Nên làm PR agency hay PR in-house? (bài 2)

Nên làm PR agency hay làm PR in-house?

Chọn lựa là quyền của bạn!

Nhưng bạn nên biết trước một số điều quan trọng để tham khảo hoặc bổ sung cho hành trang sự nghiệp PR của mình.

Khi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, bạn nên làm PR agency (bài 1)

Sau khi làm PR agency 5 năm, bạn nên chọn làm PR in-house

Bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí cao PR manager, PR director của các công ty lớn để phát triển sự nghiệp chuyên sâu trong một lĩnh vực. Doanh nghiệp sẽ rất trân trọng bạn, bởi vì:

  1. Bạn đã cứng cáp về chuyên môn PR, từ tư vấn, lập chiến lược, chiến thuật, ngân sách, thời gian triển khai, bố trí nhân sự, triển khai, nghiệm thu và đánh giá.
  2. Bạn đã có mối quan hệ tốt với các anh chị nhà báo, hot facebooker, hot blogger và những người có tầm ảnh hưởng (vd. chuyên gia, người nổi tiếng, review tester, MC)
  3. Bạn đã làm việc và có mối quan hệ cộng tác tốt với nhiều nhà cung cấp (âm thanh ánh sáng, activation, sample sampling, sản xuất booth, tổ chức sự kiện, hệ thống khách sạn dành cho sự kiện từ 3-5 sao…)

Tuy nhiên, bạn vẫn phải đối mặt với 2 thử thách lớn:

Dù đã có kinh nghiệm tốt về chuyên môn, mối quan hệ báo chí, nhà cung cấp… nhưng bạn thiếu kiến thức về tính chất/đặc điểm của ngành công nghiệp mà công ty thuộc về, cách thức DN làm kinh doanh. Thiếu những kiến thức này, các chiến lược bạn đưa ra có thể sẽ không thiết thực.

Bạn có thể được nhận ngay vị trí PR manager với kinh nghiệm 5 năm, nhưng để trở thành Head of PR hoặc Communication Director thì bạn sẽ cần phải bổ sung và hoàn thiện thêm một số yếu tố khác. Chẳng hạn như:

  1. Sự lãnh đạo đội ngũ, chứ không phải lãnh đạo theo dự án;
  2. Tầm nhìn xa và xây dựng danh tiếng tổ chức trong dài hạn, không phải chạy campaign ngắn hạn;
  3. Xây dựng danh mục sản phẩm truyền thông áp dụng trong tổ chức;
  4. Hoạch định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhân sự, kế hoạch thu – chi, lãi và lỗ;
  5. Xây dựng cấu trúc, chính sách, phương pháp đánh giá hiệu quả và phát triển nhân viên;
  6. Xây dựng các mối quan hệ ở tầm cao hơn mối quan hệ báo chí và người nổi tiếng (bộ, ban ngành, tổng biên tập, hiệp hội, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục…)

Tựu chung lại:

  1. Khi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, bạn nên làm PR agency
  2. Khi đã làm PR agency 5 năm, bạn nên chuyển sang làm PR in-house để phát triển chuyên sâu trong 1 lĩnh vực.

Có những người đi ngược qui trình thì sao?

Bản thân tôi đã từng là người đi ngược qui trình. Tôi đã làm PR in-house khi còn trẻ (mất 4 năm). Sau đó, tôi đã chuyển qua PR agency làm lại từ đầu.

Tôi đã đi lại đúng qui trình. Và bước đầu đạt được thành công trong nghề PR này. Hiện nay tôi là tác giả của 2 quyển sách về PR và giữ vị trí Giám đốc Truyền thông tại một công ty công nghệ.

Chúc bạn gặt hái được những ý tưởng hay và bổ ích cho bản thân!

Lê Trần Bảo Phương