Marketer Team mAPP
Team mAPP

Digital Marketer @ Solazu Ltd.

Các thương hiệu lớn có đều có app, vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao?

Tại sao các doanh nghiệp lớn lại chuyển dần từ mô hình kinh doanh truyền thống sang xây dựng app cho riêng mình?

Hiện nay, các thương hiệu lớn đang dắt tay nhau xuất bản ứng dụng cho riêng thương hiệu của họ, điển hình như The Coffee House, Golden Spoon Tocotoco, Canifa,…

Vậy, tại sao họ lại đua nhau đầu tư bộ phận phát triển ứng dụng đắt đỏ để phát hành ứng dụng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp của họ?

Xu thế bắt đầu khi hành vi người dùng dần chuyển dịch từ việc sử dụng máy tính để bàn hoặc laptop sang các thiết bị smartphone – điện thoại thông minh. Số lượng traffic từ người dùng ứng dụng di động và mobile website tăng đều theo từng năm. Việc xuất bản ứng dụng di động cho thương hiệu của mình là một nước đi rất chắc chắn nhằm nắm bắt được xu thế chuyển dịch hành vi người dùng cũng như tăng thêm khả năng tiếp cận người dùng.

Không dừng lại ở đó, ứng dụng di động đồng thời cũng mang lại vô vàn lợi ích khách cho các doanh nghiệp.

Dữ liệu khách hàng

Trước hết phải nói đến thu thập dữ liệu khách hàng – mỏ dầu của các doanh nghiệp thời 4.0. Dữ liệu khách hàng khá quan trọng trong mọi ngành nghề kinh doanh, nhất là trong ngành dịch vụ.

Xem thêm về dữ liệu khách hàng

Giữ khách hàng tiềm năng

Tích điểm thành viên thân thiết qua ứng dụng di động. So sánh với việc tích điểm truyền thống qua thẻ giấy hoặc phiếu mua hàng, thì tích điểm qua ứng dụng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

  • Về phía người dùng, số điểm tích được có thể tương tác cũng như theo dõi dễ dàng qua ứng dụng di động. Ví dụ: người mua hàng từ Shopee có thể chủ động dùng số điểm tích lũy đổi quà hoặc dùng cho việc thanh toán.
  • Về phía doanh nghiệp, thông qua việc tích điểm đổi quà trên ứng dụng điện thoại, khách hàng phải giữ ứng dụng của doanh nghiệp đó trên điện thoại của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể gợi nhớ thương hiệu cũng như nhắc nhở khách hàng quay trở lại ứng dụng của mình qua thông báo đẩy (push notification).

Tối ưu hành trình mua hàng

Ứng dụng di động giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình mua hàng cũng như hành trình mua hàng của người dùng. Giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) và giảm tỉ lệ huỷ giỏ hàng (cart abandon rate). Ví dụ, ứng dụng Tiki sẽ liên tục nhắc nhở qua push notification khi người dùng bỏ quên đồ trong giỏ hàng, điều mà còn hạn chế rất nhiều trên website.

Kênh truyền thông hiệu quả

Ứng dụng di động tạo ra một kênh giao tiếp hiệu quả giữa doanh nghiệp và người dùng. So với việc liên tục tìm khách hàng mới thì việc thu hút khách hàng cũ quay trở lại thì hiệu quả hơn nhiều. Với việc quảng cáo các sản phẩm mới hoặc các chương trình ưu đãi trực tiếp qua ứng dụng và push notification, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo cũng như tìm khách hàng mới.

Đây vẫn chưa phải là tất cả những lợi ích mà ứng dụng điện thoại mang lại cho các doanh nghiệp. Có thể mỗi doanh nghiệp có một mục tiêu khác nhau để đầu tư cho ứng dụng di động của mình, nhưng chung quy thì mục đích cũng là thu thập dữ liệu người dùng, chăm sóc khách hàng tốt hơn và tăng doanh số bán hàng về lâu dài.

Thương hiệu lớn đã sở hữu lượng cơ sở dữ liệu khổng lồ sau một thời giai dài vận hành ứng dụng di động và mang lại những hiệu quả thiết thực. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thì nguồn lực hạn chế hơn, lại có nhiều vấn đề phải lưu tâm, nên làm sao có thể làm ứng dụng và vận hành hiệu quả?

Tuy nhiên, trước khi xây dựng ứng dụng cho thương hiệu của mình thì các SMEs phải có những kế hoạch cũng như định hướng rõ ràng và dài hạn.

