Marketer Đinh Tuấn Minh
Đinh Tuấn Minh

CEO @ Tổ chức Quản trị & Phát triển Nhân lực Amirates

Phân tích tổng quan ma trận Boston (BCG)

Ma trận Boston – Hay còn gọi là ma trận BCG (Boston Consulting Group) chính là tên của một trong 3 công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới là : Boston, McKinsey, Mercer. Ý nghĩa của ma trận Boston thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần của các SBU (Strategy Business Unit – Đơn vị kinh doanh chiến lược), từ việc phân tích BCG, công ty sẽ có cơ sở để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Ma trận BCG gồm 4 ô :

* Ô thứ nhất : SBU DẤU CHẤM HỎI

Tính chất : Ô dấu chấm hỏi thể hiện SBU có thị phần thấp – Tỉ lệ tăng trưởng cao -> là những SBU tiềm năng

Đặc điểm : Doanh nghiệp đưa vào một sản phẩm mới thâm nhập thị trường sẽ xuất phát từ ô dấu chấm hỏi. Dễ thấy lợi thế và kỳ vọng của sản phẩm trong giai đoạn này là tỉ lệ tăng trưởng cao chứ không phải là lợi nhuận cao, kiếm được nhiều tiền. SBU nằm ở ô dấu hỏi có khả năng trở thành ô ngôi sao nếu tỉ lệ tăng trưởng giúp SBU đạt đến mức thị phần mục tiêu của công ty, và ngược lại nếu SBU không đạt được mức thị phần tốt, khả năng cạnh tranh thấp thì sẽ rơi vào ô con chó và thoái trào, kết thúc vòng đời của một SBU.

Vì vậy đối với các SB này, DN cần áp dụng chiến lược ' Buid ' ( xây dựng ) có nghĩa là DN cần tập trung vào mục tiêu củng cố chất lượng sản phẩm và tăng trưởng thị phần. Đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn.

* Ô thứ 2 : SBU NGÔI SAO

Tính chất : Ô ngôi sao thể hiện SBU có thị phần cao – Tỉ lệ tăng trưởng cao

Đặc điểm : Những SBU nằm trong khu vực này là những SBU đang có lợi thế cạnh tranh tốt, có khả năng phát triển tốt và có thể nổi bật trên thị trường. Tuy nhiên, để SBU này kiếm được tiền thì doanh nghiệp phải cân đối tốt giữa doanh thu và chi phí. Đã có nhiều trường hợp thị phần và lợi nhuận tốt nhưng không đem lại lợi nhuận như mong muốn.

Chiến lược áp dụng cho giai đoạn này là mở rộng kênh bán hàng, tăng độ phủ sóng của sản phẩm, mở rộng mô hình ' Scale-up '

* Ô thứ 3 : SBU CON BÒ SỮA

Tính chất : Ô con bò sữa thể hiện SBU có thị phần cao – Tỉ lệ tăng trưởng thấp

Đặc điểm : SBU đang ở ô ngôi sao nhưng đã đạt đến đỉnh và tỉ lệ tăng trưởng bị chậm lại theo tính chất vòng đời của 1 sản phẩm ( thành, thịnh, suy, huỷ ). Ở thời điểm SBU vẫn còn đem lại dòng tiền tốt thì doanh nghiệp nên tính đến các chiến lược tiếp theo cho SBU. Ví dụ như tăng thêm các tính năng mới cho sản phẩm, tăng thêm các loại sản phẩm đẩy, kéo, đỡ để đưa SBU về ô ngôi sao, chạy lại một chu kỳ vòng đời mới của sản phẩm. Nếu xét thấy không thể đưa SBU quay trở lại ô ngôi sao thì doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị cho giai đoạn thoái trào của sản phẩm, chuyển sang ô con chó. Nếu chắc chắn rằng SBU chắc chắn chuyển sang ô con chó, DN cần tính toán sớm tới việc kết thúc sớm vòng đời sản phẩm và tập trung chi phí phát triển, marketing cho các sản phẩm mới.

Chiến lược áp dụng cho SBU trong giai đoạn này là ' tối đa hoá khả năng sản sinh lợi nhuận '.

* Ô thứ 4 : SBU CON CHÓ:

Tính chất : Ô con chó thể hiện SBU có thị phần thấp – Tỉ lệ tăng trưởng thấp

Đặc điểm : SBU ở giai đoạn này đang rơi và sự suy thoái và khả năng đem lại dòng tiền rất thấp. Khả năng phục hồi cho sản phẩm là không còn. Dòng tiền sản sinh không đủ làm phát sinh lợi nhuận và duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài. Cho nên doanh nghiệp cần sớm kết thúc vòng đời sản phẩm tránh tối đa việc thất thoát nguồn lực.

Chiến lược áp dụng cho SBU trong giai đoạn này là ' sẵn sàng thay thế '

Trong việc phân tích ma trận Boston, việc khó khăn nhất là phân tích và đánh giá đúng tiềm năng của các SBU trước khi đưa vào các ô (dấu hỏi, ngôi sao, con bò, con chó). Việc này sẽ quyết định đến chiến lược tiếp theo cho các SBU và tính sống còn của doanh nghiệp.

AbrahamTM