Marketer Võ Minh Thắng
Võ Minh Thắng

Digital Marketing Leader @ ACCESSTRADE

6 chiến thuật giúp doanh nghiệp đẩy mạnh D2C Marketing

Direct to consumer (D2C) là một chiến lược thúc đẩy doanh số trực tiếp đến khách hàng từ nhà sản xuất mà không phải qua đại lý hay nhà phân phối.

Số lượng doanh nghiệp tự sản xuất, quảng bá, bán và vận chuyển sản phẩm đang ngày một tăng lên, sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh này đang dần thay đổi toàn cảnh thị trường.

Tại thời điểm thế hệ Millennials đi đầu trong việc thúc đẩy sự thay đổi trong nền kinh tế. Họ đang dần thay đổi từng ngày với mong muốn được trải nghiệm mua hàng với sự hợp lý và tiện lợi hơn. Và cách tốt nhất để tương thích với sự thay đổi đó, nhiều công ty đã lựa chọn việc tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng hay còn gọi là Direct to consumer. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu về mô hình D2C và những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng cho chương trình này.

D2C là gì?

D2C hay DTC là từ viết tắt của Direct to consumer, tức là hình thức nhà sản xuất sẽ bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng mà không phải qua bất kỳ đại lý hoặc đơn vị phân phối nào. Khác hẳn với B2C là sẽ dựa vào các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm đến khách hàng.

Trong bối cảnh trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng, thương hiệu, đối với hình thức B2C, nhà sản xuất khó mà kiểm soát được liệu sản phẩm của mình có hơn đối thủ cạnh tranh hay không. Bên cạnh đó, việc mất kiểm soát này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm, mức độ tương tác và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

D2C không phải là một khái niệm mới. Mô hình này đã được triển khai lần đầu vào khoảng thế kỷ 15 ở Venice với hình thức đặt hàng qua catalogues được gửi vào hộp mail người tiêu dùng. Khách hàng sẽ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất trên Internet. Mọi hóa đơn được gửi qua mail và bưu điện sẽ vận chuyển chúng đến sau, bỏ qua hết các bước đến cửa hàng mua sắm. Hình thức D2C cho phép nhà sản xuất có thể cung cấp trải nghiệm thương hiệu từ đầu đến cuối chó khách hàng bởi họ được kiểm soát toàn bộ quy trình.

Lợi ích của mô hình D2C đối với nhà sản xuất

  • Chủ động kiểm soát: Mô hình D2C cho phép doanh nghiệp kiểm soát tootis đa sản phẩm, uy tín, thông điệp thương hiệu và dịch vụ khách hàng

  • Sở hữu dữ liệu khách hàng: Giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng hơn để có bức tranh tổng thể về hành vi của người mua. Từ đó có thể nâng cao, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng để tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

  • Dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Bời vì nhà sản xuất có thể tương tác trực tiếp với khách hàng do đó họ có thể cải thiện ngay sản phẩm, dịch vụ dựa trên phản hồi để gia tăng lòng thành đối với thương hiệu.

6 chiến thuật giúp doanh nghiệp đẩy mạnh D2C Marketing

D2C marketing là một trong những mô hình gắn liền với sự phát triển của công nghệ số, do đó sẽ luôn có những chiến lược và xu hướng mới xuất hiện. Sau khi đã hiểu về khái niệm cũng như lợi ích mà D2C mang lại, hãy cùng tham khảo 11 tactic sau đẩy để thúc đẩy tính hiệu quả của mô hình này cho doanh nghiệp.

1. Tạo độ nhận diện thương hiệu

Lợi thế khi quảng bá sản phẩm trong thời đại công nghệ đó chính là sự đa dạng về kênh tiếp cận khách hàng. Đó là lý do vì sao các thương hiệu nên có một bản sắc riêng với tính nhất quán và độ nhận diện mạnh mẽ trên hầu hết các nền tảng. Bằng cách đó, khi khách hàng bắt gặp thương hiệu ở bất cứ đâu, dù là trên website, mạng xã hội hay billboard, sẽ lập tức nhận ra bạn là ai, bạn đang bán gì.

