YouNet Media: Tổng quan thị trường chuỗi coffee shop tại Việt Nam 2020

Sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đang hoạt động sôi nổi trở lại theo nhịp sống “bình thường mới”. Những diễn biến thị trường trong và sau đại dịch COVID-19 đều được phản ánh trung thực qua góc nhìn thảo luận của người dùng trên mạng xã hội.

Đây là nguồn thông tin thật sự hữu ích để các marketer trong lĩnh vực F&B, đặc biệt là chuỗi coffee shop có thể lắng nghe xem khách hàng đang phản hồi về các thương hiệu như thế nào? Hình ảnh của các thương hiệu được cảm nhận ra sao? Khách hàng bị thu hút bởi các chiến dịch truyền thông nào trên mạng xã hội (MXH)?..., để từ đó có bức tranh tổng quan của thị trường – đối thủ và hành vi khách hàng trước khi lên kế hoạch truyền thông xúc tiến thương hiệu của mình trên MXH trong năm mới.

YouNet Media trân trọng giới thiệu đến các marketer trong ngành F&B Báo cáo Coffee shop chains landscape on social media in 2020 (Tổng quan thị trường chuỗi coffee shop ở Việt Nam 2020) nhằm cung cấp cho các marketer một bức tranh toàn cảnh về các thương hiệu coffee shop dưới lăng kính lắng nghe và phân tích các thảo luận từ người dùng MXH trong và sau đại dịch COVID-19.

Báo cáo tập trung vào các chủ đề chính sau:

1. Tổng quan thị trường các chuỗi coffee shop ở Việt Nam trong năm 2020

2. Phân tích chi tiết và đánh giá hoạt động của top 10 thương hiệu chuỗi coffee shop tại Việt Nam, bao gồm các khía cạnh phân tích:

Đánh giá hoạt động của thương hiệu trên social media:

  • Điểm lại các hoạt động nổi bật của thương hiệu trên social media
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động (performance) của thương hiệu trên social media
  • Các kênh tương tác chính và top nguồn thảo luận về thương hiệu trên social media

Thái độ người tiêu dùng (consumer attitude) về thương hiệu:

  • Thái độ của người dùng về thương hiệu
  • Thảo luận của người dùng về thương hiệu, tập trung vào 4 khía cạnh: product, service, store & brand activities
  • Các hoạt động nổi bật của thương hiệu trong mùa dịch COVID-19 và bài học
  • Hình ảnh thương hiệu trên social media

3. Cơ hội mới và bài học truyền thông trên social media của các thương hiệu

  • Phân loại 2 nhóm thương hiệu (player segment) dựa theo đặc điểm hoạt động trên social media để rút ra công thức thành công (key success factors) cho ngành
  • Phân tích xu hướng thị trường và đặc điểm hoạt động trên social media của một số thương hiệu mới trên thị trường để rút ra bài học cho các “tân binh” gia nhập ngành

Về Báo cáo Coffee shop chains landscape on social media in 2020

  • Ngôn ngữ báo cáo: tiếng Anh
  • Số trang: 150
  • Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo dựa trên phân tích từ khoá bằng công cụ Social Heat của YouNet từ nguồn thảo luận tự nhiên của người dùng về các chuỗi coffee shop tại thị trường Việt Nam trên MXH (Facebook, YouTube), forum, báo mạng, các trang chuyên về review, blog, thương mại điện tử…, ngoài ra có kết hợp nghiên cứu tại bàn (desk research)
  • Thời gian nghiên cứu: 1.4.2020 – 30.9.2020
  • Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam

Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu thú vị được rút ra từ Báo cáo.

1. Các thương hiệu thuần Việt đang dẫn đầu thị phần thảo luận trên social media

The Coffee House, Phúc Long và Highlands Coffee là top 3 thương hiệu phủ sóng trên toàn MXH khi nắm giữ đến hơn 75% thị phần thảo luận về các chuỗi coffee shop. Theo sau là nhiều thương hiệu nội địa như Cà phê Ông Bầu, Cộng cà phê, Trung Nguyên, Milano, Passio, GUTA... cho thấy làn sóng mạnh mẽ của thương hiệu thuần Việt trên thị trường hiện tại. Thương hiệu quốc tế phổ biến nhất trên MXH là Starbucks xếp ở vị trí thứ 4 với 14,4% thị phần thảo luận.

Thị phần thảo luận trên MXH góp phần phản ánh mức độ “active” và độ phủ của một thương hiệu trên phạm vi các nền tảng social media, một môi trường tập trung chủ yếu phân khúc khách hàng trẻ của các thương hiệu chuỗi coffee shop. Báo cáo cũng gợi mở lý do thành công của các chuỗi coffee shop hàng đầu như The Coffee House, Highlands, Phúc Long, Starbucks... trong việc thu hút và duy trì lượng lớn người dùng quan tâm thảo luận trên MXH cùng những hoạt động sáng tạo nội dung đầy thú vị của họ. Thông qua đó góp phần hình dung bối cảnh cạnh tranh của các thương hiệu trong ngành này trên môi trường social media.