Làm cách nào để tạo và phát triển ứng dụng di động một cách hiệu quả nhất

Các thương hiệu lớn đều có đội marketing và developer hùng hậu để phát triển và vận hành ứng dụng của họ.

Vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả cho ứng dụng di động mang thương hiệu của mình?

Rất dễ, chúng mình sẽ đưa ra một vài cách đơn giản mà hiệu quả để bạn tham khảo ngay:

Phải xác định được mục đích cho ứng dụng của bạn là gì

Tuỳ theo mô hình kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể chọn cho mình những loại ứng dụng phù hợp cho lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Nếu bạn đang có một shop bán hàng online, thì mục đích của bạn hiển nhiên là giữ khách ở lại ứng dụng của bạn lâu nhất đồng thời tăng khả năng chốt đơn hàng.

Nếu bạn đang kinh doanh qua các mô hình dịch vụ như Spa, hớt tóc, làm móng thì hãy tối ưu chức năng đặt lịch, tích điểm, cũng như tăng tương tác giữa khách hàng và nhân viên của bạn.

Nếu bạn hoàn toàn không có bất cứ ý tưởng nào trong đầu, thì hãy làm theo các bước sau:

  1. Truy cập và chợ ứng dụng Apple Appstore hoặc Google Play Store
  2. Tìm một ứng dụng từ đối thủ hoặc có cùng mô hình kinh doanh với bạn.
  3. Tải về và nghiên cứu chi tiết những chức năng và đánh giá ứng dụng của người dùng
  4. Sau đó, hãy chắt lọc ra những ra những chức năng mà bạn cho là hay nhất
  5. Phác thảo ứng dụng của bạn một cách chi tiết nhất

Ví dụ bạn đang kinh doanh một quán cà phê có quy mô vừa, bạn hãy tìm những ứng dụng như The Coffee House, Starbucks, Tocotoco để tham khảo các chức năng cũng như quá trình mua hàng của từng app. Sau đó, hãy chắt lọc cẩn thận những gì bạn thấy là tốt nhất trong từng ứng dụng.

Hãy chuẩn bị chiến lược, tiếp thị, vận hành rõ ràng và chi tiết

Cho dù ứng dụng di động của bạn có đột phá và hấp dẫn đến đâu, thì cũng cần có người sử dụng. Hãy có những chiến dịch tiếp thị rõ ràng và dài hạn để ứng dụng của bạn có thể đến tay nhiều người dùng nhất có thể.

  • Giai đoạn xuất bản ứng dụng cho khách hàng

Các doanh nghiệp thường hay đau đầu ở giai đoạn đầu tiên vì có quá ít khách hàng đồng ý tải ứng dụng. Nên cần có những chương trình quảng cáo, giảm giá để thu hút khách hàng tải ứng dụng vào giai đoạn đầu.

  • Giai đoạn giữ khách

Sau khi khách hàng đã cài ứng dụng thì giải pháp giữ cho khách hàng không xoá ứng dụng đi cũng cần được chuẩn bị. Phần lớn lí do người dùng smartphone xóa ứng dụng khỏi điện thoại của họ là cho ứng dụng chiếm quá nhiều dung lượng bộ nhớ. Hãy tinh chỉnh ứng dụng thương hiệu của bạn sao cho gọn nhẹ và những chương trình ưu đãi cho khách hàng dùng ứng dụng. Như vậy, không những giữ chân người dùng với ứng dụng của bạn mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng cài đặt ứng dụng.

  • Giai đoạn thu thập dữ liệu

Dữ liệu người dùng thường được thu thập liên tục khi khách hàng tương tác với ứng dụng của bạn. Điều này giúp cho doanh nghiệp biết được hành trình khách hàng của mình và đưa ra những chương trình phù hợp để tăng doanh thu cũng như là triển thêm những tính năng và dịch vụ trong tương lai.

  • Giai đoạn phát triển

Sau một thời gian vận hành thì ứng dụng nào cũng cần có những chức năng mới để khách hàng không thấy nhàm chán khi sử dụng. Hãy chọn lọc những chức năng có thể giải quyết vấn đề của khách hàng để phát triển. Điển hình là ứng dụng The Coffee House đã có thêm tính năng gợi ý thức uống dựa vào AI (Artificial intelligence – trí thông minh nhân tạo) sau một thời gian hoạt động. Điều này đã giúp khách hàng rất nhiều trong việc lựa phân vân chọn thức uống mà không biết nên dùng món gì.

