Marketer cMetric Research
cMetric Research

Social Insight Analyst @ cMetric Corp

cMetric: Báo cáo Tổng quan thảo luận và Hành vi tiêu dùng Ngành Thương mại điện tử dịp Tết 2020

Theo số liệu từ Google và Temasek, tổng giá trị nền Thương mại điện tử của Đông Nam Á đạt 153 tỷ USD vào năm 2025 sau 4 năm tăng trưởng với tốc độ thần tốc ở mức 62%. Và cũng theo báo cáo này, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau Indonesia.

Để đạt được những con số này là cả một cuộc chiến khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử (TMĐT) để giành thị phần trong nước lẫn quốc tế qua hàng loạt khoản đầu tư khổng lồ vào các hoạt động truyền thông và khuyến mãi. Đặc biệt là vào các dịp lễ khuyến mãi lớn cuối năm và ngay sau đó là lễ Tết truyền thống đi cùng với đại dịch COVID-19 đã có tác không nhỏ tới hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng. Và hiện nay tại Việt Nam, bốn cái tên nổi bật nhất là Shopee, Tiki, Lazada và Sendo.

Báo cáo ‘Tổng quan thảo luận và hành vi tiêu dùng trên Sàn thương mại điện tử’ được thực hiện bởi cMetric trong bối cảnh nền Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam nói riêng và toàn Đông Nam Á nói chung đang trên đà phát triển vượt bậc. Các dữ liệu của báo cáo lần này được thu thập, tổng hợp và phân tích dựa trên những thảo luận của người tiêu dùng của 4 sàn TMĐT nói trên trong 6 tháng kể từ 1/11/2019 – 30/4/2020.

Báo cáo gồm 4 phần chính sau:

  1. Tổng quan thị trường
  2. Nhu cầu chung (theo ngành hàng và sản phẩm)
  3. Phản ứng của khách hàng
  4. Chân dung người tiêu dùng

Shopee đứng đầu thị phần thảo luận và tương tác, cuộc chiến về truyền thông liệu đã ngã ngũ?

Shopee là sàn TMĐT được biến đến rộng rãi và quen thuộc nhất tại Việt Nam vào thời điểm này, đây là sự thật khá hiển nhiên đối với sàn có SOV lên tới 80% và chiếm 76% tỷ lệ tương tác. Tuy nhiên xét về tỷ lệ tương tác và reach trên tổng lượng đề cập chung, Tiki và Lazada lại có phần nhỉnh hơn.

Tiki đứng đầu về tỷ lệ tương tác trên tổng đề cập nhưng khi so về lượng reach lại bị bỏ xa bởi Lazada. Bên cạnh đó Lazada có lượng tương tác trung bình của mỗi bài đăng trên fanpage cao nhất, gấp 3 lần so với vị trí thứ hai là Tiki, 4 lần so với Shopee.

Tính mùa vụ của một số ngành hàng trên các sàn thương mại điện tử

Thời trang và phụ kiện là ngành hàng được quan tâm nhiều nhất trên cả 4 sàn TMĐT, chiếm 40% tổng thảo luận. Đặc biệt sản phẩm Quần áo được các thương hiệu, shop quảng cáo và giảm giá nhiều nhất và khách hàng săn đón nhiều vào các dịp cận Tết và tháng 3 (thời điểm cận chuyển mùa Xuân – Hè).

Ngành Mỹ phẩm là ngành hàng có nhu cầu ổn định hơn mà không cần tác động quá nhiều bởi các đợt giảm giá. Đặc biệt vào dịp Tết và thời gian cách ly xã hội, khách hàng có nhiều thời gian dành cho bản thân nên các sản phẩm Skincare được quan tâm hơn so với ngành hàng nói chung.

‘Cash is king’, thực tế có đúng như thế?

Trong giai đoạn này, Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD) vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm lên tới 84% tổng đề cập. Tuy nhiên, COD cũng là phương thức thanh toán có nhiều đề cập tiêu cực cao nhất, khoảng 33% tổng lượng đề cập chung.

Cũng trong giai đoạn này, các phương thức thanh toán không qua tiền mặt (ví điện tử, thẻ tín dụng/ ghi nợ, chuyển khoản) được truyền thông nhiều nhưng vẫn chỉ bằng 40% đề cập của COD. Hiện tại số đông người dùng vẫn quen với cách thanh toán truyền thông hơn.

Nữ giới và trẻ em là nhóm người được quan tâm trên sàn thương mại điện tử

Trong các đề cập về sản phẩm trên sàn TMĐT, người dùng sản phẩm xuất hiện thường xuyên và ổn định nhất là nữ giới. Ngoài ra, trẻ em cũng là nhóm người dùng được nhắc đến nhiều, đặc biệt vào các tháng 3, 4 với sản phẩm như Quần áo.

  • Tải miễn phí Báo cáo ‘Tổng quan thảo luận và Hành vi tiêu dùng Ngành Thương mại điện tử dịp Tết 2020’ tại đây.
  • Vui lòng liên hệ cMetric để nhận thêm các thông tin liên quan.

* Nguồn: cMetric – A Social Listening Platform