Marketer Kit Ong
Kit Ong

Creator @ UBXED [unboxed] + The Kollective Lab

A View from Afar: Góc nhìn người phương xa (Phần 3)

Đôi khi, ta cảm thấy đầu óc mình hoàn toàn trống rỗng, nhất là khi cần suy nghĩ về một ý tưởng mới, một câu chuyện mới. Khi ấy, ta cảm thấy vô dụng giữa phòng họp với những đồng nghiệp đầy nhiệt huyết. Và chợt cảm thấy mình như không thuộc về thế giới sáng tạo.

Có những nhà sáng tạo làm việc bằng cơ thể của mình. Đó là những người thợ mộc, nhà điêu khắc, hoạ sĩ, diễn viên, vũ công... Điểm chung ở đây, tất cả những nhà sáng tạo đều là “thinker”. Các ý tưởng đều nảy sinh trong đầu, và từ đó, chỉ dẫn cho cơ thể sáng tạo. Nhưng khác biệt là, khi tay của một nghệ sĩ vĩ cầm bị thương, họ sẽ phải tạm nghỉ cho đến khi lành hẳn.

Đôi khi, ta cảm thấy có những luồng ý tưởng, câu chuyện tuôn chảy trong đầu mình. Nhưng, vì tốc độ của chúng quá nhanh, ta không thực sự nắm bắt được bất kì ý tưởng nào. Ta cố gắng chia sẻ với người khác, nhưng những ý tưởng rời rạc dường như cũng vô nghĩa. Nhưng luồng suy nghĩ này không thể bật – tắt tùy ý, và cứ như thế, chúng khiến ta trằn trọc khó ngủ. Điều đó khiến ta phát điên.

Dù là tình huống nào kể ở trên, cả hai đều có vẻ không kiểm soát được. Bạn thấy bất lực. Bạn thấy nặng nề. Chúng nhấn chìm bạn trong tuyệt vọng. Một vài người tìm đến chất kích thích và tin rằng điều đó giúp họ cảm thấy tốt hơn. Nhưng, giống như người nghệ sĩ vĩ cầm cần chữa lành bàn tay trước khi biểu diễn, tâm trí chúng ta cũng vậy.

Tôi đã từng trải qua khoảng thời gian tương tự khi còn trẻ (điều này không có nghĩa rằng vấn đề sẽ tự động biến mất khi bạn lớn hơn). Tôi có những “vết sẹo” từ cuộc chiến tinh thần khốc liệt này. Nhưng, may mắn thay, tôi học được cách đánh bại “con quỷ” tinh thần ấy. Tôi không phải bác sĩ, nên những chia sẻ dưới đây chỉ dựa trên trải nghiệm cá nhân tôi.

Nhiều năm trước, khi những dằn vặt tinh thần trở nên nặng nề hơn, tôi đã tự nhắc mình một vài điều rất quan trọng, như sau.

1. Tôi muốn sống để tiếp tục sáng tạo

Tôi xua đuổi ý nghĩ tự tử. Đây là bước quan trọng nhất. Nếu bạn mất đi, bạn không thể tận hưởng cuộc sống nữa, bạn cũng không thể sáng tạo nữa. Và điều đó giúp tôi có thêm năng lượng, và sẵn sàng chiến đấu với bất kì trở ngại nào.

2. Tôi tận dụng sáng tạo làm vũ khí tối thượng

“Chiến trường” là tâm trí của tôi, ngay trong đầu mình. Nói ra có vẻ dễ hiểu, nhưng đấu tranh để làm chủ thứ đã thuộc sở hữu của mình không đơn giản như vậy.

Do đó, tôi phải vượt ra ngoài tâm trí của mình để giành lại quyền làm chủ nó. Nghe có vẻ lạ đúng không? Nhưng điều này có lí với tôi.

Bạn không thể chia sẻ cùng "không gian tư duy" với kẻ thù, bởi chúng sẽ biết tất cả các dự định, kế hoạch của bạn. Nhưng, phải làm thế nào? Tôi dùng sự sáng tạo để làm "rối tung" bộ não chính mình, bằng các quy tắc của mình. Nghe có vẻ thiếu thực tế với bạn, nhưng tôi đã thực sự làm được. Tôi khiến bản thân mình tin tưởng hoàn toàn vào phương pháp này. Nếu không, tôi đã không thể kiểm soát được. Và nguy hiểm là khi mất kiểm soát, tôi sẽ rơi vào tình thế cũ, bị mắc kẹt trong tâm trí rối bời của mình.

3. Tôi chấp nhận bản thân mình, kể cả mặt xấu

Tôi nghĩ điều quan trọng là chấp nhận tất cả những điều xấu của mình, không phủ nhận điều gì. Bên trong mỗi người đều có hai mặt đối nghịch nhau, thậm chí nhiều hơn hai. Một khi tôi chấp nhận mọi thứ về mình, tôi bình tĩnh hơn. Sự chấp nhận này cho phép tôi đứng ở vị thế trung lập để quan sát. Và có lẽ, điều này hiệu quả bởi việc chấp nhận đã ngăn chặn các bên đối lập tranh đấu với nhau.

4. Tôi cần một nơi yên tĩnh

Với tôi, một nơi yên tĩnh không nhất thiết phải là một nơi hoàn toàn im lặng. Tôi có thể tìm thấy sự yên tĩnh giữa một không gian náo nhiệt. Ở đây, tôi muốn nói tôi cần “giãn cách” về mặt tâm trí với người khác.

