếp cận với khách hàng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng sự thay đổi nào cũng kèm theo cả cơ hội và thách thức. Điều quan trọng là các nhãn hàng có thể phát huy được ưu điểm và hạn chế hay không. Điều cần làm trước tiên là xác định rõ ràng và chính xác những ưu và khuyết điểm đó.

Về ưu điểm

- Khả năng tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn: Với m-commerce, không có giới hạn về việc thu hút đối tượng tiềm năng. Mọi người đều có thể truy cập cửa hàng của bạn từ mọi nơi, chỉ bằng cách tải xuống ứng dụng hoặc duyệt web di động.

- Hành trình của khách hàng nhanh hơn: Bắt đầu từ những hành động như tìm kiếm trên thiết bị di động bằng văn bản hay thậm chí là giọng nói, người dùng có thể đặt hàng bằng một lần click cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng.

- Công nghệ mới và hữu ích: Với các mobile app, người dùng có thể được hỗ trợ tức thời từ chatbot hoặc tổng đài viên để giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn.

- Thuận tiện hơn cho khách hàng: Di động đã gói gọn thế giới bán lẻ trong tầm tay người tiêu dùng. Người dùng được tiếp cận với nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn, có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi, dễ dàng tiếp cận bộ phận hỗ trợ khách hàng, kèm theo đó là khả năng so sánh sản phẩm và giá cả giữa các nhà bán lẻ khác nhau.

- Tương tác hiệu quả hơn: Thay vì thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua các kênh truyền thông đã bão hòa như mạng xã hội và email marketing, bạn có thể gửi thông báo qua các app, SMS hoặc tin nhắn trong ứng dụng. Khách hàng ngày càng mong đợi trải nghiệm đa kênh đầy đủ và kỳ vọng mobila ppa có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó.

- Một trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa hoàn toàn: Các chiến dịch theo hướng dữ liệu cá nhân giúp thương hiệu có thể tạo ra những trải nghiệm được tùy chỉnh độc đáo cho mỗi người dùng, từ các đề xuất và coupon giảm giá được cá nhân hóa cho đến các chiến dịch nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý.

- Truy cập vào các khoản thanh toán thuận tiện và an toàn: Các tùy chọn như ví di động, đặt hàng bằng một cú nhấp chuột và thanh toán cài đặt giúp khách hàng giao dịch dễ dàng và an toàn hơn.

Những thách thức M-commerce phải vượt qua

- Đầu tiên là cần tuân thủ pháp luật. Yêu tố này tùy thuộc vào khu vực địa lý phân phối ứng dụng hoặc bán hàng online, bạn cần hiểu rõ, tuân thủ nhiều luật và quy định về thuế hơn cho tất cả các địa điểm bạn bán cũng như giao hàng đến. Chưa kể đến dữ liệu người dùng và các quy định về quyền riêng tư như GDPR cũng cần phải tuân thủ chặt chẽ.

- Bảo mật và quyền riêng tư vẫn là ưu tiên hàng đầu. Người tiêu dùng không phải lúc nào cũng tin tưởng mobile app sẽ có trách nhiệm với dữ liệu cá nhân của họ hoặc bảo mật 100% thông tin thanh toán. Vì vậy có thể nói tìm kiếm và tạo sự tin tưởng cho khách hàng không phải là điều hề dễ dàng.

- Tích hợp với các giải pháp thanh toán. Người tiêu dùng hiện nay mong đợi các tùy chọn thanh toán tiện lợi và an toàn, cũng như có các tùy chỉnh liên quan đến tích hợp với ví di động.

- Cần một ứng dụng hoặc trang web được tối ưu hóa hoàn toàn cho thiết bị di động. Người tiêu dùng ngày nay luôn đặt nhiều kỳ vọng vào trải nghiệm di động. Thời gian tải chậm, lỗi hoặc sự cố, nhắn tin spam cũng có thể trở thành lý do để ngừng một dịch vụ nào đó.

Tóm lại, m-commerce hiện mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh nếu bạn sẵn sàng nỗ lực phát triển và duy trì. Người dùng hiện nay khá lệ thuộc vào smartphone và coi đó là vật bất ly thân, quan trọng khi ra đường trên cả tiền bạc. Họ ngày càng ưa chuộng việc thanh toán, giao tiếp và tận hưởng các dịch vụ thông qua chiếc điện thoại tiện lợi. Ngược lại, những người dùng cảm thấy những trải nghiệm trên mobile của họ về một thương hiệu nào đó không đạt như kỳ vọng. Điều này sẽ giảm hơn 60% khả năng mua hàng của thương hiệu đó trong tương lai. Đó là lý do các nhãn hàng nên và cần phải phát triển nhiều hơn ở mảng M - commerce.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team.