Brand guidelines và vai trò không thể thiếu trong quá trình thiết kế thương hiệu

Brand Guidelines – Muốn thiết kế thương hiệu độc đáo thì đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn từ nội bộ. Nhưng làm sao để sự sáng tạo ấy không vượt quá những gì thương hiệu định hướng? Làm sao để nhân viên mới “nhập gia tùy tục” mà không lạc lõng giữa đám đông?

Brand Guidelines xuất hiện để gỡ rối tất cả những thắc mắc của doanh nghiệp về cách thiết kế thương hiệu cũng như vận hành doanh nghiệp. Hãy cùng Vũ Digital tìm hiểu xem Brand Guidelines đóng vai trò quan trọng thế nào.

Brand Guidelines là gì?

Brand Guidelines là cuốn cẩm nang ghi chép lại đầy đủ các yêu cầu về màu sắc, hình ảnh, bố cục… dành cho nội bộ.

Brand Guidelines là gì?

Đừng vội đánh giá thấp tầm quan trọng của Brand Guidelines. Nó sẽ là kim chỉ nam giúp thương hiệu nhất quán hơn trong việc quảng bá và truyền thông. Đặc biệt đối với nhân viên mới, Brand Guidelines nâng cao mức độ hiểu biết và định hướng thiết kế thương hiệu.

Dù một công ty lớn hay nhỏ đều phải chuẩn bị một bản Brand Guidelines thật hoàn chỉnh, thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh và cá tính thương hiệu một cách rõ ràng nhất.

Những thành phần không thể thiếu trong Brand Guidelines

1. Giới thiệu về thương hiệu

Trước khi đi vào hướng dẫn chi tiết, bạn phải giới thiệu tổng quan hình ảnh thương hiệu từ tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý cho đến tính cách thương hiệu… . Hãy chọn lọc những ý chính và đặc trưng của thương hiệu để nhanh chóng hơn trong việc ghi nhớ.

Với lời giới thiệu ngắn gọn này, nhân viên sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn về thương hiệu, tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và công việc, khơi gợi sợi dây kết nối để giữ chân họ lâu dài hơn.

2. Logo và cách sử dụng

Logo còn được gọi là “bộ mặt” của thương hiệu và là thứ khách hàng tiếp xúc nhiều nhất. Một logo đẹp thôi chưa đủ, có ý nghĩa, câu chuyện và có khả năng “sống” lâu dài trên thị trường mới là điều đáng quan tâm trong quá trình thiết kế thương hiệu.

Không nhất thiết chỉ sử dụng một logo duy nhất mà bạn có thể linh hoạt thay đổi hình dáng, màu sắc sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, tạo cảm giác mới mẻ, thích thú cho người tiêu dùng.

Ấn tượng nhất trong việc thay đổi logo làm kích thích người tiêu dùng chắc chắn phải kể đến Apple trong sự kiện ra mắt iPad Pro. Thay vì gửi thiệp mời với logo trái táo màu đen như thường lệ thì Apple đã “biến tấu” màu sắc logo để mỗi khách hàng sở hữu một hình ảnh riêng. Điều này cho thấy sự đầu tư và tâm huyết tuyệt đối của Apple dành cho khách hàng của mình, đồng thời khiến họ hào hứng hơn với sản phẩm mới.

Apple đã “biến tấu” màu logo để mỗi khách hàng sở hữu một hình ảnh riêng
Apple đã “biến tấu” màu logo để mỗi khách hàng sở hữu một hình ảnh riêng

Nhưng, để tránh xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp thì hãy ghi chú rõ ràng, cụ thể nhất cách sắp xếp logo phù hợp với nhu cầu sử dụng chúng.

3. Font chữ

Đừng nghĩ chỉ cần sử dụng font chữ đọc được là đủ mà nó còn sẽ thể hiện được tính cách thương hiệu của bạn.

Khi khách hàng đã quá quen thuộc với các font chữ truyền thống thì sự đột phá sử dụng một font chữ mới sẽ khiến họ cảm thấy hứng thú hơn với thiết kế thương hiệu. Ví dụ, sự kết hợp Fira Sans và Montserrat đem lại cảm giác hiện đại, hợp thời, hoặc font viết tay Sacramento với Playfair Display phù hợp với phong cách trẻ trung, tươi mới, khác biệt…

Còn một điều cần lưu ý nữa chính là dù cách điệu tới đâu thì font chữ của thương hiệu phải đảm bảo độ to rõ, dễ đọc và không xảy ra lỗi trong quá trình in ấn.

