Marketer Võ Văn Quang
Võ Văn Quang

Brand Guru - Chuyên gia thương hiệu @ Chief Marketing Officer

Chân dung CEO Lộc Trời - Huỳnh Văn Thòn - So sánh chiến lược với HAGL bằng Mô hình 7P

Công ty phát triển từ Bảo vệ Thực vật An Giang - AGPPS, phân phối thuốc trừ sâu cho Syngenta... Kể từ 2010 tập trung xây dựng thương hiệu gạo Hạt Ngọc Trời và đột phá trong nông nghiệp với Mô hình Cánh Đồng Lớn và dịch chuyển 'trọng tâm chiến lược' từ cung cấp vật tư sang canh tác chế biến và xuất khẩu gạo cao cấp có thương hiệu... Hạt Ngọc Trời và giờ đây là Tập đoàn Lộc Trời, đang cán mức doanh thu 10,000Tỷ (gần gấp đôi HAGL).

Chú ý: bài viết chỉ thích hợp cho những bạn đọc đã tìm hiểu mô hình Marketing 7P của chuyên gia Võ Văn Quang... cân nhắc trước khi đọc.

CEO Huỳnh Văn Thòn

Chân dung CEO Huỳnh Văn Thòn, Anh hùng lao động - Công ty AGPPS nay là Tập đoàn Lộc Trời

Sáng nay (22-6-2016) chuyên gia đến HTV tham gia đối thoại truyền hình cùng với ông Huỳnh Văn Thòn - CEO của Tập đoàn Lộc Trời trong chuỗi chương trình Tự hào Thương hiệu. Nhân vật anh hùng lao động là một người rất bình dân với áo sơ-mi, cà-vạt và cả 2 vị khách mời cũng đều thích trêu cô MC xinh đẹp (!)... chân dung một CEO của kinh tế thị trường đúng nghĩa (+) vừa bặt thiệp, sáng tạo, và gần gũi, và có lẽ ông không thuộc típ người thích vay tiền ngân hàng để sắm máy bay... (!)


Một bạn marketer trong diễn đàn brandsvietnam.com nhận xét chuyên gia thích so sánh này nọ... quả là rất đúng, vì thủ pháp so sánh giúp chúng ta nhận ra sự khác biệt ngay lập tức và tránh bias hay cực đoan (*)

Cũng như cậu chuyện hôm trước đó khi trả lời về khái niệm 'thương hiệu nổi tiếng' và 'nhãn hiệu' với tình huống đặt ra của báo Enternews (diễn đàn doanh nghiệp VCCI)... mình dẫn chứng thủ pháp so sánh trạng thái nổi tiếng của một thương hiệu để cho thấy tính chất 'tương đối' theo relative theory. Vd: Kinh Đô là thương hiệu Công ty bánh nổi tiếng cả nước; nhưng đồng thời lại có một cửa hàng bánh Kinh Đô khác nổi tiếng lâu đời ở Hà Nội (Cửa Nam) từ những năm 1940.

Ông Thòn là người rất bình dân, nhưng trong đầu ông đầy sáng kiến và luôn ấp ủ cùng với tập thể, biến sáng kiến trở thành kết quả... Công ty AGPPS giờ có tên mới là Tập đoàn Lộc Trời, và cá nhân ông là Anh hùng Lao động (Bầu Đ. chưa có danh hiệu này). Doanh thu của Lộc trời đạt 9,500Tỷ và đang trên đà tăng trưởng 20%/năm, trong khi (lại so sánh) doanh thu của HAGL lèo tèo ở mức 6,000tỷ nếu so với 'tiếng tăm' của Bầu Đ. và số nợ khủng của HAGL; một so sánh quan trọng khác là nguồn vốn của Lộc Trời là do các qũy đầu tư chuyên nghiệp (Vina Capital, Standard Chartered), còn vốn vay (lên đến 27,000Tỷ) của HAGL là do 'quan hệ' với ngân hàng (Vd: BIDV) mà sức khoẻ ngân hàng với sức khoẻ của ông doanh nghiệp cứ như là anh em sinh đôi...

