Marketer Trần Trúc Lâm
Trần Trúc Lâm

Digital Marketing Specialist

Chiến lược Blitzkrieg: Làm gì khi ở giữa 2 thế lực hùng mạnh?

Video này là một trong những minh họa về Blitzkrieg Strategy. Chiến lược / Chiến thuật quân sự nổi tiếng của quân đội Đức, được hình thành từ WW1 (Thế chiến thứ 1) và hoàn thiện lên đến đỉnh cao vào giữa WW2 (Thế chiến thứ 2).

Bước ngoặc của cuộc đại chiến thế giới lần 2 nằm rất lớn ở yếu tố là phe đồng minh đã tìm ra chiến lược để đối phó với Blitzkrieg.

Blitzkrieg là gì? Tại sao lại là chiến lược, tại sao lại là chiến thuật?

Và hơn cả mọi thứ, Blitzkrieg có thể ứng dụng trong kinh doanh... câu chuyện của startup.

(Ví dụ là tôi có thể ứng dụng luôn trong cách chơi game, và dành chiến thắng trước các đối thủ mạnh hơn so về chỉ số sức mạnh)

(Ví dụ Tập đoàn Vingroup, cũng đang áp dụng chiến lược này trong quá trình phát triển hiện tại. Nhiều hình thái của họ đã phản ánh đậm nét chiến lược này).

Blitzkrieg là gì?

Trả lời nhanh: Google search và tham khảo Wikipedia để có thông tin chi tiết.

Tóm tắt: Blitzkrieg trong tiếng Đức có nghĩa là Chiến Tranh Chớp Nhoáng.

Chiến lược Blitzkrieg Strategy

Chiến lược Blitzkrieg Strategy

Đặt yếu tố tốc độ lên hàng đầu. Và chỉ có người Đức mới có thể phát minh ra chiến lược, chiến thuật này. Nguồn gốc là vì sao?

Chiến Lược Blitzkrieg

Nước Đức có lịch sử phát triển ở lục địa già rất hoành tráng. Họ luôn là một thế lực rất mạnh với 3 thời kỳ lần lượt gọi là Đệ Nhất, Đệ Nhị và Đệ Tam Đế Chế (là thời kỳ Quốc Xã).

Và có một vấn đề nước Đức luôn luôn phải đối diện là họ bị kẹp giữa 2 thế lực hùng mạnh: Anh - Pháp ở phía Tây. Nga (Sau này là Liên Xô) ở phía Đông.

Bởi vì khi lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch, người Đức không thể nào chống cự lại được, thế nên các chiến lược gia người Đức phải tìm giải pháp.

Blitzkrieg Strategy

Blitzkrieg Strategy

Giải pháp chiến lược là khi có xung đột diễn ra, họ phải nhanh chóng tập trung nguồn lực đánh mạnh và đánh thắng ở Phía Tây (hướng Anh - Pháp).

Thời gian vàng họ có được là ở phía Đông (Nga) sẽ cần một khoản thời gian đáng kể để huy động nguồn lực mở mặt trận hướng này.

Nếu người Đức chiến thắng ở Phía Tây sớm, họ sẽ nhanh chóng huy động lực lượng tại đây chạy về phía Đông để đối đầu.

Blitzkrieg về chiến lược, đơn giản là như vậy. Và điểm cốt lõi là phải chiến thắng sớm ở một mặt trận (phía Tây).

---

Hitler, ông ấy đã thực thi chiến lược này rất tốt bằng việc hạ gục nước Pháp trong vài node nhạc. Gót chân Archilles của người Đức xuất hiện, Blitzkrieg là đúng đắn, nhưng họ chỉ thực thi được đến bờ biển Normandy.

Người Đức không đủ nguồn lực để thôn tính nước Anh nếu chỉ dựa vào sức mạnh của không quân Đức. Hitler đã mắc phải sai lầm chiến lược khi xử lý tình huống ở đây.

Nhận thấy không thể nuốt Vương Quốc của Nữ Hoàng Anh, ông ta chuyển sang làm hòa. Món quà hồi môn là sự tha chết cho lực lượng liên minh Anh - Pháp đang bị dồn ứ, kẹt cứng ở Normandy.

Có lẽ ông ta nghĩ hòa ước này sẽ giúp tạo một liên minh hay ít nhất ông ấy không cần phải chia nguồn lực ở phía Tây để tập trung đánh Liên Xô.

Sau khi đánh xong Liên Xô, với nguồn tài nguyên dồi dào ở Phương Đông, ông ấy lại khôi phục nguyên khí và trở lại tấn công phía Tây hoàn thành Bá Nghiệp.

Về mặt nào đó, hướng xử lý này có vẻ cũng đạt được mục tiêu của chiến lược Blitzkrieg: "Làm sao để nước Đức không phải đối đầu ở cả 2 mặt trận".

