Lạc giữa ma trận PR, sự thật đang ở đâu?

Lạc giữa ma trận PR, sự thật đang ở đâu?

Lạc giữa ma trận PR

Nguồn: Báo Doanh Nghiệp và Thương hiệu

Có thể nói trong những năm gần đây khái niệm về PR (Public Relations) tạm dịch là Quan hệ công chúng) đã trở thành một từ chuyên dụng ám chỉ về hình thức tiếp cận ghi dấu ấn vào tâm trí con người trong các hoạt động quảng bá sản phẩm cũng như các phạm trù thuộc về kinh doanh ngày càng phổ biến.

Vốn dĩ có niên đại xuất hiện từ rất lâu về trước nhưng khái niệm về PR còn gói gọn trong các hoạt động đơn giản và nó chỉ thật sự định hình và khái quát một cách bài bản có hệ thống bởi Edward Bernays người được mệnh danh là cha đẻ của ngành PR. Sau đó, du nhập vào nước ta và bắt đầu phát triển hơn 20 năm qua, PR trở thành một hiện tượng xã hội khi tần suất xuất hiện về khái niệm, định nghĩa của các hoạt động của PR ngày càng nhiều. Cuối cùng, như một quy luật biến đối tất nhiên của cuộc sống PR trở nên khó kiểm soát và vượt qua những biên giới ban đầu, bắt đầu lệnh hướng trong bối cảnh hiện tại.

Cùng với sự phát triển và bùng nổ của các phương tiện công nghệ thông minh đặc biệt là trong lĩnh vực về truyền thông đại chúng đã mở ra một kỉ nguyên mới cho các hoạt động về PR phát triển một cách mạnh mẽ. Với các công cụ tiếp cận nhanh chóng các đối tượng mục tiêu thông qua các trang mạng xã hội, ứng dụng kết nối cộng đồng, diễn đàn tin tức, thư điện tử, báo điện tự, kênh truyền hình qua mạng… PR dần trở nên mạnh mẽ mang trong mình sức mạnh của dư luận và truyền thông.

Như vậy, một vấn đề được đặt ra: PR có thật sự là tốt hay có thật sự là xấu? Đằng sau những bí ẩn về các hoạt động PR trong các lĩnh vực giải trí, truyền thông, kinh tế luôn là đề tài được quan tâm dưới nhiều hình thức.

Đối với những vấn đề liên quan đến ngành PR, chuyên gia Lê Trần Bảo Phương đã có những nhận định rất riêng trong lĩnh vực PR:

1. PR là những hoạt động truyền thông giúp cho cá nhân, tổ chức được mọi người yêu mến, ủng hộ và kính trọng. Bất kỳ một hoạt động truyền thông nào không tạo ra được sự yêu mến và kính trọng, đó không phải là PR.

2. PR là một dạng quyền lực. Quyền lực nào cũng có hai mặt. PR cũng có hai mặt. Có cả PR trắng lẫn PR đen. PR sẽ tạo ra điều tốt hay điều xấu phụ thuộc vào động cơ của người thực hành mà thôi.

3. PR vẫn đang là một khái niệm khá mơ hồ, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả trên thế giới. Đỉnh cao chuyên môn của ngành PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, thế nhưng tự bản thân nó lại đang bế tắc trong vấn đề của chính mình. Thật trớ trêu!

4. Có người thích scandal, có người không thích. Đối với người nổi tiếng “xấu”, scandal là liều thuốc bổ để nâng vớt “sự nổi tiếng” đang bị lãng quên. Còn đối với một số fan, scandal của ngôi sao nổi tiếng chính là thông tin giải trí của họ. Còn đối với một số người, scandal chính là thứ rác rưởi quăng vào tâm trí họ. Như vậy có rất nhiều cách nhìn về một scandal. Tốt xấu là do cách nhìn nhận cũng của từng ngư ời. Hãy để đám đông phán xét.

5. Phần lớn các tổ chức đang sử dụng PR là vì mục đích tư lợi. Đa số những người thực hành PR được doanh nghiệp thuê để giúp xây dựng danh tiếng cho họ, chứ không phải để tiết lộ những mặt còn hạn chế. Vì thế, thông điệp mà người thự c hành PR phát hành thường không đầy đủ và không phản ánh toàn diện về một sự thật nào đó.

Như vậy, về điểm cốt lõi duy nhất PR không xấu nhưng cách thức vận hành và áp dụng hiện nay của nhiều người, nhiều doanh nghiệp đã khiến hình ảnh PR trở nên xấu đi trong mắt công chúng.

Và điều cốt lõi cuối cùng nếu sử dụng PR không đúng cách nhiều doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về hình ảnh, uy tín trong lòng người tiêu dùng, dễ vướng vào các khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp.

PV / Mai Lan

Nguồn: http://doanhnghiepvathuonghieu.vn/lac-giua-ma-tran-pr-su-that-dang-o-dau--20378.html