Marketer Linh Phạm
Linh Phạm

Sign-in Creative @ www.sign-in.in

Tổng quan về 1 chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả (Part 1)

Việc tạo ra một sản phẩm thành công và có giá trị luôn đòi hỏi sự tinh tế tới từng chi tiết, từ việc có được sự tương tác của người dùng và thiết kế trực quan đến việc cung cấp đúng chức năng và sử dụng đúng công nghệ. Vậy làm thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn, tở đây đó chính là phải tạo ra được 1 chiến lược hợp lý cho sản phẩm của mình. Ở đó, nó khái quát được đường lối, và lợi ích khi phát triển 1 sản phẩm or brand mới, hay định nghĩa lại cho 1 brand, sản phẩm không hiệu quả đã cũ

Tầm nhìn và sức mạnh nội tại của sản phẩm

Ý tưởng tuyệt vời luôn là nền tảng để tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, nhưng để nó có thể đi đến thành công lại thực sự không dễ dàng. Điều quan trọng mà bạn cần là có 1 tầm nhìn xa rộng dể hướng mọi người cùng tham gia và xây dựng sản phẩm đó thành công, từ các bên liên quan, từ những người tiếp thị hay các nhóm chức năng thậm chí là các khách hàng tiềm năng. Hãy lôi kéo họ cùng tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm, bù đắp thêm cho tầm nhìn đó, từ đó so sánh, tổng hợp và kết hợp các ý tưởng lớn nhỏ lại với nhau, tìm ra mẫu số chung, và đưa ra những keypoint đắt giá nhất.

Nó mô tả mục tiêu bao quát mà bạn hướng tới, lý do để tạo ra sản phẩm, cung cấp mục đích liên tục trong 1 thị trường luôn luôn thay đổi, cung cấp động lực khi hoạt động trở nên khó khăn và tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả.

Và khi đã có được khái quát tầm nhìn của sản phẩm, chúng ta cần biến nó thành các chiến lược hiệu quả để bắt đầu xây dựng phát triển sản phẩm đó. Ở đây, tầm nhìn đóng vai trò tiên quyết trong việc phát triển và lựa chọn các chiến lược phù hợp, nếu bạn không có tầm nhìn, thì chiến lược của bạn hoàn toàn không có mục đích và rất mông lung, dẫn tới tiêu tốn nhiều nguồn lực và không hiệu quả vào trong quá trình hình thành đó.

Thế chân kiềng luôn tạo ra một sản phẩm khác biệt và hiệu quả

Trước mắt, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng, chiến lược phát triển sản phẩm là gì ? Nói đơn giản thì nó là 1 kế hoạch chi tiết, giúp bạn hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm bạn đang xây dựng và phát triển. Nó được hình thành bởi 3 yếu tố sau:

  • Yếu tố 1: Thị trường
  • Yếu tố 2: Các tính năng chính và sự khác biệt
  • Yếu tố 3: Mục tiêu kinh doanh

Thị trường sẽ mô tả các khách hàng mục tiêu và người dùng sản phẩm của bạn là ai, những người có khả năng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn. Ở đây chúng ta cần phân tích rõ được lý do tại sao mọi người lại muốn sử dụng nó, vấn đề chính mà sản phẩm của bạn nên giải quyết là gì, lợi ích nó cung cấp cho người dùng là như thế nào … Thêm nữa, việc nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, hay các công ty cộng sinh cung cấp các giải pháp tương tự như sản phẩm của mình, từ đó chúng ta tìm các đặc tính riêng biệt so với các đối thủ khác, ví dụ, Airbnb cung cấp cho khách cơ hội sống như người dân bản địa, trong khi các khách sạn lớn cung cấp trải nghiệm nhất quán trên diện rộng.

Về các tính năng chính và sự khác biệt, cần khai thác từ các khía cạnh mà sản phẩm của bạn có thể nổi bật giữa đám đông và lôi kéo mọi người lựa chọn nó nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu không thể là các tính năng đầu tiên hướng người dùng, thì hãy giải quyết và tối ưu hóa tốt nhất có thể những pain point mà người dùng đang gặp phải ở các tính năng đã có, kết hợp với tính khả thi và vòng đời của tính năng, của sản phẩm. Ví dụ lớn nhất cho trường hợp này chính là Apple, khi ra mắt Iphone, thì Iphone là điện thoại cảm ứng đầu tiên có internet di động, và khi sản phẩm đang dần bão hòa thì việc phát triển kho ứng dụng và sự đột phá về trải nghiệm chính là các keypoint đắt giá cực thành công của ông lớn công nghệ này ...