4. Màu sắc đại diện

Như đã biết, mỗi màu sắc đại diện cho nét tính cách đặc trưng. Lựa chọn mảng màu sắc phù hợp với thiết kế thương hiệu toát lên cá tính, đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

Nguồn: Netflix Brand Site
Nguồn: Netflix Brand Site

Ví dụ, một khảo sát cho thấy thị giác của chúng ta bị thu hút mạnh mẽ nhất từ màu đỏ. Bên cạnh đó, màu đỏ thể hiện sự khao khát, mãnh liệt và đam mê nồng cháy nên các nhãn hiệu sử dụng màu đỏ để truyền tải thông điệp như: Coca Cola, Circle K, Netflix…

Hay màu xanh đại diện cho trung thành, tươi mới và tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng. Một số nhãn hiệu khi nhắc đến màu xanh chúng ta nhớ tới chính là: Facebook, Twitter, Samsung…

5. Định hình phong cách trong hình ảnh

Màu sắc chủ đạo trong hình ảnh là gì? Hình ảnh nhấn mạnh yếu tố gì? Sử dụng animation hay hình ảnh thật mới đúng mục đích của thương hiệu? Định hướng hình ảnh sẽ trả lời tất cả các thắc mắc này của nội bộ, đưa ra hệ thống thiết kế thương hiệu chuẩn xác, đạt được mong muốn của cả thương hiệu và khách hàng.

Ví dụ, bạn không bắt gặp hình ảnh Animation trong thiết kế thương hiệu của Nike. Nhưng Skype – ứng dụng giao tiếp trực tuyến lại khiến khách hàng thích thú khi sử dụng loạt hình ảnh này.

Nguồn: Skype Global Directory
Nguồn: Skype Global Directory

Định hướng hình ảnh trong thiết kế thương hiệu giúp nhân viên của bạn được thỏa sức sáng tạo nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ, vừa tạo được sự hứng thú trong công việc cũng như đạt được hiệu quả trong quá trình truyền thông.

6. Tone & Voice

Muốn thiết kế thương hiệu thuyết phục được khách hàng thì việc quan trọng nhất là bạn phải đứng từ góc nhìn của họ, nói chung một giọng nói và đồng điệu trong cách sử dụng ngôn từ.

Nếu đối tượng bạn hướng tới là những bạn trẻ năng động thì hãy sử dụng một tông giọng tươi vui, tích cực, từ ngữ gần gũi như trong văn nói. Nhưng đối tượng lại là những người trung niên, cần nhiều kiến thức thì đòi hỏi thương hiệu phải có tông giọng trưởng thành, tạo sự tin tưởng, cung cấp những thông tin bổ ích từ việc trích dẫn tài liệu nước ngoài hay nghiên cứu khoa học… .

Nguồn: Skittles Instagram Official
Nguồn: Skittles Instagram Official

Thiết lập một từ điển bao gồm những từ ngữ khuyến khích sử dụng và những từ ngữ cần tránh cũng là một ý tưởng hay giúp nhân viên không còn khó khăn trong việc truyền tải nội dung.

7. Các tài liệu tham khảo

Lý thuyết đã đủ nhưng liệu nhân viên của bạn có bị “bội thực” bởi hàng tá thông tin trong Brand Guidelines không? Có đấy, nên lúc này, hãy đính kèm vào đó những ví dụ cụ thể mà thương hiệu bạn mong muốn hướng tới một cách dễ hình dung nhất. Có thể là một bài viết trên Facebook, một tấm hình trên Instagram, một Website thương hiệu đang học hỏi… , tất cả phải đảm bảo chính xác với những quy tắc bạn đặt ra ở trên.

Nguồn: Nike Instagram Official
Nguồn: Nike Instagram Official

Chỉ lưu truyền trong nội bộ, nhưng tại sao Brand Guidelines lại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông?

Đối với nhân viên mới, không có Brand Guidelines giống như việc đưa bạn vào rừng nhưng không cung cấp la bàn hay bản đồ. Họ không thể hiểu hết 100% về thương hiệu nếu chỉ tìm hiểu qua Website hay các trang mạng xã hội và ngay chính nhân viên trong công ty cũng không thể dành hàng giờ đồng hồ để giải thích toàn bộ thiết kế thương hiệu. Lúc này, Brand Guidelines sẽ thay bạn làm tất cả điều này.

  • Tiết kiệm thời gian
  • Phân chia công việc hiệu quả
  • Đảm bảo bộ máy vận hành doanh nghiệp được thống nhất
  • Hạn chế xảy ra mâu thuẫn trong việc truyền thông
  • Nâng cao mức độ hiểu biết về thương hiệu

Có thể thấy, Brand Guidelines không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng nó lại là “con ốc” quan trọng trong bộ máy vận hành doanh nghiệp. Từng cá thể trong công ty phải đảm bảo hiểu rõ về thương hiệu thì việc quảng bá mới đạt kết quả tốt.

Nguồn: https://vudigital.co/brand-guidelines-va-vai-tro-khong-the-thieu-trong-qua-trinh-thiet-ke-thuong-hieu.html