Onfluencer: 6 bài học Marketing thu được từ thắng lợi trăm tỉ của “Bố già”

Thời gian một năm vừa qua là giai đoạn khó khăn với ngành điện ảnh toàn cầu khi đại dịch đã “để lại” cho các nhà làm phim Việt Nam tổn thất lên đến hàng trăm tỉ đồng. Nhưng, chỉ trong vòng một tháng trở lại đây, công chúng lại được chứng kiến một “kỳ tích”, mang tên “Bố già” khi phim đạt mức doanh thu khổng lồ (khoảng 400 tỉ đồng)...

Vậy đâu là lý do đằng sau sự thành công của bộ phim này? Hãy cùng Onfluencer “bóc tách” những yếu tố đó!

Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà

Dịp Tết vừa qua, lần đầu tiên công chúng Việt không thể đến rạp xem phim khi toàn bộ các trung tâm chiếu phim đều đóng cửa do COVID-19 bùng phát “đúng lúc”. Dẫu vậy, điều này lại nhen nhóm cơ hội để các bộ phim có thể bùng nổ sau khi kết thúc thời gian giãn cách, thời điểm mà mong muốn ra rạp của khán giả đã bị tích tụ lại trong khoảng thời gian quá dài.

Và bộ phim “Bố già” đã nắm bắt được thời cơ tái công chiếu ngay khi các rạp phim được mở lại. Một cách ví von, điều này không khác gì “cơn mưa mát lạnh” giúp giải toả “cơn khát” phim của công chúng.

case study bố già: thiên thời địa lợi nhân hòa

Mong muốn ra rạp của khán giả đã bị tích tụ lại trong khoảng thời gian quá dài đã tạo cơ hội cho “Bố già”

Trong cùng khoảng thời gian, các bộ phim của nước ngoài hứa hẹn là “bom tấn” trong năm nay đều chưa công chiếu hoặc bị hoãn lịch ra rạp do tình hình dịch bệnh phức tạp. “Bố già” càng có cơ hội được công chúng lựa chọn

Đạo diễn của “Tiệc trăng máu”, Nguyễn Quang Dũng nhận định: “Việc ‘Bố già’ bị dời lịch chiếu cũng có thể xem như ‘trong cái rủi có cái may’. Bởi nếu công chiếu đúng vào Tết Nguyên đán như dự định thì có thể không được ‘nhiệt’ như thời điểm hiện tại, khi mọi người đã quá khát khao quay trở lại với rạp chiếu”.

Influencer Marketing

Đối với bất kỳ một sản phẩm phim rạp nào, Influencer Marketing luôn là một trong những hoạt động không thể thiếu. Và “Bố già” cũng không ngoại lệ, đôi khi còn “hùng hậu”

Trấn Thành – Yoo Jae Suk của Việt Nam

Sẽ có chút khập khiễng khi so sánh MC Trấn Thành với Yoo Jae Suk – tượng đài MC quốc dân của Hàn Quốc, nhưng đây là cách nói để mọi người dễ hình dung về mức độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng của Trấn Thành tại Việt Nam vào thời điểm hiện tại.

Từ trước khi “Bố già” ra rạp, Trấn Thành đã là cái tên gắn liền với các show truyền hình có tiếng vang lớn như Rap Việt hay Running Man... Chưa kể, anh cũng tham gia 2 bộ phim Việt từng đạt doanh thu trên 100 tỉ là “Cua lại vợ bầu” và “Trạng Quỳnh”.

Ngoài ra, Trấn Thành còn sở hữu fanpage Facebook với hơn 17 triệu likes, một trong những cộng đồng fan đông đảo trong showbiz Việt. Đây cũng chính là một kênh truyền thông và quảng bá đắc lực.

case study bố già: influencer marketing

“Bố già” sở hữu lực lượng KOLs quá “mạnh”

Đóng góp của dàn diễn viên phụ

Bên cạnh Trấn Thành, “Bố già” còn quy tụ những tên tuổi đang nổi và được công chúng yêu thích trong thời gian gần đây, từ lớp trẻ như Quốc Khánh, Tuấn Trần, La Thăng... đến tầng lớp “gạo cội” như NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Lan Phương...

Sự góp mặt của nhiều KOLs

Với tầm ảnh hưởng và mạng lưới các mối quan hệ rộng rãi của đội ngũ sản xuất, chiến dịch ra mắt và họp báo của “Bố già” không thiếu sự xuất hiện của những tên tuổi nổi tiếng trong showbiz. Có thể kể đến những như Lệ Quyên, Hồ Ngọc Hà, Đông Nhi – Ông Cao Thắng, Viruss, Bùi Anh Tuấn, Ngô Kiến Huy... Đồng thời là những bài viết, bài phóng với nhiều “lời khen có cánh” cho “Bố già” từ những ngôi sao nổi tiếng.

Từ “webdrama” thành “bom tấn” phòng vé

Trước khi sản xuất phiên bản điện ảnh, “Bố già” đã được ra mắt dưới dạng webdrama (mini-series phát miễn phí trên YouTube) và được đông đảo người xem đón nhận vào Tết năm 2020. Dù khác nội dung nhưng cả hai phiên bản đều được lấy cảm hứng từ chất liệu hiện thực trong một khu phố lao động ở TP.HCM.

case study bố già: thả con săn sắt bắt con cá mập

Từ webdrama thành “bom tấn” phòng vé

Series này cũng đạt được những con số ấn tượng như 4/5 tập phim nằm trong top trending (thịnh hành) của YouTube, mỗi tập có hàng chục triệu lượt xem. Với các Marketer, đây có lẽ là 1 case-study tốt về việc launching sản phẩm.

