Inbound marketing – soán ngôi thị trường outbound hay là sự kết hợp cho chiến lược thương hiệu?

Trong thời đại công nghệ hoá, chúng ta đang dần chuyển hướng truyền thông Outbound sang Inbound . Vậy, thuật ngữ Inbound Marketing có nghĩa là gì? Inbound Marketing đóng vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu?

Vũ Agency sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về Inbound Marketing ở bài viết dưới đây.

Inbound Marketing với bối cảnh chiến lược thương hiệu trong truyền thông

Inbound Marketing

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về Inbound Marketing, Vũ Agency muốn chúng ta cùng quan sát tổng quan hoạt động Marketing đã thay đổi như thế nào với sự hiện diện của Outbound Marketing và Inbound Marketing.

Chiến lược Marketing bao gồm hai phương thức: Outbound Marketing và Inbound Marketing.

Outbound Marketing được hiểu nôm na là cách truyền thông truyền thống, chủ động tìm kiếm khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ về Outbound Marketing chúng ta thường gặp đó là: tư vấn qua điện thoại, email, tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình…

Trước khi Inbound Marketing xuất hiện, Outbound Marketing là sự lựa chọn gần như là duy nhất cho chiến lược thương hiệu để tiếp cận và tạo độ nhận diện đến khách hàng.

Vậy, Inbound Marketing có nghĩa là gì?

Inbound Marketing

Inbound Marketing là một chiến lược marketing ở xu hướng mới, hướng đến phương thức truyền thông qua công nghệ số, trực tuyến.

Ví dụ điển hình cho Inbound Marketing như: sự ra đời và lớn mạnh của hoạt động sáng tạo nội dung (Content Creator), mạng xã hội (Social Media), các trang web, bài blog, bài viết SEO…

Thay vì lôi kéo khách hàng một cách bị động như đầu tư quảng cáo trên khắp các mặt báo, phương tiện truyền thông, bảng hiệu… thì với Inbound Marketing, chiến lược thương hiệu tiến tới sự chủ động và khéo léo hơn trong việc thuyết phục khách hàng tiềm năng của mình. Inbound Marketing tập trung vào việc tạo ra các giá trị thực tế, hữu ích, sáng tạo nội dung chất lượng để khách hàng tự tìm đến thương hiệu, thực hiện một số bước quy trình chuyển đổi nhằm nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Nhờ đó, khách hàng cảm thấy thoải mái, chủ động đưa ra quyết định trung thành cùng thương hiệu lâu dài hơn, tháo gỡ những khúc mắc, sự cảnh giác đối với cách quảng cáo truyền thống.

Chính vì thế, đối với các nhà Marketers chuyên nghiệp, Inbound Marketing như một bước nhảy vọt của truyền thông, đưa ra cho doanh nghiệp một hướng đi mới hiệu quả, dễ dàng chiếm được lý tính lẫn cảm tính của khách hàng.

Quy trình hoạt động của Inbound Marketing bao gồm những bước nào?

Inbound Marketing trải qua 3 giai đoạn: Thu hút (Attract), Tương tác (Engage) và Làm hài lòng (Delight).

Inbound Marketing

1. Thu hút (Attract)

Ở giai đoạn này, vai trò của thương hiệu là tạo ra những nội dung hoặc đoạn hội thoại có giá trị, nhằm mục đích củng cố niềm tin ở khách hàng, giúp họ nhìn nhận bạn như một người có năng lực, thông thái và đáng tin cậy nhất có thể. Từ đó, khơi gợi nhu cầu được tương tác cùng thương hiệu.

Inbound Marketing

2. Tương tác (Engage)

Để biến nhu cầu tương tác của khách hàng trong ý nghĩ thành hành động, thương hiệu lúc này cần đưa ra những insight và giải pháp phù hợp với khúc mắc, mục đích của họ, thoả mãn nhu cầu được lắng nghe, kích thích sự yêu thích từ người tiêu dùng.

Inbound Marketing

3. Làm hài lòng (Delight)

Sau khi đã thuyết phục được khách hàng, hãy cho họ thấy rằng bạn thật sự chu đáo, quan tâm và hỗ trợ chứ không chỉ dừng lại ở nhu cầu giao dịch. Như vậy, khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng về sự chi trả của mình, sự tin cậy được đặt đúng nơi và tiếp thêm động lực để đồng hành lâu dài cùng thương hiệu.

Một khi khách hàng cảm thấy thỏa mãn về quyết định của mình, họ sẽ tự khắc chủ động truyền miệng (WOM) đến những đối tượng tương tự, kéo thêm đông đảo số lượng tiềm năng cho thương hiệu.

Đây như một bánh xe xoay vòng của Inbound Marketing. Để chiến lược thương hiệu đạt được hiệu suất cao nhất, bạn cần đảm bảo tất cả các giai đoạn được hoàn thành xuất sắc, trơn tru và không được gián đoạn.

Cách thức cụ thể giúp Inbound Marketing phát huy tác dụng trong chiến lược thương hiệu

Mỗi chiến lược thương hiệu sẽ có phương thức khác nhau để hoàn thành mục đích cuối cùng của mình. Sau đây là các gợi ý của Vũ Agency để cải thiện cũng như đưa đến giải pháp mới cho Inbound Marketing để các nhà Marketer dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược.

Inbound Marketing

1. Chiến lược thu hút (Attract)

Ở giai đoạn thu hút, điều duy nhất thương hiệu cần tập trung chính là sáng tạo các nội dung có ý nghĩa gần gũi, tác động được đối tượng khách hàng.