Mục tiêu kinh doanh, là bạn cần nắm bắt được những lợi ích mà sản phẩm nên cung cấp cho công ty, vai trò của nó là gì, là tạo ra doanh thu hay educate thị trường, tầm quan trọng ở mức độ bao nhiêu … từ đó sẽ giúp bạn đặt được KPI chính sác hơn cho mỗi đầu công việc, và đo lường hiệu suất của các bộ phận hay chính sản phẩm đó.

Chiến lược tập trung và keypoint

Thứ nhất, bạn cần hiểu chiến lược phát triến sản phẩm không phải là 1 kế hoạch cố định mà bạn tạo ra cho sản phẩm đó, nó yêu cầu bạn cần phải nhạy bén với mọi sự thay đổi và điều chỉnh nó, và mang tới sự thành công. Ở đây, chúng ta tự chia ra 4 bước chính trong vòng đời của 1 sản phẩm như sau, thì bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn cho những thứ mình định làm và lên plan.

  • GD1: Launching
  • GD2: Sự thích ứng của thị trường (Maket fit):ự tương thích với thị trường mà có những bổ xung thích hợp
  • GD3: Duy trì sản phẩm
  • GD4: Sáng tạo (Hoặc là chết)

Tập trung khám phá nhu cầu của khách hàng, tập trung tìm kiếm sự phù hợp với thị trường sản phẩm, tập trung vào phát triển sản phẩm và tập trung vào cách để nhận rộng sản phẩm và tiếp cận các thị trường mới hơn, lớn hơn.

Do đó việc liên tục xem xét và có các điều chỉnh chiến lược theo sự biến thiên của thị trường luôn là điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển lâu dài, hoàn thiện sản phẩm và tạo sự khác biệt với các đối thủ. Giúp bạn chủ động trong quản lý sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và có thêm các định hướng mới cho sản phẩm của bạn tiếp tục tới sự thành công mới.

Nó chính là những keypoint mà bạn cần triệt để khai thác, để tạo ra các chiến lược tập trung xuất sắc.

Bối cảnh thị trường

Xét trên các bối cảnh cụ thể, thì điều quan trọng, là chúng ta cần xác định được tầm nhìn và đặc biệt là lộ trình chiến lược của sản phẩm sẽ là như thế nào, khi đó việc phát triển sản phẩm sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng và ko bị lệch ra khỏi quỹ đạo chung của mục tiêu đề ra lúc ban đầu. Tại đây, nó có sự tham gia của các bên liên quan và khái quát được lộ trình phát triển của sản phẩm ra sao, có khả năng phát triển hay không, ngân sách như thế nào.

Vậy làm thế nào để phát triển được 1 chiến lược hiệu quả ??? Bạn cần đặc biệt chú ý các gạch đầu dòng sau:

  • Nói chuyện với các khách hàng tiềm năng của bạn và xác định vị trí của người dùng đó nằm ở đâu trong chiến lược của bạn
  • Xác định và tập trung vào các mục tiêu, lợi ích của sản phẩm
  • Biến nó thành 1 câu chuyện thú vị (trong đó có đối tượng cụ thể, các bên liên quan, hay bối cảnh thị trường …)
  • Đơn giản hóa mọi thứ
  • Hiện thực hóa và phải có khả năng đo lường sản phẩm đó cũng như các quy trình của sản phẩm đó
  • Xác định và tối ưu hóa chi phí
  • Thường xuyên xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường

Khi bạn đã thực sự hiểu được những thứ mà mình làm, đưa ra được tầm nhìn lớn, chiến lược xuất sắc thì không có gì phải bàn cãi về sự thành công của 1 sản phẩm cả, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian. và các yếu tố khác quan khác, ở đây tôi chỉ khái quát hóa 1 cách tổng quan nhất để chúng ta cùng có cái nhìn trực quan từ nhiều hướng tới sản phẩm mà mình định triển khai.

Chúc các bạn may mắn!

Phạm Việt Linh - TH / 29/01/2020