Như thường lệ ông Thòn gửi tặng quà cho các 'đối tác' truyền thông là các anh chị em trong nhà đài HTV và cho anh Quang (chuyên gia)... Quà tặng thật là ý nghĩa như chính sứ mệnh của Tập đoàn Nông nghiệp Lộc Trời... đó là gạo mầm Vigigaba, gạo lức tẩm tinh bột Nghệ... những dòng sản phẩm mà hiện nay người Nhật đang say mê (triết lý thực dưỡng Ohsawa) và hợp tác mở thị trường.

Nhân tiện mình nói với bác Thòn, là đã 'theo dõi' những bước đi (tactics & strategy) của AGPPS từ nhiều năm nay, với câu chuyện ông Thòn mời ông Ba Dũng (nguyên phó Tổng Vinafood II) sau khi về hưu về gia nhập AGPPS tạo ra cặp bài trùng và là tác giả của mô hình Cánh Đồng Lớn, hiện thực hoá lý thuyết chuỗi giá trị trong sản xuất luá đạt chuẩn... gây tiếng vang cho cả nước noi theo, không khác gì câu chuyện 'Khoán 10' của ông Kim Ngọc trước đây.

Những nhận xét trong giới kinh doanh ở miền Tây trong thời gian đầu khi AGPPS 'đối lưu' vật tư với nhà nông và thu mua luá, không những thế là mạng lưới mấy trăm Kỹ thuật viên (kỹ sư nông nghiệp) cùng làm cùng sống với các nhóm nông dân; rồi chương trình Khám bệnh cho Nông dân nghèo... mà giới kinh doanh phân phối vật tư, phân bón xem là 'chuyện viển vông'...(?)

Trong các chương trình tư vấn gần đây ở Lương thực Sông Hậu và Đạm Cà Mau, mình thường lấy AGPPS ra để làm tiêu điểm so sánh, nhất là đội ngũ sales & marketing của Gạo Sông Hậu, từ chỗ thiếu tự tin các bạn ấy đã nhìn thấy con đường sáng của AGPPS và thay đổi chính mình, nâng cấp thương hiệu và đội ngũ kinh doanh Gạo Sông hậu trở thành điển hình của Tổng Vinafood II trong bối cảnh xây dựng thương hiệu gạo quốc gia (QĐ706TTg).

Trong khi áp lực tài chính đè nặng lên nút quan hệ giữa đại lý cấp 2 và nông hộ, thì tại AGPPS (Lộc Trời) đã giải toả nhờ nguyên lý tập trung tài chính và đối lưu sản phẩm, chìa khoá cạnh tranh ở đây là 1.5 chiết khấu so với 2.0 chiết khấu chuẩn (do lưu thông qua 2 nấc giá trị) đồng thời phiá nông dân được hưởng lợi nhuận cao hơn, với đầu ra ổn định.
Phân tích: HAGL tập trung toàn bộ đất canh tác, đẩy người nông dân ra rìa hoặc trở thành người làm thuê. Trong khi mô hình AGPPS (Lộc Trời) người nông dân vẫn làm chủ (đất ruộng và nhà cửa), chỉ hợp tác với công ty về đầu vào và đầu ra cùng với dịch vụ kỹ thuật.

Câu chuyện trên HTV sáng nay (22-6-2016) là đưa đẩy giữa việc triển khai các chính sách vĩ mô trong hội nhập cho đến vệ sinh an toàn nông sản với sự phân tích (của chuyên gia) về sự yếu kém của chính quyền định phương và hệ thống Thông tư hướng dẫn không đáp ưng nhu cầu thực tế; từ chuyển dịch trọng tâm 'xuất khẩu FOB' đến thâm nhập thị trường đích; từ sản xuất đơn lẻ đến hợp tác với vai trò trung tâm dịch vụ kỹ thuật, trung tâm phân tích dự báo thị trường cũng như vai trò năng động hơn từ phiá chính quyền các địa phương, mà mình đã nêu trường hợp chuyển biến nhanh trong nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng.

Đối sách đa-dạng-hoá thị trường nhằm tránh bị khống chế đầu ra như đã thực hiện gần đây với trái Vải, Thanh Long... nhờ các địa phương mở thêm thị trường mới (Úc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ)... hạn chế sự độc quyền thị trường từ phiá TQ. Ông Thòn cũng đồng ý về điều này và (hình như) rất tâm đắc về chức năng Phòng phân tích thị trường do chuyên gia nêu ra...

