Marketer JMC KOLs Marketing
JMC KOLs Marketing

Strategy Manager @ JMC KOLs Marketing

“Nhập môn” TikTok Marketing

Được ByteDance mua lại từ Musical.ly vào năm 2016, TikTok nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Các tính năng tích hợp tương tự như các mạng xã hội Twitter hay Instagram, cho phép người dùng tạo ra các đoạn video ngắn 15s, kết hợp hiệu ứng nhạc nền đa dạng đã giúp TikTok thu hút hơn 500 triệu người dùng mỗi tháng, vượt qua ứng dụng nổi tiếng là Instagram khi chỉ vừa ra mắt. Đến nay, ứng dụng này đang sở hữu 795 triệu người dùng trên toàn cầu.

Lần đầu ra mắt thị trường Trung Quốc với cái tên Douyin, ứng dụng đã được đổi tên thành TikTok để đánh vào thị trường quốc tế và luôn chễm chệ trong danh sách top 3 ứng dụng được tải về nhiều nhất trên Apple Store.

Chiến lược marketing của TikTok vì thế cũng trở thành đề tài bàn luận của các chuyên gia trong ngành. Họ phân tích cách thức và công cụ mà TikTok đã sử dụng để đạt được thành công như hiện tại với mục tiêu đảm bảo mức độ tăng trưởng nhưng vẫn tần suất quảng cáo xuất hiện ở mức thấp nhất.

Cách TikTok giúp doanh nghiệp kiếm tiền từ các hashtag trending

Các ứng dụng hiện nay đều có khả năng giúp doanh nghiệp tiếp cận đến tệp khách hàng mục tiêu và thị trường trong tương lai. Đứng trên quan điểm của một marketer trong tìm kiếm thị trường mục tiêu, người ta thường có xu hướng quảng bá trên nhiều kênh khác nhau nhằm thu hút được lượng khách hàng nhất định. Chẳng hạn như LinkedIn dùng để tiếp cận các đối tượng là chuyên gia, doanh nghiệp có chuyên môn cao, trong khi các hội/nhóm và trang trên Facebook lại cho phép tiếp cận đến các nhóm khách hàng cụ thể hơn. Đối với TikTok, đối tượng của ứng dụng này là những người thuộc nhóm tuổi từ 10-19.

Ứng dụng dần trở nên phổ biến khi những người nổi tiếng khởi xướng những thử thách độc đáo, như Jimmy Fallon với hashtag #tumbleweedchallenge, thu hút hàng triệu lượt xem từ người hâm mộ. Từ đây, TikTok challenge được xem như một trong những “chiêu thức” có hiệu quả nhất để việc nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và quảng bá sự kiện.

Trên thực tế, một doanh nghiệp lớn là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald đã thực hiện thử thách với hashtag #bigmactiktok, không chỉ thu hút khách hàng tham gia mà còn tạo nên hiện tượng viral trên các kênh truyền thông mạng xã hội. So với các cuộc thi hay minigame trên mạng xã hội, dù không hề có phần thưởng hay quà tặng nào nhưng các challenge vẫn mang về hiệu ứng tương đương và thông tin insight người dùng nhờ vào mức độ phổ biến.

TikTok đã được nâng cấp các tính năng để truy quét người dùng vi phạm với các nội dung không phù hợp, giúp nền tảng này trở thành công cụ hoàn hảo cho các marketer “thi triển”. Nâng cao nhận diện và quảng bá thông qua TikTok giúp thương hiệu đạt được hiệu quả mong muốn trong khoảng thời gian ngắn và ít tốn chi phí đầu tư nhất, chỉ cần có sự tham gia của những người nổi tiếng, KOLs và Influencer phù hợp với nội dung thông điệp muốn truyền tải để trở nên viral.

5 cách quảng bá thương hiệu trên TikTok

1. Quảng cáo In-feed

Với giao diện hiển thị tương tự với story của Instagram, quảng cáo In-feed trên TikTok cho phép người dùng nhấp vào link website và nút mua hàng hiển thị trên quảng cáo, truy cập thẳng đến trang web. Người dùng có thể nhấn nút bỏ qua quảng cáo nhưng nếu thương hiệu có thể tận dụng nhiều lựa chọn khác nhau để thiết kế giao diện thì chắc chắn có thể giữ chân người xem lâu hơn. Marketer có thể xem xét và đánh giá mức độ hiệu quả quảng cáo thông qua các số liệu CTR, số lần hiển thị, tổng lượt view, thời gian người dùng xem video và mức độ tương tác.