Ví dụ, các nội dung, hình ảnh, video ngắn trên mạng xã hội, website doanh nghiệp, trang blog, bài SEO sẽ rất hữu ích đối với người tiêu dùng. Chỉ cần xoay quanh chủ đề như giới thiệu, cung cấp kiến thức, hướng dẫn sử dụng, đưa ra thông điệp tích cực trong thời điểm nóng, giải quyết thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ…

Khác biệt, không lợi nhuận và thiết thực chính là 3 yếu tố cơ bản nhất mà các nhà sáng tạo nội dung cần lưu ý trong giai đoạn này.

Inbound Marketing

2. Chiến lược tiếp cận, tăng tương tác (Engage)

Mục đích cốt lõi của chiến lược tiếp cận này chính là làm sao để khách hàng chủ động đặt mối quan hệ lâu dài nhất có thể với thương hiệu của bạn. Chính vì thế, chiến lược sẽ tập trung vào việc giải quyết, hỗ trợ và kêu gọi hành động.

Giải quyết, hỗ trợ khách hàng thông qua điện thoại, email, hỗ trợ trực tuyến qua website. Hãy khéo léo lắng nghe và đưa ra cho khách hàng của mình những giải pháp nhanh gọn nhất. Hoặc kể cả khi vấn đề chưa được xử lý ngay lập tức thì đừng quên cho họ một lời cam kết chắc chắn, trấn an cảm xúc một cách dịu dàng, tinh tế.

Kêu gọi hành động (Call To Action – CTA) bằng form đăng ký trên landing page, nội dung, hình ảnh (Content) trên mạng xã hội… . Tương tự với cách hỗ trợ khách hàng, bạn phải thật khéo léo, nhã nhặn trong lối chào hỏi, khiến họ thoát khỏi ý nghĩ rằng mình sẽ bị làm phiền trong tương lai.

Bên cạnh đó, một số trường hợp thương hiệu cần tránh trong quá trình này như: để khách hàng chờ đợi quá lâu mà không có một lời xác nhận, mập mờ trong cách giải quyết, trì hoãn thời gian tương tác, cố chấp mời chào mua hàng trong khi chưa giải quyết thắc mắc của khách hàng…

Tiếp cận khách hàng chưa bao giờ là một điều dễ dàng, kể cả với các doanh nghiệp lâu năm kinh nghiệm. Khách hàng có quay trở lại với thương hiệu hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng thành công của giai đoạn này. Vì thế, hãy ghi nhớ nguyên tắc trên để đưa đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời khi tương tác với thương hiệu của bạn.

Inbound Marketing

3. Chiến lược làm hài lòng khách hàng (Delight)

Inbound Marketing được mở rộng hơn Outbound Marketing khi thương hiệu dần nhận thức được rằng giao dịch thành công chưa hẳn là kết thúc. Vậy, tiếp theo giai đoạn đó, thương hiệu cần hành động điều gì?

Khách hàng đã đồng ý chi trả, nhưng họ có quay lại những lần tiếp theo không lại là điều quan trọng hơn cả. Nếu sản phẩm xảy ra sự cố, dịch vụ chăm sóc khách hàng lại gián đoạn thì hiển nhiên, bạn đã nhận một điểm trừ rất lớn từ người tiêu dùng, và có thể kéo thêm rất nhiều ác cảm từ đông đảo người tiêu dùng tiềm năng khác.

Sử dụng chatbots để tìm hiểu trải nghiệm khách hàng sau giao dịch, một bảng khảo sát cảm nhận của họ (Google Form), gửi email marketing để khách hàng biết rằng bạn luôn hỗ trợ họ bất kể trong mọi tình huống, cho họ một địa chỉ liên hệ cụ thể khi gặp sự cố, hay đơn giản là nhắn tin, trao đổi về mong muốn, nhu cầu trong tương lai của họ.

Chung quy lại, hãy khiến khách hàng cảm thấy thương hiệu như một người bạn thật sự, chứ không chỉ để lôi kéo họ vào cuộc chiến doanh thu của bạn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ gia tăng được thiện cảm, làm hài lòng người tiêu dùng, ghi điểm so với các đối thủ khác trên thị trường và tăng khả năng thành công cho chiến lược thương hiệu.

Xoá bỏ Outbound Marketing khỏi chiến lược thương hiệu hay là sự kết hợp giữa cả hai phương thức?

Inbound Marketing không hẳn là một sự bắt buộc trong chiến lược thương hiệu, mà đúng hơn là sự lựa chọn. Với xu hướng chuyển đổi liên tục của thời đại công nghệ, thương hiệu sẽ đánh mất lợi thế nếu không có chiến lược cho Inbound. Ngược lại, Outbound lại giúp thương hiệu được phủ sóng rộng rãi với nhiều đối tượng hơn. Vì thế, kết hợp làm sao để cả Inbound và Outbound phát huy được điểm mạnh là nhiệm vụ của chiến lược thương hiệu.

Kết

Tóm lại, Inbound Marketing đã đem đến cho doanh nghiệp góc nhìn đa chiều hơn trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Inbound chuyển đổi quá trình từ một người lạ trở thành lead, khách hàng tiềm năng, khách hàng sử dụng và cuối cùng là khách hàng trung thành.

Nếu quý vị đang gặp khó khăn trong quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu hài hòa giữa Inbound và Outbound, thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 0366.366.999, tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành.

© Vũ Agency.

Nguồn: https://vudigital.co/inbound-marketing-su-soan-ngoi-thi-truong-outbound-hay-la-su-ket-hop-hai-hoa-cho-chien-luoc-thuong-hieu.html