Tôi nhờ mọi người trong gia đình tránh nói chuyện với mình. Tôi có thể vẫn ở bên cạnh họ, nhưng về mặt tinh thần, tôi cần sự "giãn cách". Ban đầu, điều này khiến mọi người không thoải mái lắm, nhưng tôi lí giải cho họ biết đó là điều cần thiết với tôi. Và từ đó, tôi chỉ cần nói với họ mỗi khi tôi cần.

Thực sự, điều này không dễ dàng, nhưng cần thiết để tôi đảm bảo sức khoẻ tinh thần của mình.

5. Tôi cố tình làm những điều mình không thích

Có những thứ tôi thích. Có những thứ không. Thỉnh thoảng, tôi cố tình tiếp cận và thu nạp những thứ tôi không thích vào "hệ thống" của mình. Hành động cố ý này làm tâm trí tôi "rối loạn" và bắt đầu phản xạ để bảo vệ mình.

Nếu không làm như vậy và duy trì với tình trạng ổn định hiện có, tôi không thể mạnh mẽ hơn.

6. Tôi không hoàn hảo, và do vậy, tôi hoàn hảo

Tôi tin rằng, con người luôn có sai sót. Và chỉ có máy móc mới hoàn hảo (ít nhất trong mắt con người). Nếu sai sót là điều không thể tránh được, thì rõ ràng chúng ta đã là một phiên bản hoàn hảo của chính mình.

Và, thiếu sót của mỗi người mỗi khác. Điều đó làm nên sự khác biệt của từng người.

English Version

A View from Afar 3

Sometimes, we feel like our minds are completely empty. Sometimes, it happens when you most need to generate ideas and stories. You feel quite useless especially in a room with other people who are participating and contributing. It is during such times that you feel like you do not belong in the creative industry as your brain fails you when you needed it most to perform to your benefit.

There are creative people who work with their bodies. People like carpenters, sculptors, painters, actors, dancers… But I believe all creative people are thinkers, first and foremost. The sparks first happen inside our heads that then become instructions to our bodies to perform creative magic. But when the hands of a violinist are hurt, the music suffers or even has to stop until the hands heal.

And sometimes, we feel like there is an unstoppable rush of ideas and stories flowing at great speeds in our minds. But, because they are flowing at such great speeds, we cannot really catch hold of any of these ideas and stories. When we try to share them, they come out confusing to others as they do not make much sense (even to you when you say it out loud). And you cannot turn off this strong flow of information, it keeps you awake at night when you badly need to sleep. And these noises, sometimes, do not sound like you, and these noises have conversations of their own. It makes you feel crazy.

Whether you have experienced one or the other scenario, both seem to be uncontrollable. You feel helpless. You feel the heaviness of these problems. They weigh down your happiness, and drown you in despair. Some of us turn to drugs and alcohol to lift ourselves up. Believing that these substances are giving us help. Just like the violinist who needs her hands to heal before the music returns, our minds need to heal too before performing for you.

I have experienced such times when I was much younger (does not mean that these problems go away automatically when you are older though). I have had battles, and there are scars to show from these brutal mental fights. But I have learned how to defeat my mental demons. I am not a doctor, so, what I tell you are my own personal methods.

Many years ago, when these mental torments became unbearable, I came to a personal conclusion. I told myself a few very important things.

1. I want to live so that I can continue to create

I banished the thought of suicide. This is a very important first step. If you are dead, you cannot enjoy the gift of creating anymore. And from this first step, it gave me the absolute power to know that I will fight whatever obstacles that come my way.

2. If I truly believe in creativity, then use creativity as the ultimate weapon

The battleground is my mind, my mind is in my own head. This seems like the simplest thing to understand, but the fight to own what is already mine was not so simple.

So, I had to think outside my own head to win back what was already mine, sounds strange, right? But it made sense to me. You cannot share the same head-space with your enemy, otherwise your enemy knows all of your plans and plots.

But how was this possible? It was possible because I created it. It is not a reality to you, but it is a reality to me. I used creativity to mess with my own brain. I designed my own rules and regulations on how this thing works. And I made myself believe in it completely, otherwise I would have no control. Without control, then you are back to square one, trapped in your own troubled mind.

3. I accepted all of me, especially the “bad” side of me

Somehow, I thought that it was important for me to acknowledge all that was bad in me. I denied nothing. I accepted everything. There is a Yin-Yang side to all of us (perhaps there are even more than just two sides). Once I acknowledged acceptance of everything about me, there was a certain calmness that came to me. This acceptance allows me to stay on the neutral side to observe both the Yin and Yang sides. Somehow, this helps me. Perhaps, the acceptance stopped the Yin and Yang sides from fighting with each other constantly, one trying to dominate the other.

4. I need my quiet place

It does not mean silence. I can find my quiet place in a crowded noisy environment. But I need “mind-distancing” from people. I tell my family not to speak to me. I can be physically with them, but mindfully, I need to travel somewhere else. This is a not a comfortable thing to my family members, but they have learned that I need it. And I tell them when I need it. I stress that this is not an easy thing for your loved ones to do, but it is a necessary thing for your mental health.

5. I inject “pollution” into my mind intentionally

There are things that I like, and there are things that I dislike. Every now and then, I introduce things I dislike into my system. This intentional act “pollutes” my mind. It mixes things up. Stirs up possibilities that would not have been possible if I have kept everything status quo.

6. I am imperfect, and therefore, I am perfect

I believe humans are meant to have flaws. Only products made from machines are meant to be flawless (at least in our human eyes). If we are meant to be flawed, then we are already perfect. What is a little “off” is not a mistake, it is something that marks us so that we can be different from one another. These “mistakes” make us meaningful and essential.

Xem toàn bộ loạt bài tại đây.

Kit Ong