Bán hàng Online dần chuyển mình tại thị trường Đông Nam Á

Thị trường bán lẻ Đông Nam Á dần chuyển từ phương thức trực tiếp sang kỹ thuật số mở ra cơ hội dành cho cho các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Hệ sinh thái thương mại điện tử Đông Nam Á, bắt đầu hoạt động, mang đến không gian bán hàng trực tuyến dễ dàng dành cho các doanh nghiệp. Để đặt được hiệu quả và có thể cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ tại Đông Nam Á cần xây dựng quy trình bán hàng online bài bản và thông minh.

Bán hàng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến được xem là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp SMEs. Mở ra thị trường thương mại hóa toàn cầu, tạo nhiều ưu điểm dành cho cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng. Theo khảo sát được thực hiện năm 2014, có đến 41% người tiêu dùng trên toàn cầu có xu hướng mua hàng trực tuyến. Vào năm 2016, số liệu này sẽ tăng lên 58.3%, theo vượt quá 63% vào năm 2019. Xây dựng quy trình bán hàng online hiệu quả bao gồm các bước sau đây:

1. Lên kế hoạch bán cái gì và bán như thế nào?

Bước đầu tiên trong quy trình bán hàng online chính là xác định mặt hàng/ sản phẩm/ dịch vụ, mang đến khả năng cạnh tranh cao và doanh thu tốt. Lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp định bán đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố khác như chi phí sản xuất, lưu kho, vận chuyển hay sức cạnh tranh. Để lựa chọn được sản phẩm sẽ cung cấp ra thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng cân nhắc các yếu tố sau đây:

  • Chuyển hình thức bán hàng trực tiếp sang trực tuyến

Doanh nghiệp chuyển từ cung cấp các sản phẩm theo hình thức trực tiếp tại cửa hàng sang bán hàng trực tuyến. Doanh nghiệp chỉ cần đưa các mặt hàng đang kinh doanh lên trang web bán hàng của mình hoặc lên các sàn thương mại điện tử.

  • Nghiên cứu tâm lý khách hàng

Đối với các doanh nghiệp mới, chưa lựa chọn được mặt hàng muốn bán, cần có các chiến lược nghiên cứu khách hàng kỹ càng. Doanh nghiệp cần bán các sản phẩm mà thị trường có nhu cầu, các sản phẩm mà khách hàng cần, có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng. Nhà quản lý cần nắm bắt thị trường đang cần gì, đâu là mặt hàng mang đến sức cạnh tranh, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đâu là mặt hàng mà thị trường đang thiếu, đâu là mặt hàng mà doanh nghiệp không cần cạnh tranh chồng chéo với nhiều đơn vị khác.

2. Lựa chọn nhà cung cấp, nguồn hàng

Lựa chọn nhà cung cấp hoặc nguồn hàng đóng vai trò quan trọng vào thành công của quy trình bán hàng online. Chi phí kinh doanh, lợi nhuận thu về phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp giá rẻ và đáng tin cậy. Khi lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tính toán chi phí sản xuất, vận chuyển so với tỷ suất lợi nhuận thực tế. Các doanh nghiệp có hai sự lựa chọn, hoặc là hợp tác với nhà sản xuất hoặc là thông qua bên giao hàng.

Ở trường hợp Drop shipping doanh nghiệp mua sản phẩm từ kho hàng, sau đó bán chúng thông qua cửa hàng trực tuyến. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp bán buôn, mới có thể hoàn thành các đơn hàng từ khách hàng. Với việc hợp tác với nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ đặt các sản phẩm và nhà sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa theo đúng yêu cầu. Cả hai hình thức này đều mang đến những ưu điểm và hạn chế riêng. Doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức phù hợp với ngân sách và nhu cầu kinh doanh của mình.

Drop shipping

Drop shipping là phương pháp bán lẻ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong quy trình bán hàng online. Đây là hình thức mà người bán không giữ sản phẩm trong kho. Thay vào đó doanh nghiệp sẽ hợp tác với các nhà cung cấp bán buôn và hàng hoá được lưu tại kho của họ. Việc của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng và chuyển thông tin đặt hàng của khách tới nhà cung cấp, họ sẽ lo chuẩn bị hàng hoá và vận chuyển tới khách hàng của bạn.

  • Lợi ích lớn nhất của dropshipping là bạn không phải cần nhân viên kho và cũng không lo vấn đề tồn kho.
  • Nhược điểm của hình thức này là tỷ suất lợi nhuận thấp; Khó có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm được bán bởi thương hiệu của doanh nghiệp; Doanh nghiệp không thể kiểm soát hàng tồn kho.

Manufacturing

Manufacturing là hình thức doanh nghiệp thuê nhà sản xuất, sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của mình.