2. Quảng cáo hashtag

Quảng cáo hashtag sẽ được thể hiện trên giao diện là một banner dẫn người dùng đến trang hướng dẫn thể lệ của thử thách đó. Banner sẽ được hiển thị trong mục “Discover” và tùy vào nội dung banner có đủ thu hút để người dùng nhấp vào hay không.

Với loại quảng cáo này, thương hiệu có thể biết được hiệu quả thông qua lượt xem banner, lượt nhấp vào banner, số lượng tương tác, vị trí trong bảng xếp hạng trending và số lượng người tham gia tạo ra nội dung sử dụng hashtag.

Phương thức này cho phép thương hiệu tiếp cận đến một nhóm khách hàng cụ thể và có thể tạo ra nhiều chuyển đổi có lợi hơn nữa. Một ví dụ điển hình cho hình thức quảng cáo hashtag là chiến dịch #inmydenim của nhãn hiệu thời trang Guess.

3. Quảng cáo độc quyền của thương hiệu

Một trong những loại quảng cáo “cổ điển” nhất của TikTok chính là hình ảnh, video ngắn và ảnh động GIF. Đây đều là những danh mục độc nhất, có tính độc quyền cao nên vì vậy, chỉ có thể có 1 thương hiệu sở hữu vị trí này mỗi ngày. Hiệu quả sẽ được đo lường bằng các chỉ số lượt xuất hiện, lượt nhấp vào link và số người tiếp cận được.

Loại quảng cáo này mang đến hiệu quả cho thương hiệu nhờ vào giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, giúp sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng.

4. Thử thách với hashtag

Có nguồn gốc từ mạng xã hội Twitter, hashtag thử thách cho phép thương hiệu thu hút tương tác người dùng và đẩy mạnh thông điệp của thương hiệu một cách tự nhiên. Các chiến dịch thực hiện thử thách hầu hết đều không cần phải chi tiền chạy quảng cáo, chỉ cần nội dung đúng, đủ thú vị, phù hợp với đối tượng là đã có khả năng khiến các chiến dịch trở nên viral.

Nếu muốn đẩy mạnh hơn nữa, thương hiệu có thể sử dụng kết hợp Influencer Marketing, kết hợp với các KOLs thực hiện thử thách. Nhờ tệp người theo dõi rộng lớn, các KOLs sẽ khiến hashtag thử thách trở nên nổi tiếng nhanh chóng và chiến dịch dễ dàng thành công hơn mà không cần tốn quá nhiều thời gian.

Thêm vào đó, thử thách một khi đã viral sẽ tự mang đến lượng tương tác một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ quảng cáo nào khác trong tương lai. Tất cả những gì bạn cần là danh sách những KOLs, Influencer với tệp đối tượng tương đồng với đối tượng mục tiêu của thương hiệu và một số ý tưởng thật thú vị, dễ thực hiện để thu hút người dùng tham gia.

5. Quảng cáo thu hút người dùng tham gia

Đây được xem như loại quảng cáo dễ tiếp cận và dễ thu hút tương tác nhất trên TikTok. Về cơ bản, bản thân các video đính kèm hashtag trending và liên quan đến thương hiệu do người dùng đăng đã là một cách để quảng bá. Đơn cử như một ý tưởng quảng cáo do nhà hàng Trung Quốc Haidilao thực hiện. Nhà hàng này đã cho phép khách hàng tùy chọn các nguyên liệu để thêm vào nồi lẩu của mình, đồng thời khuyến khích họ quay lại video quá trình thực hiện.

Cách thức này đã thu hút hơn 15.000 người dùng tham gia quay và chia sẻ trải nghiệm của họ tại nhà hàng này, với 2.000 video được đăng trên nền tảng TikTok và đạt tổng số 50 triệu lượt xem.

Chiến lược truyền thông trên TikTok dành cho doanh nghiệp đã tạo nên một xu hướng mới cho ngành truyền thông. Dù đã đạt được độ phổ biến nhất định nhưng marketing trên TikTok vẫn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, là cách thức quảng bá mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên “chen chân” thử sức.

KẾT NỐI CÙNG JMC - Hỗ trợ Giải pháp Influencer Marketing cho nhãn hàng

📞 0903 109 252 / 0932 148 785

📧 [email protected]

🌐 jmc.vn