Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Với Blog

Bạn có muốn xây dựng thương hiệu cá nhân bằng việc viết blog không?

Cho dù bạn đang làm gì đi nữa (làm cho công ty, freelancer, tự làm,...) thì xây dựng thương hiệu cá nhân là việc rất đáng nên làm.

Sở hữu một thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội để kết nối và giúp đỡ những người khác trong lĩnh vực của bạn.

Điều này không dễ và có khá nhiều việc cần phải làm trước khi bạn thấy được kết quả đấy.

Tại Sao Nên Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Bằng Blog?

Khi bạn xây dựng một online business trong lĩnh vực chuyên môn của mình thì thương hiệu cá nhân là một cái không thể thiếu.
Bởi vì nó có các lợi ích sau đây:

1. Có Được Nhiều Khách Hàng Hơn
Khi có thương hiệu cá nhân, bạn được xem như một chuyên gia trong lĩnh vực.

Điều này giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Hơn nữa, vì bạn là một chuyên gia nên những khách hàng này cũng sẽ giới thiệu cho người khác nếu dịch vụ của bạn tốt.

2. Có Được Sự Tin Tưởng
Với những chia sẻ có giá trị của bạn trên blog, nó thực sự giúp ích được cho nhiều người.

Từ đó, họ sẽ tin tưởng bạn hơn mỗi khi muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ bên bạn.

3. Xây Dựng Được Nhiều Mối Quan Hệ
Khi thương hiệu bạn được nhiều người biết đến, sẽ có những thương hiệu, nhãn hàng khác có nhu cầu hợp tác sẽ liên hệ bạn.

Từ đó, quan hệ của bạn được mở rộng và sau này bạn có nhiều cơ hội để phát triển hơn.

4. Tạo Được Sự Phát Triển Bền Vững
Business của bạn sẽ ngày càng phát triển theo thời gian.

Bạn có thể tiếp tục mở rộng business này hoặc cũng có thể tạo ra nhiều business khác dựa trên thương hiệu các nhân bạn đã dày công xây dựng.

Mất Bao Lâu Để Tạo Được Thương Hiệu Cá Nhân?

Bạn không thể được nhiều người biết đến chỉ sau một đêm được, đúng không?

Bạn sẽ không thể ngay lập tức có được thành quả như mong đợi. Nó cần thời gian.

Có thể là 1 năm hoặc 2 năm tùy thuộc vào sự cố gắng và chiến lược của bạn.

Nhưng trên hết, cái bạn cần là sự kiên nhẫn và thường xuyên đăng tại nội dung.

Các Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Với Blog

1. Chuẩn Bị Kiến Thức Nền Tảng

Muốn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thì bạn phải đầu tư thời gian để bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng.

Bạn có thể tận dụng những gì bạn đã biết, đã học qua trường lớp, công việc.

Hoặc thậm chí đó có thể là một sở thích, đam mê ngoài lề nào đó mà bạn đã có dịp tìm hiểu.

Bên cạnh đó, bạn cần biết được tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn của blog mình là gì? Mục đích xây dựng blog là cho nhiệm vụ gì? Người ta sẽ biết được gì nến đọc blog?

2. Xác Định Thị Trường Ngách

Bạn có thể hiểu thị trường ngách ở đây là một chủ đề cụ thể nào đó mà có một tập người dùng quan tâm.

Một sai lầm mà phổ biến mà những người mới bắt đầu hay mắc phải là chọn ngách rất rộng, hoặc là viết về tùm lum các ngách, không theo định hướng nào.

Bạn sẽ không đủ nguồn lực và thời gian để làm điều đó.

Cho nên hãy chọn ngách nhỏ trước rồi từ từ phát triển các ngách khác trong cùng thị trường sau.

Ví dụ, nếu bạn muốn viết về nấu ăn, bạn không nên viết chung chung về nấu ăn. Hãy chọn các chủ đề nhỏ hơn thuộc nó như làm bánh, làm nước ép,... chẳng hạn.

Sau đó hãy xác định tập người dùng quan tâm dựa trên các câu hỏi sau: Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập của họ? Họ mong muốn đạt được điều gì? Vấn đề gì họ đang gặp phải?

3. Tạo Sản Phẩm, Dịch Vụ

Sản phẩm, dịch vụ ở đây là những gì bạn tạo ra nhằm mục đich thương mại.

Bạn cần tạo ra các sản phẩm thiết thực có thể giải quyết được những vấn đề, khó khăn mà người ta đang gặp phải.

Một điều bạn cần lưu ý là tạo sản phẩm dựa trên nhu cầu của người dùng nhé. Chứ không nên dựa trên ý muốn của bạn.

Đó là lý do tại sao bạn nên xác định thị trường ngách ở bước 2.

4. Tối Ưu Hóa Website

Mục đích của việc tối ưu hóa là để khi người dùng lần đầu ghé thăm blog thì họ phải nhanh chóng hiểu được blog của bạn có thể giúp gì cho họ.

Một trong những cái quan trọng giúp nhận dạng thương hiệu đó chính là logo. Đừng xem thường cái này mà làm cho qua loa nhé. Bạn nên thuê những người thiết kế có kinh nghiệm.

Ở ngoài trang chủ, nên đảm bảo rằng bạn có cung cấp đầy đủ thông tin về những giá trị mà bạn có thể mang lại cho người dùng.

Và hơn hết là những đánh giá của người khác (nếu có) về dịch vụ của bạn.

Cuối cùng là một số trang khác mà bạn không thể thiếu như: giới thiệu (about me), liên hệ (contact)

5. Chú Trọng Vào Content

Content là một yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu của bạn.

Và bạn phải tạo thật nhiều content nhất có thể. Lý do là vì: Nó tốt cho SEO, giúp bạn có traffic tự nhiên; Cạnh tranh với đối thủ, không chỉ mình bạn làm trong lĩnh vực này đâu; Người dùng đánh giá cao content có giá trị.

Điều này không dễ dàng gì, những nếu bạn biết cách tìm ý tưởng và viết content hay thì sẽ giúp ích được rất nhiều.

Nhớ là hãy chú trọng vào chất lượng nội dung nhé, và bạn sẽ tạo ra giá trị lâu dài nếu biết tận dụng evergreen content.

6. Xây Dựng Quan Hệ (Networking)

Nếu chỉ làm một mình thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có được lượng traffic lớn.

Có một cách nhanh hơn đó là xây dựng mối quan hệ với các blog khác cùng lĩnh vực.

Bạn có thể thực hiện điều đó thông qua các hình thức như: guest post, phỏng vấn (interview),...

7. Xây Dựng Cộng Đồng

Trở thành người đứng đầu trong một cộng đồng sẽ giúp bạn tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng.

Để tạo được những cộng đồng như thế, bạn có thể sử dụng các nền tảng có sẵn như Facebook groups hoặc tổ chức các sự kiện offline định kỳ chia sẻ kiến thức.

Tạm Kết

Với sự hỗ trợ của internet ngày nay, việc xây dựng thương hiệu cá nhân đã trở nên dễ thở hơn rất nhiều.

Hầu như ai cũng có thể làm được điều đó.

Và bạn còn chờ gì nữa mà không tạo cho mình một blog đi nào? Nó sẽ giúp ích rất nhiều trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn đấy.

(Nguồn: Tui Viết Blog)