“Gã khờ” HACHIUM hay cuộc cách mạng số hóa giáo dục Việt Nam

Hachium – từ một cái tên xa lạ, đã bắt đồ bộc lộ thêm những bước đi mới đầy tham vọng. Có vẻ như họ đang âm thầm tính toán một cuộc cách mạng về số hóa giáo dục tại Việt Nam

Cuộc cách mạng mang tên EdTech

Cái tên Hachium được dân công nghệ chú ý tới lần đầu vào năm 2017 khi đây là công ty nằm trong top 15 doanh nghiệp startup được bình chọn tại cuộc thi Startup Việt là sự kiện bình chọn đơn vị khởi nghiệp thường niên do Báo điện tử VnExpress tổ chức.

Chẳng hiểu có phải vì công ty này “kiệm lời” với truyền thông hay không mà Hachium xuất hiện khá thưa thớt.

Vậy, Hachium là gì?

Có lẽ, nếu muốn hiểu thật nhanh dự án này, hay nhất là đặt mình vào câu chuyện của một giáo viên. Tạm mượn câu chuyện của giảng viên Nguyễn Đức Việt (Giảng viên công nghệ FPT Arena) người có vẻ đang khá “thỏa mãn” với Hachium. Anh Việt là giảng viên giỏi, anh muốn chiêu sinh và tổ chức các lớp học của riêng mình. Các lớp học offline truyền thống thì đương nhiên tốn nhiều chi phí cho phòng ốc, trang thiết bị và thời gian đi lại. Các lớp học online khác thì anh phải bỏ một khoản đầu tư lớn tới hàng trăm triệu đồng và chờ hàng tháng trời để đội ngũ công nghệ có lập trình và thiết kế nền tảng website. Quan trọng là nỗi lo bị sao chép, tải lậu bài giảng khiến anh băn khoăn chưa tìm ra phương pháp nào tối ưu.

Anh Việt tìm đến giải pháp của Hachium và được cung cấp một nền tảng tạo lập website với tên miền riêng. Anh hoàn toàn chủ động và tự do trong việc quản trị học tập, quản lý khóa học, quản lý học viên, kinh doanh khóa học…

Nói tóm lại, nếu anh Việt có bài giảng tốt, anh có thể lập tức chiêu sinh và kinh doanh khóa học của mình trên Hachium mà không lo lắng bất cứ điều gì.

Anh Việt dạy công nghệ, thày Trung dạy ngoại ngữ, cô Hoài ôn thi đại học, cô Nga dạy đan len, đàn, hát, diễn xuất, nhiếp ảnh… Tất cả những “ai có thể dạy cho ai đó kỹ năng nào đó” đều có thể kinh doanh kỹ năng đó của mình thông qua nền tảng Hachium.

Ảnh: Đội ngũ Hachium trong buổi ký kết hợp tác với Đại học Giáo dục

Nếu theo dõi hơi thở của làng công nghệ Việt những năm qua thì thấy có vẻ Hachium muốn biến mình thành “gã khờ” khi không có những tuyên bố hùng hồn, không có những buổi lễ ra mắt rình rang cũng chẳng có CEO đình đám nào xuất hiện, mặc dù người viết biết sau lưng Hachium là một thực thể tài chính đáng nể. Nhưng suy cho cùng, Hachium không thể giấu được tham vọng lớn của mình dưới con mắt của các chuyên gia công nghệ. Việc xác định rõ ràng và độc lập vai trò và quyền lợi của giáo viên trong hệ sinh thái của mình (giáo viên – nền tảng công nghệ - học sinh) chính là điểm đột phá không cần phải so sánh với các nền tảng công nghệ khác.

Điểm đột phá này rất có thể sẽ phá vỡ biên giới để rồi tạo nên một cuộc cách mạng về công nghệ giáo dục trong một tương lai gần.

“Thày giáo được trao công cụ, học sinh được trao công cụ để ở bên nhau rất gần. Đó là bản chất thực sự của một cuộc cách mạng mang tên EdTech”, Ông Wilson Lieu - Giám đốc Học viện chuyển đổi số Việt Nam nhận định.

