Dự đoán 10 xu hướng marketing tại Việt Nam trong năm 2021

Việt Nam đã bước vào trạng thái “bình thường mới”, cùng với đó là sự phổ biến mạnh mẽ của các xu hướng marketing như TikTok, podcasts và KOL.

Đại dịch khiến cho các doanh nghiệp toàn cầu phải cắt giảm ngân sách marketing trên diện rộng, nhưng cũng đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Các giao dịch mua bán, trao đổi dần chuyển qua không gian mạng như một tất yếu. Mặc dù tình hình dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát tốt, nhưng thị trường quốc gia không hề nằm ngoài xu hướng này.

Đại dịch khiến cho các doanh nghiệp toàn cầu phải cắt giảm ngân sách marketing trên diện rộng, nhưng cũng đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Các giao dịch mua bán, trao đổi dần chuyển qua không gian mạng như một tất yếu. Mặc dù tình hình dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát tốt, nhưng thị trường quốc gia không hề nằm ngoài xu hướng này.

Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi hoạch định chiến lược marketing tại Việt Nam vào năm 2021.

*Đọc bài viết đầy đủ tại đây.

Sự phổ biến của mạng xã hội TikTok

Báo cáo từ Decision Lab cho biết đến tháng 8/2020, có khoảng 30% người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam đã tải ứng dụng TikTok. Vào ngày 26/6/2020, TikTok for Business cũng chính thức được ra mắt, cho phép các nhà điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp đo lường hiệu quả chiến dịch trên mạng xã hội này.

Viettel, VNG và Maybelline New York nằm trong các thương hiệu ứng dụng TikTok vào chiến dịch marketing tại Việt Nam.

Ảnh: Decision Lab

Ảnh: Decision Lab

Thời của V-Rap

Theo khảo sát của Novaon Communication, 82,9% người trả lời khẳng định Rap là thể loại âm nhạc thịnh hành nhất trong năm 2020.

Cùng với sự bùng nổ của hai cuộc thi Rap Việt và King of Rap, các doanh nghiệp bắt đầu nhìn thấy cơ hội phát triển thị trường từ xu hướng này. Điển hình có ví điện tử Momo đã hợp tác với rapper BinZ để sản xuất MV 021. Chỉ sau hai tuần, MV đạt 10 triệu lượt xem, đẩy nhanh mức độ phủ sóng của Momo tới người trẻ Việt.

Phát trực tiếp và sự kiện trực tuyến

Phát trực tiếp đã là xu hướng marketing phổ biến trong các doanh nghiệp B2B và D2C tại Việt Nam từ năm 2019. Với các doanh nghiệp B2B, tổ chức sự kiện và các hội thảo các cách duy trì mối quan hệ với khách hàng. Do vậy, việc đưa những hoạt động này lên không gian mạng là điều cần thiết.

Các khóa học của Vietnam Digital 4.0 đã chuyển sang nền tảng trực tuyến YouTube từ năm 2020, cho phép họ tiếp cận thêm hàng nghìn người dùng.

Mua sắm trực tuyến

Có tới 54,7 triệu người đã thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến tại Việt Nam vào năm 2019. Ngày nay, chỉ mất vài phút để các chủ hộ kinh doanh nhỏ thiết lập gian hàng trên sàn thương mại điện từ. Bốn địa chỉ phổ biến nhất trong thị trường Việt Nam là Shopee, Tiki, Lazada và Sendo.

Nguồn: CafeF

Nguồn: CafeF

Siêu ứng dụng

Có hai kiểu siêu ứng dụng phổ biến tại Việt Nam:

  • Ứng dụng cung cấp đa dịch vụ: Grab, Now, Baemin, VinID…

  • Ứng dụng cung cấp hình thức toán: Momo, Zalo Pay, VNPay, Payoo…

Những ứng dụng này cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng toàn diện thông qua việc cung cấp hình thức thanh toán, thiết lập gian hàng và khuyến mãi.

Sự xuất hiện của Podcast

Podcast vẫn còn khá lạ lẫm với người tiêu dùng ở Việt Nam. Tuy nhiên, với sự có mặt của Spotify, hình thức truyền thông này sẽ sớm phổ biến trong tương lai gần. Nhịp sống ngày càng gấp gáp, người trẻ Việt có thể cập nhật thông tin và kiến thức qua các kênh podcast sau đây:

KOL trong chiến dịch marketing

Theo báo cáo của 7Saturday, có khoảng 90% người tiêu dùng tin tưởng vào review của KOL, cao hơn hẳn sao với con số 33% người tin tưởng vào quảng cáo.

Rất dễ để các doanh nghiệp tìm thấy một gương mặt thương hiệu trong khoảng 14.000 KOL tại Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định bỏ ra một số tiền lại có thể đem đến một số rủi ro cho chiến dịch có KOL.

Nguồn: 7Saturday’s Influencer Discovery

Nguồn: 7Saturday’s Influencer Discovery

Marketing tự động hóa

Năm 2021 rồi, mọi việc đều có thể được tự động hóa, từ tiếp cận khách hàng tiềm năng, thực hiện giao dịch mua bán cho đến chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng. HubSpot, một nền tảng số cho doanh nghiệp cho phép bạn tự động hóa tất cả những bước trên.

Liên hệ với We Create Content, đối tác Vàng của HubSpot tại Việt Nam để trao đổi giải pháp marketing tự động hóa dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.

Định hướng marketing theo dữ liệu

Số like, share, comment không còn phù hợp để chứng minh hiệu quả của chiến dịch marketing. Chủ doanh nghiệp mong muốn nhìn thấy dữ liệu cho thấy hiệu quả đầu tư rõ ràng hơn, ví dụ như tỉ lệ chuyển đổi lead. Đó là lý do vì sao các nền tảng dành cho doanh nghiệp như Google Analytics, Facebook/Linkedin Insights ngày càng phát triển. Cuối cùng thì mục tiêu của hoạt động marketing cũng cần có liên kết chặt chẽ với mục tiêu lớn nhất, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bạn thích bài viết này? Truy cập trang web của We Create Content để đón đọc những bài viết chi tiết và hữu ích về thực hành marketing.