Ngoài ra, dựa vào đặc điểm chung thể hiện trên social media của các chuỗi coffee shop về khía cạnh các platform thảo luận chính, trọng số buzz từ fanpage của thương hiệu, nhóm nghiên cứu đã chia các thương hiệu thành 2 player segment:

  1. Nhóm thương hiệu chưa đủ mạnh: Truyền thông tập trung ở fanpage để tăng cường nhận biết thương hiệu, trọng số buzz từ fanpage chiếm hơn 50%
  2. Nhóm thương hiệu trung bình – khá đến tốt: Trọng số thảo luận ở fanpage dưới 30%, ngoài ra còn xuất hiện những kênh đặc trưng ngành hàng như food review, đặc biệt là với những thương hiệu thường thực hiện chiến dịch marketing theo dịp (occasion) luôn có sự hỗ trợ đến từ KOL cùng nhiều tactics sáng tạo để tương tác với người dùng, giúp lan toả cho sản phẩm mới/ hương vị mới.

Từ việc đào sâu phân tích 2 nhóm player segment ở trên, Báo cáo đúc kết lại công thức thành công trên social media cho các thương hiệu chuỗi coffee shop nói chung.

2. Thành tố quan trọng (key success factors) để quyết định sự thành công cho một chuỗi coffee shop tại Việt Nam

Trong một thị trường cạnh tranh khắc nghiệt, với nhu cầu trải nghiệm của khách hàng ngày càng thay đổi đa dạng từng ngày như ngành F&B, liệu một thương hiệu nổi tiếng lâu đời hay chỉ cần có thức uống ngon là đã đủ để thành công cho chuỗi coffee shop? Từ việc đi sâu phân tích vào sự thật ngầm hiểu (customer insights) thông qua việc đào sâu các thảo luận của khách hàng về các thương hiệu coffee shop, Báo cáo cũng đúc kết lại 5 thành tố quan trọng rất cần thiết để một thương hiệu chuỗi coffee shop ngày nay có thể thành công trên thị trường, bao gồm:

  • Product: Khẩu vị bản địa và danh mục sản phẩm đa dạng
  • Place: Concept cửa hàng độc đáo, có view (khung cảnh) đẹp để khách hàng check-in
  • Price: Đáng tiền (value for money)
  • Promotion: Hoạt động thương hiệu tích cực trên social media, nhất là hoạt động trên các hội nhóm chuyên review
  • Process: Dịch vụ khách hàng

Chi tiết vận dụng và triển khai các thành tố trong key success factors kể trên cũng rất khác nhau ở mỗi thương hiệu. Qua đó, nổi bật lên định vị hình ảnh (brand image) riêng của mỗi thương hiệu trong tâm trí người dùng MXH. Tất cả đều được phân tích đầy đủ cho 10 thương hiệu nổi bật trong Báo cáo.

3. Influencer marketing là “chiến thuật” hiệu quả để “tân binh” gia nhập thị trường

Ngoài việc phân tích hiệu quả hoạt động của những thương hiệu top đầu, Báo cáo cũng chỉ ra cơ hội thâm nhập thị trường cho những thương hiệu mới thông qua một số ví dụ điển hình như Cà phê Ông Bầu, GUTA...

Ví dụ như, dù chỉ mới gia nhập thị trường chuỗi coffee shop ở Việt Nam nhưng Cà phê Ông Bầu đã nhanh chóng tăng trưởng về số lượng cửa hàng với hơn 100 cửa hàng chỉ trong thời gian ngắn, đồng thời chiếm vị trí thứ 5 về thị phần thảo luận trên social media chỉ đứng sau nhóm “Big 4” của ngành. Đây là một ví dụ rất đáng chú ý cho việc một “tân binh” trong ngành nhưng lại sự năng động tích cực với nhiều hoạt động truyền thông sôi nổi trên social media.

Bên cạnh nguồn thảo luận tích cực từ kênh owned media của mình (trang fanpage của thương hiệu Cà phê Ông Bầu tạo ra hơn 31% tổng thị phần thảo luận về thương hiệu này) thì chuỗi cà phê này rất tích cực sử dụng hiệu quả nhóm influencer như streamer ViruSs, food reviewer Woosi cùng loạt sao nổi tiếng trong làng túc cầu như Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường... Chi tiết các hoạt động truyền thông và “chiến thuật” nổi bật trên social media của chuỗi Cà phê Ông Bầu cũng được phân tích tổng hợp trong Báo cáo để rút ra bài học cho các “tân binh”.

Trên đây là những nội dung quan trọng trong Báo cáo Coffee shop chains landscape on social media in 2020 do YouNet Media độc quyền phát hành. Đăng ký đặt mua Báo cáo Coffee shop chains landscape on social media in 2020 tại đây.

Marketer và thương hiệu muốn có thêm những insights hấp dẫn về thị trường chuỗi coffee shop vui lòng liên hệ để được nhận báo giá.