  • Hình thức này mang đến các ưu điểm như: Doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn. Chi phí phân chia lợi nhuận cho mỗi đơn hàng thấp hơn.
  • Hạn chế của hình thức này là: Chi phí đầu tư cao, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để phát triển sản phẩm của chính mình. Đồng thời, thời gian và ngân sách cho việc lập kế hoạch, sản xuất và cung cấp sản phẩm ra thị trường cần đầu tư dài hạn.

Phân tích thị trường

Quy trình bán hàng online không thể thiếu công đoạn nghiên cứu và phân tích thị trường. Khi đã nắm bắt được mình nên bán gì, nguồn hàng từ đâu, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích thị trường Đông Nam Á. Doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin về đối thủ cạnh tranh cùng ngành, cùng phân khúc của mình, cũng như nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng. Khi doanh nghiệp tìm hiểu kỹ về sức cạnh tranh, có thể sàng lọc được khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu. Để thành công trong kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp cần tìm hiểu về sở thích, nhu cầu cũng như các vấn đề của khách hàng.

Các doanh nghiệp có thể xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của mình thông qua các thông tin về:

  • Vị trí sinh sống;
  • Tuổi tác;
  • Giới tính;
  • Nghề nghiệp;
  • Tình trạng hôn nhân;
  • Giáo dục;
  • Thu nhập;
  • Nền tôn giáo;
  • Sở thích;
  • Cách sống;
  • Giá trị đạo đức;
  • Thời gian hoạt động trực tuyến;
  • Thói quen và hành vi tiêu dùng,…

3. Lập kế hoạch bán sản phẩm ở đâu?

Doanh nghiệp còn cần quan tâm đến kênh bán hàng trong quy trình bán hàng online. Thương mại điện tử cung cấp cơ hội và không gian bán hàng rộng mở dành cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng bán hàng online phù hợp với doanh nghiệp mình. Hai nền tảng phổ bán hàng trực tuyến phổ biến bao gồm là:

Thị trường thương mại điện tử – e Commerce

Chuyển đổi số doanh nghiệp cùng xu hướng thương mại hóa toàn cầu đặt ra nhiều thách thức và cơ hội dành cho các nước Đông Nam Á. Để chinh phục thị trường bán hàng online, các doanh nghiệp và nhà bán lẻ tại Đông Nam Á bắt buộc phải tham gia vào các sàn thương mại điện tử. Thông qua các sàn thương mại điện tử hàng đầu trên tại khu vực như: Shopee, Lazada, Ebay, Amazon, Alibaba, các doanh nghiệp tại Đông Nam Á có thể bán các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng vượt ngoài biên giới quốc gia. Chi phí bán hàng trên các sàn thương mại tương đối hợp lý. Vì vậy các doanh nghiệp có thể xem xét phương án này trong quy trình bán hàng online của mình.

Thiết lập cửa hàng trực tuyến

Một giải pháp bán hàng online hiệu quả nữa dành cho các doanh nghiệp Đông Nam Á chính là cửa hàng trực tuyến thông qua website hoặc sàn thương mại điện tử. Chuyển đổi số ngành bán lẻ mang đến các công cụ và nền tảng kỹ thuật giúp doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện cửa hàng trực tuyến riêng cho mình. Từ máy chủ, nhà quản lý có thể tiếp cận và xử lý các khách hàng tiềm năng của mình trên toàn thế giới. Để website bán hàng thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp cần đầu tư về mặt hình ảnh và nội dung một cách bài bản.

Bán trên cả hai kênh

Việc áp dụng quy trình bán hàng online theo nhiều kênh khác nhau có thể mang đến doanh thu cao gấp 190% so với bán hàng một kênh duy nhất. Phương thức phù hợp nhất với thị trường Đông Nam Á là bán hàng trên cả sàn thương mại điện tử, trên website và tại cửa hàng truyền thống. Thông qua các kênh bán hàng đa dạng, các sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nhiều khách hàng biết đến hơn nữa. Tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng đông đảo, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

4. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng?

Các ứng dụng phần mềm bán hàng đa kênh cho phép bạn quản lý việc bán hàng trực tuyến đa kênh hoàn chỉnh trên cùng 1 màn hình. Thay vì quản lý từng kênh riêng lẻ, bạn có thể tích hợp tất cả các kênh mình bán vào phần mềm bán hàng đa kênh một cách đơn giản. Điều này không chỉ tự động hóa toàn bộ hoạt động bán hàng mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Để xây dựng quy trình bán hàng online tại thị trường Đông Nam Á, doanh nghiệp cần đánh giá tình hình thực tế và năng lực nội tại. Là một trong những nước phát triển trong cộng đồng Châu Á, các doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ, không ngừng đổi mới trong phương thức kinh doanh để tận dụng lợi thế khu vực.

Nguồn: Fastwork Việt Nam