2. Tận dụng Data để tiếp thị

Trong thời buổi công nghệ số, Data có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhờ vào các công cụ công nghệ, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích nhiều dữ liệu hơn về người tiêu dùng. Điều đó giúp khai thác được những insight hữu ích cho các chiến dịch marketing. Và một trong những các hiệu quả để tiếp thị dựa trên data chính là tạp ra các ưu đãi đặc biệt liên quan đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp Saas có thể cân nhắc các hình thức free trials; nhà sản xuất có thể tặng kèm sample của mẫu mới khi khách hàng mua 1 sản phẩm hiện tại;…

3. Đẩy mạnh kênh Social

Social Media được xem là một công cụ đắc lực mà nhà kinh doanh có thể sử dụng hàng ngày, và chúng có rất nhiều cách khác nhau để triển khai. Ngoài ra, mạng xã hội còn là một nơi tuyệt vời để thu thập dữ liệu nếu bạn muốn tìm hiểu về khách hàng của mình. Bằng việc phân tích người theo dõi, các mạng xã hội sẽ cho phép bạn tìm hiểu về nhân khẩu học, sở thích, hành vi, hoạt động của khách hàng và nhiều hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều thương hiệu sử dụng mạng xã hội như một phương thức để tiếp cận, đồng thời nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Vận dụng các kênh social như một phần trong điểm chạm dịch vụ khách hàng, bạn có thể tăng trải nghiệm họ bằng việc giải đáp nhanh chóng phản hồi, nhân cách hóa cho thương hiệu. Có rất nhiều cách để bạn thúc đẩy chiến dịch D2C, nhưng hãy chắc rằng thương hiệu của bạn sẽ có được độ phủ song nhất định trên mạng xã hội. điều này cũng giống như cách nhiều thương hiệu đã làm để tăng thêm độ tin cậy của khách hàng trên mạng xã hội.

4. Kết nối với những người có thể tiếp thị cho bạn

Người Việt chúng ta vốn vẫn hay đùa “Nhất quan hệ, nhì tiền tệ”. Tuy nhiên nếu liên tưởng câu nói này với hoạt động tiếp thị thì nó khá đúng. Không có một kế hoạch nào có thể trở nên hoàn hảo nếu thiếu đi các đối tác chiến lược. Nhiều thương hiệu đã đạt được thành công khi hợp tác với các influencer, KOls hay Celebrities. Với hình thức này, thương hiệu sẽ trả phí cho những người ảnh hưởng để họ quảng bá sản phẩm thông qua câu chữ, hình ảnh hoặc video. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp không có ngân sách đủ lớn cho kế hoạch này, việc tận dụng những khách hàng hiện tại để thực hiện chiến lược truyền miệng (word of mouth) cũng là một cách hay. Điều này không cần tốn quá nhiều chi phí như cách làm việc với người nổi tiếng.

5. Tạo tính lan truyền (viral)

Một trong những lợi thế mà D2C có so với hình thức bán lẻ truyền thống chính là trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn tận dụng sự lan tỏa của internet để tiếp cận nhiều khách hàng nhiều nhất có thể. Nội dung hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa số lượng người tiếp cận.

6. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến yêu cầu trải nghiệm nhất quán và cá nhân hóa. Một vài cách bạn có thể ứng dụng bao gồm:

  • Đưa ra ưu đãi hoặc mẫu dùng thử của sản phẩm dành cho khách hàng mới

  • Trải nghiệm thực tế ảo AR để khách hàng có thể kiểm tra sản phẩm trước khi có quyết định mua

[Case study] TESLA phá đảo thị trường xe ôtô nhờ ứng dụng mô hình bán hàng D2C như thế nào?

Thị trường xe hơi US vốn được dẫn đầu bởi “ông lớn” Ford và Chevrolet nhưng từ khi Tesla Motor - một tổ hợp các nhà sản xuất ô tô ra đời đã chiếm phần nổi bật hơn cả. Năm 2013, Tesla đã thực sự trở thành tâm điểm khi CEO Elon Musk tung ra Model S. Chiếc xe của Tesla gây được tiếng vang lớn không chỉ với người mua mà còn đưa công ty nổi bật với tư cách là một trong số ít nhà sản xuất tiên phong trong thị trường ô tô điện.

Thời điểm mới ra mắt, Model S được định giá khoảng 69.000$. Nhờ thiết kế sang trọng, Model S nhanh chóng nhận được sự yêu thích từ các ngành thương mại và báo chí. Car & Driver đã không ngại ngần tặng 5 sao cho chiếc xe này trong ngày đầu công bố. Bên cạnh đó, chiếc ô-tô dùng điện này còn nhận được số điểm gần như hoàn hảo 99/100 từ Consumer Reports.

Sự yêu thích của Tesla không chỉ dừng lại ở thời điểm ra mắt. Tháng 9/2014, doanh số mà Model S mang về cho Tesla đạt kỷ lục tại Hoa Kỳ với 2.500 chiếc được bán. Đến Quý 1/2015, doanh số bán hàng đạt mức cao mới là 10.030 chiếc. Tính đến ngày 24/05/2015, công ty được định giá là 31.3 tỷ $.

Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là bề nổi của “tảng băng trôi”. Sự thành công của Tesla không phải một sớm một chiều như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế, Tesla đã được thành lập từ năm 2003 bởi hai kỹ sư Martin Eberhard và Marc Tarpenning làm việc tại Thung lũng Silicon. Động lực để Tesla có thể cho ra đời Model S chính là vì công ty muốn chứng minh ô-tô điện có thể tốt hơn xe chạy bằng xăng nhưng vẫn hợp túi tiền của người dùng. Và vì là “kẻ đến sau” trong thị trường xe điện đã được bao phủ bởi các “ông lớn” trước đó, Tesla cũng đã lựa chọn phương thức kinh doanh khác biệt. Không giống như các nhà sản xuất ô-tô khác thường bán sản phẩm thông qua các đại lý nhượng quyền, Tesla lựa chọn bán hàng trực tiếp đến khách hàng (D2C - Direct to Consumer).

Chủ động sở hữu cửa hàng riêng

Để thực hiện điều này họ đã xây dựng các phòng trưng bày xe ô tô, chủ yếu nằm tại các khu vực trung tâm nhộn nhịp trên thế giới. Tính 06/07/2017, Tesla đã có mạng lưới hơn 225 địa điểm, bao gồm phòng trưng bày; Trung tâm dịch vụ - Service Plus (kết hợp bán lẻ và dịch vụ); Dịch vụ phụ kiện trên khắp thế giới. Ban điều hành của Tesla tin rằng, bằng cách sở hữu kênh bán hàng riêng họ có thể đạt được lợi thế về tốc độ phát triển sản phẩm cũng như tạo ra một trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Hạn chế xung đột lợi ích

Tại phòng trưng bày của Tesla, hầu như không có xảy ra xung đột lợi ích như các đại lý xe hơi khác. Bởi tại đây chỉ cung cấp những mẫu xe do Tesla sản xuất. Khách hàng chỉ giao dịch với nhân viên bán hàng và dịch vụ của Tesla. Không đứng ngoài cuộc đua công nghệ, Tesla cũng đã triển khai thêm dịch vụ bán hàng trên Internet. Tại đó, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và mua sắm chiếc xe theo ý thích của mình.

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Nhờ triển khai hoạt động bán hàng theo mô hình D2C, Tesla đã có thể hiểu khách hàng của mình hơn bất cứ ai. Họ hiểu được những trở ngại mà khách hàng thường gặp sau khi mua sắm một chiếc xe. Chính vì thế, Tesla đã cho ra đời khái niệm “Service Plus” - một sự kết hợp giữa bán hàng và dịch vụ. Thay vì khách hàng sẽ mua xe ở một nơi và sử dụng dịch vụ ở địa điểm khác, Tesla đã tối ưu trải nghiệm bằng cách kết hợp 2 trong 1. Bởi họ tin rằng việc mở trung tâm tâm dịch vụ tại một khu vực nhất định thì nó sẽ giúp nhu cầu của khách hàng tăng lên.

Bên cạnh đó, công ty này còn phát triển thêm một dịch vụ gọi là “Tesla Rangers” (Kỹ thuật viên di động). Theo đó, ứng dụng công nghệ di động, nhân viên của Tesla có thể bảo dưỡng xe từ xa cho khách hàng. Bằng việc thiết lập hệ thống kết nối từ Model S đến trung tâm bảo trì, mỗi khi xảy ra sự cố, dữ liệu sẽ được tải đến trung tâm để các kỹ thuật viên có thể xem và khắc phục ngay trên trực tuyến mà không cần phải chạm vào xe. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng bởi không phải lúc nào kỹ thuật viên cũng có thể đến tận nơi sữa chữa được.

Bằng tất cả sự thấu hiểu, Tesla đã không ngừng cải tiến từ sản phẩm cho đến dịch vụ để ngày một trở nên hoàn thiện và mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Chính điều đó đã giúp Tesla nhanh chóng trở thành hãng xe được yêu thích nhất tại Mỹ, vượt mặt những thương hiệu “lão làng” như Audi, Porsche, Toyota, Mazda, Lexus,.... (theo báo cáo của Consumer). Có thể thấy, so với mô hình bán hàng truyền thống thông qua đại lý ô tô, D2C đã giúp Tesla cải thiện rõ rệt về mặt cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Kết luận

Cách tiếp cận độc đáo của Tesla đã bắt đầu được các thương hiệu khác vận dụng như Nike, Apple,...Không chỉ người tiêu dùng mà cả nhà sản xuất cũng được hưởng lợi đáng kể. Đây là lý do vì sao mô hình D2C có thể tác động đáng kể đến thị trường nếu được áp dụng đúng cách.

Võ Minh Thắng