Newtecons và 7 chiến lược PR Marketing của doanh nghiệp xây dựng

Bắt đầu từ cuối năm 2018, với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà cùng với nhu cầu sống ngày càng cải thiện, càng có nhiều người muốn sở hữu/đầu tư cho mình những dự án nhà ở, đất đai. Bên cạnh đó, sự bùng nổ mạnh mẽ các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội khiến các thông tin liên quan đến các dự án phong phú và đa dạng hơn.

Càng ngày sự đánh giá của khách hàng và nhà đầu tư càng khắt khe hơn. Bởi thay vì trước đây, họ chỉ quan tâm đên thương hiệu của nhà phát triển dự án, đơn vị quản lý vận hành thì việc “Tên nhà thầu xây dựng dự án là ai?” cũng được chú ý tới.

Việc này dẫn đến câu chuyện “Các doanh nghiệp xây dựng trước đây chỉ quan tâm đến an toàn, chất lượng thi công thì họ cần phải bắt đầu tập quen với cụm từ PR – Marketing – Brands để phù hợp với những xu hướng của thị trường.”

Năm 2019, thị trường xây dựng chứng kiến sự thay đổi của Newtecons – với sự kiện đổi tên thương hiệu từ tên cũ FDC. Những hình thức marketing được công ty này thực hiện thật sự mới mẻ và tạo ra sự thiện cảm đến từ các Chủ đầu tư, khách hàng và đối tác.

1. Màn hình tương tác cung cấp thông tin dự án

Chiến lược Marketing trong ngành xây dựng phổ biến nhất chính là việc các chủ dự án đặt màn hình tương tác cung cấp thông tin cho mọi người. Ở màn hình ấy sẽ hiện lên những thông tin chung nhất như địa điểm, ưu đãi, giá thành cơ bản, dịch vụ, uy tín công ty… cùng hàng loạt những lời “chào mời” tìm hiểu thêm về dự án cũng như quyết định đầu tư, mua đất… Sở dĩ phương pháp này phổ biến nhất là bởi nó truyền thống nhưng không lỗi thời và tỉ lệ tiếp cận của nó cao. Những màn hình tương tác này thường được đặt trong các trung tâm thương mại, lối ra vào, thang máy tòa nhà, tại các ngã ba, ngã tư nơi nhiều người qua lại… Vị trí ấy thì đẹp miễn bàn vì hàng ngày hàng giờ có rất nhiều người qua lại và chắc chắn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng.

2. Tổ chức sự kiện chỉn chu về hình ảnh thương hiệu

Thay vì hình thức thông báo kèm một vài hình ảnh thông trúng thầu/khởi công dự án thì việc tổ chức sự kiện là cách thứ 2 trong chiến lược PR Marketing cực kỳ hiệu quả và thiết thực. Thứ nhất, sự kiện là nơi bạn có thể quảng bá trực tiếp và rõ ràng hơn thương hiệu của mình đến với Chủ đầu tư, khách hàng và đối tác đang hợp tác với mình. Thứ hai, với việc thực hiện chỉn chu về hình ảnh, những đối tượng tiếp xúc với thương hiệu của bạn sẽ có thể đưa ra những so sánh, nhận xét tích cực để xét đến những “gói thầu” về sau. Thứ ba, bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ với những đối tác giàu tiềm năng. Việc trao đổi, trò chuyện với họ tại sự kiện giúp bạn tạo ra sự ấn tượng, ngoài ra trau dồi những kỹ năng cần thiết để tối đa hóa hoạt động kinh doanh.

3. Tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội, kênh thông tin

Điều này là khỏi phải bàn. Bởi Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ nên ngành xây dựng sẽ không nằm ngoại lệ so với những lĩnh vực khác trong công tác truyền thông quảng bá trên MXH. Việc sáng tạo nội dung, đầu tư về hình ảnh, hơn cả là có chiến lược Marketing trong ngành xây dựng đúng đắn cũng như chạy quảng cáo sẽ làm tăng độ phủ sóng các dự án xây dựng hơn đến với mọi người. Tất nhiên, riêng về lĩnh vực xây dựng thì việc quyết định sử dụng dịch vụ/mua hàng ngay trên mạng là điều không tưởng. Nhưng thông qua MXH, chúng ta cũng có thể gây dựng lòng tin đối với khách hàng tiềm năng và trao đổi, tư vấn với họ để họ có cái nhìn rộng hơn về thứ mà họ đang quan tâm.

4. Cung cấp giá trị miễn phí – Xin lỗi vì đã làm phiền/An toàn là trên hết

Xin lỗi/cam kết là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Xin lỗi đôi khi không phải là miễn cưỡng sau một hành động sai lầm. Ấy còn là việc chúng ta hối lỗi thực sự và muốn nhận sự đồng cảm đến từ mọi người bị ảnh hưởng. Trong quá trình thi công xây dựng thì sẽ không thể tránh khỏi những phiền toái đến cuộc sống mọi người (tiếng ồn, tắc đường, ô nhiễm không khí…). Khi không thể làm gì trái lại, việc cấp thiết mà chúng ta làm nên là xin lỗi/cam kết. Xin lỗi vì đã làm phiền/Cam kết an toàn là trên hết – chính là cách để mọi người nhìn thân thiện hơn với doanh nghiệp của bạn.

5. Tổ chức những hoạt động từ thiện, cộng đồng

Làm việc tử tế, ấy là một biện pháp truyền thông rất hiệu quả. Chẳng cần phải dồn cả vài trăm triệu để thực hiện những chiến dịch TVC, PR hoành tráng. Chỉ cần bạn có lòng tốt, và làm những việc vì cộng đồng, xã hội. Khi mọi người có thiện cảm và cái nhìn mến thương tới các nhà thầu dự án thì việc họ cân nhắc mua nhà đất cũng trở nên dễ dàng hơn đôi chút. Tài trợ cho những hoạt động địa phương, tổ chức từ thiện cũng là cách để bạn tăng chỉ số trách nhiệm cộng đồng, từ đây biết đâu có thể được công nhận bởi nhiều ban ngành và nhờ thế mà phát triển trong tương lai.

6. Sử dụng báo chí để quảng bá dự án xây dựng mới

Báo chí cũng là một công cụ tốt để triển khai quảng bá dự án xây dựng mới bên cạnh Social Media. Ngoài những báo giấy truyền thống thì hiện nay cũng có nhiều kênh báo mạng, trang thông tin điện tử đạt lượt traffic cao và hiệu quả PR tốt như Kênh 14, AFamily, Soha, Vnexpress, Dân trí, CafeF, Cafebiz… Đội ngũ nội dung và truyền thông của những trang tin, trang báo này rất chuyên nghiệp tài năng. Họ sẽ biết cách để thúc đẩy thương hiệu của bạn đến với rộng rãi người đọc.

7. Tạo một câu chuyện thành công

Tạo ra một câu chuyện thành công, hay còn là Storytelling – một yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing trong ngành xây dựng. Câu chuyện ấy có thể được thể hiện ở trong bài PR báo chí và có thể được lồng ghép ở các TVC tình cảm, xúc động. Như TVC Belief in New Generation được đăng tải vào đầu năm 2020 vừa qua, đã truyền lửa đến rất nhiều bạn trẻ đam mê ngành xây dựng. Sản phẩm đã gửi một thông điệp đến với toàn thể mọi người trẻ hãy cứ kiên trì, giữ vững niềm tin và nuôi dưỡng ước mơ của mình. Phải nói, những câu chuyện truyền cảm hứng như vậy sẽ là tiền đề thay đổi nhận thức và tiến tới quyết định hợp tác, gia nhập vào môi trường làm việc của Newtecons.