Marketer Adina Việt Nam
Adina Việt Nam

Công ty TNHH Giải pháp Thương hiệu Adina Việt Nam

Bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guidelines

Bên cạnh quy chuẩn về tuyên ngôn nhiệm vụ, màu sắc cũng là yếu tố bạn cần xem xét kỹ lưỡng trong thiết kế Brand Guidelines. Bảng quy chuẩn màu sắc trong Brand Guidelines sẽ quy định các nhóm màu sắc sử dụng phù hợp với từng nội dung nhất định, đặc biệt nó sẽ là căn cứ định hướng cho:

  • Thiết kế logo

  • Thiết kế website

  • In ấn quảng cáo

  • In ấn các ấn phẩm sự kiện.

Các thành phần trong mục này gồm có:

Bảng màu

Trước khi đi sâu vào các thông số kỹ thuật về màu sắc trong bộ Brand Guidelines, bạn cần phải ưu tiên xác định bảng màu. Nó bao gồm đầy đủ các màu của một thương hiệu dùng để làm thành bản sắc riêng. Hơn thế nữa, bảng màu còn đóng vai trò giải thích cho tính cách thương hiệu và thu hút ánh nhìn của khách hàng.

Bảng màu trong Brand Guidelines

Màu chính

Màu cơ bản trong Brand Guidelines giúp người xem có thể nhanh chóng nhận diện thương hiệu. Thường mỗi công ty sẽ có từ 1 - 3 màu cơ bản.

Màu thứ cấp

Là màu phụ dùng để làm nổi bật và tôn lên màu chính hoặc các màu còn lại. Chúng thường bao gồm 1-6 màu, một số công ty có thể không giới hạn số lượng màu thứ cấp. Tuy nhiên Adina Việt Nam khuyên bạn nên hạn chế số lượng màu phụ vì nó giúp thương hiệu của bạn trở nên nhất quán hơn.

Màu cấp ba

Đây là cấp độ thứ 3 của bảng màu khi kết hợp màu chính và phụ. Tuy màu cấp 3 không được dùng thường xuyên nhưng sự xuất hiện của chúng sẽ giúp bảng màu thương hiệu đa dạng hơn, đặc biệt là trong những biểu đồ và đồ thị.

Màu cấp 3 trong quy chuẩ màu sắc Brand Guidelines

Đen và trắng

Màu đen chủ yếu ứng dụng làm màu văn bản, màu trắng để làm nền. Trong một số nội dung dùng để in ấn, doanh nghiệp có thể chọn màu đen đậm hoặc 4 màu in như: xanh lam 40%, đỏ 30%, vàng 30% và đen tuyền 100%.

Kết hợp màu sắc

Việc kết hợp màu sắc trong bất kỳ thiết nào không phải là điều dễ dàng. Đó chính là lý do tại sao trong mỗi bộ tiêu chuẩn sử dụng thương hiệu, quy chuẩn kết hợp màu sắc luôn được chú trọng hơn cả. Trong đó bao gồm các quy định về:

  • Đơn sắc: Sắc thái màu, tông, sắc thái.

  • Màu nhấn: Là màu phụ dùng để làm nổi bật một màu chính.

Thang tỷ lệ màu

Thang tỷ lệ màu chứng minh lượng màu bạn nên sử dụng trong việc trình bày sơ đồ tròn, bố cục hình chữ nhật, biểu đồ hoặc các hình ảnh trừu tượng. Màu chính là màu lớn nhất, màu thứ cấp có kích thước trung bình, màu cấp 3 ở dạng nhỏ nhất. Quy tắc hiển thị màu như sau:

  • 3 màu: màu cơ bản 1/2 , 2 màu phụ ¼ = 50:25:25

  • 4 màu: 2 màu cơ bản ⅓; màu thứ cấp ⅙; màu bậc ba 1/12 = 33:33:16:8.

Thang độ xám

Thang độ xám hiển thị nhiều loại màu xám khác nhau sử dụng trong Brand Guidelines. Mức độ cao nhất của màu xám là màu đen, màu sáng nhất là màu trắng. Thang độ xám sẽ là căn cứ hỗ trợ việc chọn lựa các màu cơ bản.

Thang độ xám trong quy chuẩn màu sắc

Định dạng màu

Một số định dạng màu thường gặp gồm có:

  • HEX: Hệ thập lục phân.

  • RGB: Xanh lục, xanh lam và đỏ.

  • CMYK: Vàng lục lam.

  • PMS: Hệ thống màu đối sánh Pantone.

  • NCS: Hệ màu tự nhiên.

  • RAL: Hệ màu quốc tế.

Mẫu màu

Đây là một bộ sưu tập màu sắc được xác định trước trong các công cụ chỉnh sửa. Hoặc mẫu màu có thể là một tệp bảng màu bao gồm màu chính, màu phụ và có màu thương hiệu.

Nên và Không nên

Là những ví dụ chi tiết về cách sử dụng màu sắc, bao gồm cả nên và không nên trong việc chọn màu nền, kết hợp màu với nhau và sử dụng văn bản.