Doanh nghiệp cần làm gì để thích nghi và tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới

Covid 19 được coi là "cú sốc cấu trúc" toàn cầu, tạo ra nhiều thay đổi lớn, nhiều ngành nghề không thể quy về trạng thái cân bằng trước đó.

Sự xuất hiện của nền kinh tế tại nhà - Sự chuyển dịch Offline sang online

Kinh tế Việt Nam sau nhiều tháng xoay chuyển liên tục đã dần ổn định hơn, bình thường trở lại nhưng là một trạng thái bình thường mới.

Tại sao lại là trạng thái bình thường mới ? Đối với doanh nghiệp, đây là cụm từ chỉ sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đối với 1 doanh nghiệp. Thế giới và mọi hoạt động của cuộc sống con người đang bị thay đổi bằng một cuộc "di dân" lên không gian số. Người ta tiêu dùng online, học tập làm việc online, khám bệnh từ xa, hay "thanh toán không tiếp xúc". Một khái niệm mới được hình thành và rất khó để đảo ngược "nền kinh tế tại nhà" - chính là sự chuyển dịch offline sang online

Mỗi cuộc khủng hoảng đều để lại một di sản, cuộc khủng hoảng COVID-19 chưa hẹn ngày toàn thắng lần này có thể thay đổi mãi mãi trật tự thế giới. Trong cái thế mới chớm thay đổi này, cuộc khủng hoảng đồng thời lại trở thành cơ hội, đặc biệt là cho doanh nghiệp.

Nhưng mọi thích nghi và hiện thực hóa những tư duy cấp tiến của nhà lãnh đạo sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi một chiến lược đúng đắn và đúng thời điểm. Trong lúc này, phù hợp hơn bao giờ hết là lúc để thực chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hãy mạnh dạn áp dụng vào công ty, loại bỏ ngay thói quen, cách thức theo quan tính lối mòn cũ. Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đang ở giai đoạn số hoá quy trình. Chỉ một số ít doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công

Lộ trình 4 bước áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp - cơ hội để thích nghi và tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới

Bước 1: Lưu trữ dữ liệu online

Cập nhật các quy trình trên giấy và đưa mọi thứ lưu trữ trên cloud, tốt nhất là thông qua hệ sinh thái để tiết kiệm chi phí và bảo mật

Bước 2: Tăng hiệu suất làm việc cá nhân

Sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc cá nhân, công cụ giao việc, email, google, driver, kho tri thức dùng chung

Bước 3: Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Sử dụng livechat, email automation, fanpage, chatbot ,,, để tăng trải nghiệm tại mọi điểm tiếp xúc

Bước 4: Tối ưu quy trình nội bộ

Sử dụng phần mềm CRM, HRM, ERP,.. để tối ưu quy trình hàng ngày..

Không chỉ cần vẽ ra được lộ trình triển khai mà doanh nghiệp cũng cần đến các công cụ hỗ trợ.

Các bạn có thể tham khảo 4 nhóm công cụ dưới đây được đề xuất dựa theo bảng điểm cân bằng - 4 khía cạnh của BSC (Balance Score Card)

  • Khía cạnh khách hàng:

+ Phần mềm CRM và HelpDesk : SlimCRM, Infusionsoft..

+ Email Marketing: SlimEmail, sendiblue,

+ Call center: Stringee, voip24h

+ Chatbot: Manychat

+ livechat: tawl.to

  • Khía cạnh quy trình

+ Soạn thảo văn bản online: G-suite

+ Quản lý nhân sự: Tanca, hrm

+ Quản lý công việc: Trello, SlimCRM

  • Khía cạnh Tài chính

+Phần mềm kế toán: Misa

+ Hóa đơn điện tử: Ehoadon

+ Quản lý bán hàng: Kiotviet, sapo..

  • Khía cạnh hoc hỏi:

+ Làm tài liệu hướng dẫn online: Gitbook

+ Quản lý kiến thức và guide: Notion.so

+ Quản lý lớp học: Google class

Chi tiết slide "Mô hình kinh doanh trong thế giới hậu Covid" xem tại: https://bit.ly/2YoLoi5

Đến đây bài khá dài nên mình tạm dừng tại đây, hi vọng trong thời gian tạm thời nới lỏng giãn cách xã hội, các doanh nghiệp sẽ có những bước chạy đà quan trọng để nhanh chóng thích nghi và bứt tốc trong tương lai gần nhất.

***

Cre: Team Content SlimCRM.vn