Bản web-drama “Bố già” là một phép thử nghiệm để đội ngũ sản xuất phim thăm dò ý kiến và tâm lý của công chúng về chủ đề của tác phẩm, thông qua đó điều chỉnh lại phiên bản điện ảnh sao cho phù hợp với thị yếu của công chúng. Đồng thời, đây cũng là “mồi dẫn”, châm ngòi thành công cho tác phẩm điện ảnh, khi đã thu hút và xây dựng trước một cộng đồng fan cho thương hiệu “Bố già”.

case study bố già: quảng bá rầm rộ

Chiến lược quảng bá rầm rộ

Ngoài ra, “Bố già” còn các chiến lược quảng bá khác như:

  • Liên tục đăng các teaser, hình ảnh phim, video hậu trường lên các kênh truyền thông khả dụng: Fanpage, trang cá nhân của đội ngũ sản xuất, các kênh YouTube... để thu hút sự chú ý của người xem.
  • Sau khi phim ra mắt, liên tục tổ chức các buổi quảng bá ở nhiều cụm rạp, đặc biệt là cinetour tại 3 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
  • Liên tục đưa tin trên các trang báo điện tử lớn từ trước, trong và sau khi công chiếu: kenh14, VnExpress, Thanh Niên...

Sản phẩm tốt – Nhắm trúng – Đánh chuẩn

Nếu là một người quan tâm tới Marketing thì hẳn bạn đã biết cốt lõi của chiến lược Marketing thành công và đủ sức lan toả nằm ở 3 thứ: Chất lượng sản phẩm tốt, target đúng đối tượng và cách truyền tải phải phù hợp với đối tượng đó;

Về chất lượng sản phẩm

Dù không quá xuất sắc vì vẫn còn những hạt sạn như lỗi diễn xuất còn đậm chất kịch sân khấu, diễn biến chưa đủ cao trào... nhưng “Bố già” vẫn là bộ phim có chất lượng tốt so với mặt bằng chung của điện ảnh Việt những năm qua.

Điểm sáng là phim có sự đầu tư vào kịch bản, lời thoại nhân vật được tính toán kỹ lưỡng, âm nhạc bắt tai dẫn dắt mạch cảm xúc, có những thước phim đẹp, kỹ thuật cao thoả mãn nhãn quan của người xem.

case study bố già: chất lượng sản phẩm tốt thì marketing mới hiệu quả

Sản phẩm có tốt thì Marketing mới hiệu quả

Về chọn đối tượng mục tiêu và truyền tải thông điệp

Đạo diễn Charlie Nguyễn từng chia sẻ: “...Đa số các bộ phim thành công tại Việt Nam đều đưa vào được thành tố Asian Grand Passion (Khát vọng lớn Châu Á). Những câu chuyện xoáy sâu vào tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt sẽ chạm được đến mức tình cảm cao nhất của khán giả”. “Bố già” đã khá khéo léo khi chọn chủ đề đại chúng này để làm một bộ phim dành cho người Việt.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bộ phim nào về chủ đề này cũng thành công. Vì thế, nên có lời khen khi “Bố già” đã xây dựng được một câu chuyện thân thuộc, đậm chất đời và khiến người xem “cảm” được bản thân qua các nhân vật. Minh chứng có lẽ không gì khác ngoài nước mắt của những khán giả ra rạp.

Một điều cần lưu ý rằng, chiến dịch PR có rầm rộ đến đâu cũng không thể lừa khán giả yêu một bộ phim mà họ không muốn yêu. Điều này cũng tương tự với bất kỳ một hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu nào trong giai đoạn hiện tại, sản phẩm có tốt thì chiến lược và chiến thuật mới phát huy được hiệu quả.

Thu hút được sự chú ý của dư luận

Trong cuốn “Marketing 4.0”, Philip Kotler từng nói rằng không phải mọi công chúng đều đưa nhận xét tích cực về sản phẩm thì đã là tốt, mà sự tranh luận giữa 2 phe tích cực và tiêu cực mới tạo ra hiệu quả khổng lồ cho Marketing. Và “Bố già” có lẽ đã làm được điều này.

case study bố già: gây tranh cãi

“Bố già” thu hút được sự chú ý của dư luận

“Bố già chẳng hay như mọi người vẫn nói” hay “Bố già tốt nhưng chẳng tuyệt vời như mọi người đồn”... là những ý kiến trái chiều xoay quanh chủ đề mang tên “Bố già”. Vô hình trung, những ý kiến này đã góp phần làm lan toả “sự hiện diện” của bộ phim đến nhiều khán giả hơn trong cộng đồng. Nhiều cuộc tranh luận nổ ra giữa phe “khen hay” và phe “chê dở”. Với những người chưa xem, họ sẽ có cảm giác “tò mò” và hình thành nhu cầu ra rạp để tự mình đánh giá.

Chưa kể trường hợp đặc biệt của các mạng xã hội, khi càng có nhiều bình luận, thì thuật toán càng đánh giá cao điểm tương tác và tự động phân phối đến nhiều người hơn nữa. Điều này đặc biệt có lợi để tiếp cận và giới thiệu phim tới khán giả.

Tóm lại, “Bố già” sẽ một case-study đáng quý cho những nhà làm phim lẫn những người làm marketing. Hi vọng với bài viết trên, bạn đã có một cái nhìn thực tế hơn về việc thực thi chiến lược quảng bá cũng như tác động của nó đến sự thành công của một sản phẩm trên thị trường.

Xem thêm các bài viết khác tại đây.