Nhưng thực tế thì người tính không bằng trời tính, lịch sử đã ghi lại sự thất bại trong các bài tính toán của Hitler.

Moral of Story (Bài học rút ra):

Các chiến lược bình thường, bậc trung nhưng được thực thi kiên định, lâu dài thì thường đem lại kết quả tốt hơn các chiến lược siêu đẳng nhưng lại thay đổi liên tục, nhanh chóng.

Khi bạn làm kinh doanh, càng lúc bạn sẽ càng khám phá ra nhiều cơ hội, nhiều thị trường mới... có thể bạn sẽ không quan tâm.

Nhưng đến lúc những thứ đó lại có quá nhiều tiềm năng, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ..., đến lúc bạn thấy người khác kiếm được rất nhiều tiền từ những thứ tiềm năng đó...

Bạn dẹp hết mọi chiến lược của bạn và bắt đầu đầu tư ít ít vào một ngành nghề khác với nguồn lực cả về thời gian, chất xám lẫn tài chính... ít ít nó biến thành nhiều nhiều lúc nào không hay... Stop...

Lúc này bạn bắt đầu giống nhân vật lớn của lịch sử thế giới là Hitler... bạn thay đổi chiến lược giữa đoạn đường bởi vì tình huống XYZ gì gì đó...

Chiến lược cần sự kiên định, tầm nhìn và sự vận động chiến thuật để thực thi. Chiến lược không phải là thứ thay đổi khi bạn mở mắt thức dậy vào buổi sáng hoặc khi có ý tưởng siêu việt, mới mẻ nào đó vừa nảy sinh hoặc được bơm vào đầu bạn...

Chiến thuật Blitzkrieg

Ở trên, tôi có trình bày về Chiến lược Blitzkrieg. Và chiến lược cần được thực thi bởi sự vận động của các chiến thuật.

Chiến thuật Blitzkrieg

Chiến thuật Blitzkrieg

Để phân tầng các khái niệm cả trong quân sự lẫn kinh doanh ta hiểu nôm na cấu trúc hình cây như sau:

  • Chiến lược bao gồm nhiều chiến thuật.
  • Chiến thuật bao gồm nhiều chiến dịch.
  • Chiến dịch bao gồm nhiều kế hoạch hành động.

(Tất nhiên, vẫn có tình huống 1 chiến lược chỉ có 1 chiến thuật triển khai trong 1 chiến dịch với 1 hành động duy nhất, đây là những tình huống khá rủi ro, và cũng để xử lý những vấn đề có thể chấp nhận hoặc bắt buộc chấp nhận rủi ro).

Trở lại với Blitzkrieg, để thực thi chiến lược chớp nhoán thì cần chiến thuật chớp nhoán, những trận đánh chớp nhoán.

Người Đức xây dựng chiến thuật như sau:

  • Xây dựng những sư đoàn cơ giới (Panzer) với các xe Tank cực mạnh.
  • Những sư đoàn này sẽ tấn công thần tốc theo một mũi tiến công nào đó, thọc sâu vào phòng tuyến của đối phương với sự hỗ trợ cực lớn từ lực lượng không quân.
  • Các mục tiêu quân sự không thuộc mũi tiến công thọc sâu, các sư đoàn Panzer sẽ để lại cho bộ binh Đức quét từ từ.

Chiến thuật này có Pros and Cons (thuận lợi, khó khăn) như sau:

  • Cons: mũi tiến công thọc sâu sẽ khá cô đơn, và không có sự tiếp ứng của lực lượng dự bị, lực lượng hậu cần (xe có nguy cơ không có xăng để chạy, lính có nguy cơ không có cơm để ăn).
  • Pros: Mũi tiến công thọc sâu có thể làm tê liệt ngược lại lực lượng hậu cần của đối phương, lực lượng tấn công từ xa như pháo binh, sân bay dành cho không quân (phần việc càn quét của bộ binh phía sau dễ dàng hơn rất nhiều, tốc độ chung của toàn quân lại tăng rất nhiều). Và mũi tấn công này có thể bọc hậu, tạo thành vòng vây để tiêu diệt lực lượng đối phương.

Để xử lý phần bất cập, người Đức dùng lực lượng không quân làm bá chủ bầu trời để chi viện hỏa lực cho các sư đoàn Panzer thọc sâu, thiếu sự tiếp ứng từ bộ binh.

Họ cũng nhanh chóng tiến quân thần tốc để tiếp ứng cho lực lượng mũi nhọn... và tốc độ này có được từ tư duy chiến lược Blitzkrieg trong phương thức chỉ huy.

Các tướng tá chỉ huy các đơn vị quân đội Đức được toàn quyền điều động lực lượng dưới trướng của mình miễn sao đạt được mục đích chiến lược đã đặt ra từ đầu.

Không cần phải xin và chờ chỉ thị từ bộ tổng hành dinh/bộ tư lệnh chiến dịch.