Có một điều không thể không nhắc đến là khi bóng ma Covid-19 vẫn còn hầm hè đe dọa trở lại bất cứ lúc nào… Hachium xuất hiện thời điểm này có vẻ như đã “gãi đúng chỗ ngứa” của thị trường.

Không ồn ào nhưng tự Hachium đã kịp tích lũy cho mình số “vốn liếng” khá ổn với trên 3.000 khách hàng đã tạo website, trên 4.500 khóa học đã xuất bản và trên 115.000 học viên đang học.

Đáng chú ý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) – một ngôi trường chất lượng “số má” đất Bắc đã quyết định áp dụng giải pháp của Hachium trong công tác giảng dạy của mình. Mới đây nhất, Hachium đã đặt bút ký hợp tác với Trung tâm CERA - Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Và, còn rất nhiều thương vụ khác nữa…

Tôn thờ sự tối giản

Ấn tượng từ những cú click chuột đầu tiên trên nền web hachium.com là sự đơn giản, đơn giản đến tối giản. Đây là một phương thức tiếp cận người dùng được đánh giá là khá khôn ngoan. Nhiều ông lớn trong làng công nghệ Việt, ôm ấp những ý tưởng tuyệt hảo đã luôn mắc phải “bẫy phức tạp” khi cố nhồi nhét những tính năng, có khi chỉ… coder mới hiểu được. Một sự thật không thể chối bỏ là người dùng rất lười học và lười đọc. “Ai tạo ra được câu trả lời tối giản cho một bài toán công nghệ phức tạp, kẻ đó rất có cơ sở để được chấm điểm 10”, hình như Jack Ma đã từng nói như vậy.

Có vẻ như Hachium đã giải quyết khá tốt bài toán này. Hệ quản trị nội dung của website (Content Management System) vốn dĩ đã tiềm ẩn những sự phức tạp nhất định khi sử dụng, nhưng ở Hachium, người “mù” về công nghệ công nghệ vẫn có thể sử dụng ngon lành. Họ sắp xếp những dòng giới thiệu và hướng dẫn rất cô đọng, thuần Việt và thiết đặt các tính năng khá trực quan, ẩn bỏ đi những thiết đặt rườm rà, rất dễ gây nên “hội chứng chán nản” cho người dùng. Người dùng chỉ cần click và click, như dòng suối trôi theo dòng, không quá 5 phút họ đã tạo ra được một website cho riêng mình như những chuyên gia.

“Thú thực, tôi đã nghĩ đến vị Kiến trúc sư tài năng Luige Van de Rohe – cha đẻ của câu nói huyền thoại: “Less is more”, khi dùng thử Hachium. “Sự tối giản – nó rất thú vị” - ông Đỗ Hữu Thuận, Co-founder kiêm Giám đốc tại Hachium nói.

Ảnh: Ông Đỗ Hữu Thuận - Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Hachium

Có một sự thật, khi cả xã hội Việt Nam đang hô hào số hóa ngành giáo dục với nhiều kế hoạch và dự định táo bạo. Nhưng phải nhìn nhận thật thẳng thắn, chúng ta chưa thể hội tụ đủ các yếu tố để “đồng bộ hóa” tất cả. Những “gã khờ” như Hachium có vẻ như đang muốn trám vào mảnh ghép này.

Thực dụng, tính toán khá kỹ, ý tưởng chín, công nghệ chuẩn cộng thêm nguồn tài chính dồi dào – họ đang tiệm cận rất gần với nhu cầu khổng lồ mà thị trường đang khao khát.

Có lẽ cũng không cần thêm một tuyên bố nào đó về sứ mệnh, “gã khờ” Hachium đang âm thầm viết lên câu chuyện của của chính họ: Thay đổi phương thức giáo dục, đem đến những giá trị riêng có và thực chất cho xã hội.

“Hachium đang đánh lên những nốt nhạc đầu tiên trong bản sonat nhiều màu sắc mang tên Make Education Better”, tôi thích ý nghĩ kiểu này về Hachium, một ứng dụng mà tôi ngày càng thiện cảm.

Vũ Minh Tiến