Ứng dụng có giải quyết được vấn đề của khách hàng hay không?

Để có một ứng dụng vận hành hiệu quả và thành công, doanh nghiệp cần phải cân nhắc và chắt lọc những chức năng mà khách hàng cần nhất. Phải giải quyết được những vấn đề mà khách hàng gặp phải trong suốt quá trình mua hàng và sử dụng sản phẩm.

Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về hành trình khách hàng của bạn cũng như lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng. Từ đó, bạn sẽ có những hướng đi đúng đắn cho ứng dụng di động của bạn.

Lấy ví dụ khách hàng thường xuyên phàn nàn về vấn đề quá trình thanh toán quá lâu khi mua cà phê take away của bạn. Theo đó, ứng dụng di động của bạn cần phải có được chức năng thanh toán tiện lợi và nhanh chóng nhất có thể.

Hãy phát triển ứng dụng của bạn một cách thông minh, đừng chăm chú phát triển những tính năng không mang lại bất cứ giá trị nào đến người dùng.

Dễ dàng sử dụng

Hãy dùng thử ứng dụng di động của mình dưới cái nhìn của khách hàng. Vì khách hàng của bạn có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những cụ ông, cụ bà. Cũng như dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu những đối thủ khác và chính khách hàng của mình. Sau đó, bố trí giao diện người dùng một cách trực quan và đơn giản nhất có thể.

photo UI/UX explain

Trải nghiệm người dùng (UX) là yếu tố rất quan trọng để khách hàng quyết định có nên tiếp tục sử dụng app của bạn. Hiển nhiên, một ứng dụng di động phức tạp cùng với vô vàn chức năng thừa thãi sẽ mang đến một trải nghiệm vô cùng tồi tệ.

Chất lượng ứng dụng phải là tuyệt đối

Tốc độ tải của ứng dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của khách hàng. Một nghiên cứu từ Dzone chỉ ra rằng tỷ lệ huỷ giỏ hàng tăng lên đến 28% đối với những ứng dụng có tốt độ chậm chạp.

Có thể nói, ứng dụng chứa đầy lỗi và tải chậm là một trải nghiệm tồi tệ nhất, cũng là một yếu điểm sẽ giết chết ứng dụng của bạn ngay khi vừa ra mắt. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng ứng dụng của bạn trước khi đưa đến khách hàng, một ứng dụng di động chất lượng kém luôn gây ấn tượng xấu với khách hàng trong lần sử dụng đầu tiên.

Đó là sơ lược về những gì mà doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị để có một ứng dụng thương hiệu riêng.

Nhưng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc không có đủ nguồn lực và kinh phí để phát triển ứng dụng cho riêng mình thì sao?

mAPP ra đời để giải quyết những vấn đề của bạn

Nếu bạn không có đủ nguồn lực hoặc không có đội phát triển ứng dụng riêng cho thương hiệu của mình, thì mAPP sẽ thay bạn làm hết tất cả. mAPP cung cấp giải pháp giúp bạn sở hữu app thương hiệu riêng chỉ với 249k/ tháng.

Đội ngũ mAPP đã dành nhiều thời gian để:

  • Nghiên cứu những giao diện người dùng trực quan và dễ dàng sử dụng nhất.
  • Phát triển những tính năng cốt yếu cho những ứng dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Cải tiến ứng dụng thật tinh gọn chỉ từ 60MB, so với ứng dụng Facebook là 230MB
  • Đầu tư bảo mật cơ sở dữ liệu, chúng tôi rất nghiêm túc trong vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.
  • Đóng gói nhiều giải pháp như mini-game (Woay.vn), phản hồi khách hàng (khaosat.me),v.v nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng phát triển ứng dụng của mình.

Đến với mAPP, chúng tôi cam kết đồng hành lâu dài cũng các đối tác cũng như luôn có mặt để xử lý những vấn đề liên quan đến sản phẩm.

mAPP hiện đang kinh doanh theo mô hình SaaS tức khách sẽ trả phí theo tháng chỉ từ 249.000đ / tháng. Điều này rất phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện không có đủ kinh phí hoặc muốn thử nghiệm mô hình ứng dụng điện thoại cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết thuộc bản quyền của mAPP.vn. Vui lòng trích dẫn nguồn khi đăng lại.