Vào cuối buổi bạn Nga HTV cũng đánh giá cao những nội dung và quan điểm do CEO Thòn đưa ra cũng như các phân tích chuyên sâu của chuyên gia VVQ vừa phong phú vừa thực tiễn (dĩ nhiên nhờ đi phượt mà có)... Bạn MC Hồng Thanh cũng rất hài lòng về buổi làm việc. Mình cũng cám ơn vai trò chuyền bóng rất nhuyễn của bạn ấy, cũng như nụ cười về mặt Nha khoa rất chuẩn (!) - (xin lỗi vì đang làm dự án Thương hiệu Nha khoa Du lịch đấy mà).

Thêm một niềm vui khi một bạn đẹp trai tên là Tấn Ninh (chuyên viên truyền thông của Lộc Trời, người kết nối HTV với CEO Huỳnh Văn Thòn) đứng ra chào thầy Quang (cộng đồng học viên Việt Nam Marcom) và mình được biết bạn Ninh đã từng thực tập ở HTV cách đây vài năm, mừng thêm khi bạn nói 'em gia nhập Lộc Trời cũng nhờ VN Marcom và Thầy Quang' (cái này chuyên gia hơi có vẻ tự sướng).

Bài viết mang tính tự sự này chủ yếu muốn giới thiệu một nhân vật CEO - Huỳnh Văn Thòn, người mà các bạn trẻ marketing và cộng đồng còn ít biết tới khi so sánh với HAGL & Bầu Đ. (một cái tên bị truyền thông nhào nặn hơi nhiều), và cho một số ngầm hiểu so sánh chiến lược và chứng minh vai trò chiến lược Marketing 7P mà hôm trước còn một vài bạn (trên brandsvietnam) cho rằng chuyên gia chưa phân tích rõ. Sự dịch chuyển trong 10 năm qua của AGPPS - Lộc Trời là từ sản xuất tốt sang chuyên nghiệp hóa chiến lược, từ cụm P1&P2 chuyển sang P3&P4... tuy nhiên như chính ông Thòn nêu trong buổi trò chuyện trên HTV với chuyên gia: 'chất lượng vẫn là then chốt'... chất lượng trong nông sản sạch được chuyên gia VVQ đúc kết bằng 'Nguyên lý 5 Không' sau đây:
(1) Không dùng nước bẩn và ô nghiễm (sử dụng nước tiết kiệm)
(2) Không dùng thuốc trừ sâu độc hại (gây hại môi trường và con người)
(3) Không dùng giống biến đổi Gien (gây hại cả chuỗi giá trị và sức khoẻ)
(4) Không dùng thuốc diệt cỏ (hài hoà với môi trường xung quanh)
(5) Không dùng phân bón Vô cơ (hạn chế và cân bằng với hữu cơ Vd Humate)

Trong tư duy chiến lược kinh tế tri thức, những khuyến nghị gia tăng hàm lượng công nghệ và tri thức giúp dịch chuyển khái niệm Chất lượng Sản phẩm trở thành Chất lượng Thương hiệu và Thị phần Doanh số Sản phẩm sang Thị phần thương hiệu (**)... là hướng đi đột phá tiên phong, ngay cả trong những lĩnh vực truyền thống như Nông nghiệp và Nông sản Việt nam trước thách thức hội nhập.

Tập đoàn Lộc Trời và CEO Huỳnh Văn Thòn đang hiện thực hoá những điều này trong lĩnh vực nông nghiệp, chứ không phải bởi HAGL và Bầu Đ.

Chú thích:

(*) Triết lý trong Bất Định và Lượng Tử đó là thay vì định nghĩa sự việc và không thể xác định nó, hãy so sánh nó với cái khác...
(**) Thị phần Thương hiệu (Brand Share) đã được cchuyên gia áp dụng trong các chương trình tư vấn quản trị gần đây.

Góp ý với Ban biên tập:

- Khi chọn từ khoá cho Brands, chuyên gia không tìm thấy thương hiệu "Hạt Ngọc Trời' thương hiệu gạo số 1 hiện nay.

- Khi chọn từ khoá cho Công ty, chỉ tìm thấy HAGL nhưng không tìm thấy từ khoá AGPPS hay Lộc Trời (?)

- Khi search từ khoá cho Ngành hàng, không tìm thấy từ khoá Gạo hay Nông sản (?)

- Và không ngạc nhiên khi search từ khoá 'nhân vật' không tìm thấy tên CEO Huỳnh Văn Thòn