Chiến lược nội dung trên mạng xã hội – Branded content và Unbranded content

Khi ranh giới giữa Internet và cuộc sống thường nhật ngày càng trở nên mờ nhạt, việc phát triển nội dung trên mạng xã hội được xem như một nước cờ quan trọng trong chiến lược thương hiệu.

Trong đó, có hai phương thức truyền tải được sử dụng nhiều nhất chính là Branded Content và Unbranded Content. Chúng có ý nghĩa gì, đóng vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu và được các thương hiệu lớn vận dụng ra sao…, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Vũ.

Branded Content và Unbranded Content là gì?

Branded Content là những nội dung mang tính chất quảng cáo, thường cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Unbranded Content là những nội dung được truyền tải thông qua câu chuyện kể, mang nhiều yếu tố cảm xúc hơn.

Branded content và unbranded content

Tuy khái niệm cơ bản là vậy, nhưng không có nghĩa Branded Content không được thể hiện cảm xúc và Unbranded Content không được cung cấp thông tin. Qua ví dụ Branded Content của Netflix trên tờ báo The New York Times để quảng cáo cho series “Orange is a new black”, bạn sẽ hiểu rõ được khái niệm của hai thể loại nội dung này

Branded content và unbranded content

Đoạn báo trên đang chỉ ra những thử thách mà tù nhân nữ phải trải qua sau khi được mãn hạn tù nhưng Netflix đã tận dụng hình ảnh độc đáo để chạm đến cảm xúc của người đọc, tạo nên hiệu quả ngoài mong đợi cho Branded Content.

Tóm lại, dù lựa chọn phương án nào cho chiến lược nội dung thì thương hiệu vẫn phải cân nhắc sử dụng hài hòa hai yếu tố cảm xúc và thông tin. Từ đó, áp dụng phương thức truyền tải nội dụng phù hợp để nổi bật mục đích cuối cùng như mong muốn.

Ưu và nhược điểm của Branded Content và Unbranded Content

Cùng là những nội dung được thể hiện trên mạng xã hội, cùng hướng đến một đối tượng khách hàng, cùng thể hiện các giá trị thương hiệu theo đuổi nhưng Branded Content và Unbranded Content có điểm mạnh và điểm yếu khác biệt hoàn toàn.

Branded Content và Unbranded Content

Theo mô hình AIDA trong Marketing thì Branded Content đóng vai trò chủ chốt ở giai đoạn Awareness (nhận thức) của khách hàng. “Thương hiệu của bạn là ai?”, “Tại sao lại xuất hiện trên thị trường?”, “Thương hiệu của bạn đem đến những lợi gì cho khách hàng?” – hãy để Branded Content trả lời một cách nhanh-gọn-lẹ các câu hỏi trên. Khách hàng sẽ không bao giờ nhầm lẫn cũng như cảm thấy mất phương hướng khi giới thiệu về thương hiệu trong tương lai.

Sau khi đã khẳng định được vị trí trong tiềm thức của khách hàng thì Unbranded Content bắt đầu được sử dụng để gia tăng giá trị cảm xúc bên trong họ. Giống như lời tâm sự của một người bạn, khơi gợi sự thích thú từ khách hàng, giúp khách hàng đồng cảm cùng thương hiệu, tạo nên sợi dây kết nối vô hình để giữ chân khách hàng ở lại lâu dài – đó là khả năng của Unbranded Content trong chiến lược thương hiệu.

Quay lại ví dụ của The North Face, nếu như Branded Content có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm mới thì Unbranded Content đã tiếp động lực mạnh mẽ cho người đọc về tinh thần thể thao.

Branded Content và Unbranded Content

Đóng hai vai trò khác nhau nhưng liệu Branded Content và Unbranded Content có phải là trận chiến “một mất một còn” trong chiến lược thương hiệu?

Có thể thấy, Branded Content và Unbranded Content giải quyết hai vấn đề rất quan trọng của khách hàng khi bước đầu tìm hiểu về thương hiệu: lợi ích và cảm xúc. Điều gì sẽ xảy ra nếu thương hiệu chỉ nghiêng về Branded Content hay Unbranded Content?

Branded Content và Unbranded Content

Hãy tưởng tượng xem, nếu một người mới gặp chỉ nói thao thao bất tuyệt về những lợi ích, những lời hứa hẹn xa vời mà chính bạn còn chưa kiểm chứng được, bạn sẽ cảm thấy thế nào?

Branded Content là quá trình khách hàng hỏi – bạn trả lời, xoay quanh những thông tin dựa trên lý thuyết. Nếu thương hiệu chỉ sử dụng Branded Content để tiếp cận khách hàng thì rất có thể sẽ không thuyết phục được họ quay trở lại trong tương lai. Đơn giản, vì với họ, bạn chỉ đóng vai trò như một nơi “mua – bán” thông thường, mà điều này lại rất dễ bị thay thế.

Vậy, trong trường hợp Unbranded Content trở thành hình thức truyền tải nội dung duy nhất thì sao? Khi bạn tác động quá nhiều về mặt cảm xúc, vô tình các thông tin cơ bản cũng như đặc tính của sản phẩm, dịch vụ bị phai mờ, điều đó khiến khách hàng quên đi quyết định chi trả của mình.

Dù nội dung truyền tải theo hướng đi nào thì mục đích cuối cùng vẫn là tác động đến quyết định “mua” sản phẩm của khách hàng. Cho nên, đừng bao giờ đặt Branded Content hay Unbranded Content trở thành sự lựa chọn “một trong hai” trong chiến lược thương hiệu. Chúng phải luôn đồng hành và bổ trợ cho nhau, vừa giải quyết được những khúc mắc, vừa gần gũi với khách hàng như những người bạn thật sự.

Case study trong việc kết hợp Branded Content và Unbranded Content một cách hiệu quả

Trong thời đại gen Z, mạng xã hội đã gần như xóa mờ khoảng cách giữa công việc và giải trí. Khách hàng sẽ không tìm kiếm thương hiệu một cách thủ công thông qua tấm biển quảng cáo ngoài đường hay tờ rơi nữa, mà họ sẽ tiếp cận với thương hiệu mỗi ngày thông qua hoạt động mạng xã hội. Cho nên, việc truyền tải nội dung thông qua mạng xã hội trở nên thông dụng hơn, đồng thời là thách thức lớn với tất cả thương hiệu.

Những ví dụ dưới đây về Branded Content và Unbranded Content sẽ đưa bạn có góc nhìn phong phú hơn về nội dung

Branded Content và Unbranded Content

Branded Content

Branded Content và Unbranded Content

Unbranded Content

Kết

Tóm lại, dù là Branded Content hay Unbranded Content thì nội dung trên mạng xã hội phải truyền tải được thông điệp tích cực, mạnh mẽ, thể hiện được tính cách thương hiệu và lồng ghép nhuần nhuyễn giữa yếu tố logic và cảm xúc. Đừng thể hiện những mẩu quảng cáo khiến khách hàng khó chịu và những câu chuyện kể dài lê thê, không có trọng tâm, như vậy cũng không thể phát huy hết tác dụng của Branded Content và Unbranded Content trong chiến lược thương hiệu.

Nếu bạn đang tìm hiểu phương thức truyền tải nội dung và cách phân bổ hợp lý thì hãy liên hệ Vũ: 0366.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp và cùng bạn xây dựng chiến lược thương hiệu đúng như mong đợi.

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/branded-content-va-unbranded-content-dau-la-giai-phap-cho-chien-luoc-thuong-hieu.html