Người Đức họ triệt tiêu được độ trễ của thông tin, triệt tiêu được sự bất cập của những mệnh lệnh không còn phù hợp với tình hình chiến trường thay đổi chóng mặt.

Nói nôm na, dù Hitler là một nhà độc tài, nhưng ông ta giao quyền tiền trảm hậu tấu rất triệt để.

Ngay cả các tướng lĩnh cấp cao thuộc quân đội Đức không nhất thiết phải là thành viên của Đảng Quốc Xã, quyền tối thượng của chỉ huy trực tiếp là trên mọi thứ trong quân đội Đức (thời điểm này).

Quân đồng minh và Liên Xô lại không có cơ cấu như thế, thua hoàn toàn ở tốc độ, thua hoàn toàn trước Blitzkrieg.

Khi quân đội Pháp thất trận, họ có lực lượng về chỉ số "sức mạnh" là cao hơn hẳn quân Đức, có phòng tuyến Maginot bất khả xâm phạm, nhưng các đơn vị quân đội trên toàn nước Pháp không hề cơ động.

Thậm chí lực lượng Tăng - Thiết Giáp khi ấy chỉ được cơ cấu là 1 bộ phận thuộc các sư đoàn bộ binh chớ không phải là những sư đoàn độc lập, linh hoạt như của người Đức.

Sự cay đắng là nước Pháp phải đầu hàng khi lực lượng quân sự của họ còn đến 70~ 80% sức mạnh.

Liên Xô còn chậm chạp hơn. Stalin khi ấy thâu tóm quyền lực nên "chu di" hết các thể loại tướng lĩnh cao cấp, có kinh nghiệm chiến đấu.

Đồng thời cơ cấu chỉ huy lại có các vị trí Chính Ủy, đại diện cho Đảng kiểm soát mọi hoạt động của Tư Lệnh đơn vị.

Mọi sự điều động đều phải có sự đồng ý của bộ chỉ huy tối cao... mọi thứ đều chậm chạp, đều bị outdated (lỗi thời).

Moral of Story (bài học rút ra):

Tốc độ không nằm ở đôi chân, không nằm ở sức mạnh cơ bắp.

Người Đức thành công với chiến thuật Blitzkrieg không phải vì bánh xích xe tăng lăn quá nhanh hay các khẩu pháo cực kỳ uy lực... họ thành công vì tốc độ nằm trong tư duy vận động.

Khi bạn kinh doanh sẽ có những lúc bạn tiến rất nhanh, bạn lấy một phân khúc làm mũi nhọn và đánh kịch liệt vào đó...

Nhưng sự chớp nhoáng của bạn nếu không có chiến lược từ ban đầu cùng với các chiến thuật đi kèm, chiến thuật phát sinh thì "vương triều" của bạn nhanh chóng sẽ bị sụp đổ vì bạn không có sự tiếp ứng từ lực lượng hậu cần... khát rồi đói vốn... giảm rồi mất luôn thị phần...

Muốn thành công như người Đức, phải có tư duy của người Đức... muốn hành động như tỉ phú, phải có tư duy của tỉ phú.

*Nhiều bạn Startup chia sẽ với tôi giấc mơ triệu đô rất hấp dẫn, nhưng khi tôi hỏi nếu bất thình lình bạn có 1 tỷ đô thì có biết phải làm gì tiếp theo với nó không... 101% câu trả lời là không!!!

Side Lessons (Bài học phụ):

Các tập đoàn lớn bao gồm cả những tập đoàn đa quốc gia, khi họ chuyển mình về các chiến lược phát triển họ có mọi thứ về nguồn lực... như nước Pháp trước nước Đức, như một Liên Xô đã từng rất vĩ đại... nhưng họ lại thiếu tốc độ vì cơ chế quản lý... thiếu hắn một chiến lược và chiến thuật như Blitzkrieg.

Họ tin rằng họ quá lớn... niềm tin của Nokia hãng hàng không ĐÃ TỪNG bay rất cao trên sóng điện thoại.

Khi bạn đang lớn lên cũng vậy, công ty bạn phát triển rất tốt và bạn cần kiểm soát tốt hơn. Bạn xây dựng một cơ chế quản lý theo tiêu chuẩn của một công ty lớn, một tập đoàn lớn nào đó mà bạn cảm thấy là rất chuyên nghiệp.

Tốc độ nó chậm dần, chi phí nó tăng dần, hiệu quả nó giảm dần và bị che mắt bằng sự tăng trưởng doanh số, tăng trưởng lợi nhuận.

Đến lúc nào đó, chính bạn cũng không trả lời được mũi nhọn tấn công của bạn là gì?

Đến một lúc nào đó bạn phát giác ra tốc độ di chuyển của bạn sẽ không bao giờ đi về đến đích.

Nguyễn Huỳnh Duy - Co-founder S3co.vn