Storytelling (Part 2) - Hãy tạo ra xung đột và giải quyết nó!

“Đừng bán sản phẩm. Trước tiên hãy cố gắng bán một câu chuyện thật hấp dẫn”. Ngày hôm nay, ACCESSTRADE sẽ chia sẻ cách 1 doanh nghiệp sử dụng nghệ thuật Storytelling để áp dụng vào chiến lược marketing của mình.

Xem phần 1: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/19719-Storytelling-Chinh-phuc-khach-hang-bang-nghe-thuat-ke-chuyen-nhu-the-nao-Part-1

1. Nhất quán khi sử dụng ngôi kể

Điều quan trọng nhất khi sử dụng ngôi kể đó là sự nhất quán. Nhất quán là chìa khóa trong việc kể một câu chuyện.

Một khi bạn có ý tưởng về nhân vật sẽ xuất hiện trong câu chuyện điều quan trọng tiếp theo đó là xác định "xung đột". Xung đột là những bài học mà nhân vật học được, từ đó biến chuyển sau khi vượt qua thử thách.

Nhấn mạnh vào bài học đó. Hãy nhớ, đối với content marketing và storytelling, sức mạnh nằm ở cái bạn muốn truyền đạt "Xung đột" tạo ra sự bùng nổ về cảm xúc. Nó tạo ra sự liên kết giữa hai thực thể, và sự kết nối giữa người với người là nền tảng cho thành công trong kinh doanh.

Hãy nhớ rằng, bạn đang tương tác với con người chứ không phải máy móc. Nhiệm vụ của công ty bạn là cung cấp giải pháp, giảm bớt căng thẳng, đem đến niềm vui và khiến cuộc sống của các thượng đế trở nên dễ dàng hơn.

Doanh số của một công ty đến từ kế hoạch kinh doanh thấu đáo và khách hàng - những người tin tưởng vào bạn và những gì bạn làm. Nếu câu chuyện của bạn thiếu đi xung đột thì bạn không thực sự đang kể một câu chuyện. Thay vào đó, bạn chỉ đang kể lại một lời rao hàng, Một khẩu hiệu, lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) hoặc một lời tuyên bố đơn thuần. Cách tiếp cận này sẽ không thể chạm tới khách hàng của bạn.

Và từ góc nhìn Content Marketing, nó sẽ không mang lại cho bạn view, share, conversion hay khách hàng. Xung đột ở đây không có nghĩa là bạn phải “drama hóa” mọi thứ lên. Hãy là một người thông thái. Xung đột có thể dẫn dắt tổng thể câu chuyện và tác động đến phản ứng của các nhân vật. Hãy tạo nên một thứ mang lại cảm hứng cho khách hàng của bạn. Bạn phải chắc chắn rằng xung đột đó “ăn khớp” với vấn đề, nhu cầu hoặc một giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng. Nếu không, làm sao họ có thể hứng thú với câu chuyện của bạn? Làm sao họ có thể kết nối được với nó?

2. Thấu hiểu chân dung khách hàng

Một điều quan trọng không kém việc hiểu thấu chân dung khách hàng. Đó là xác định được hành trình mua hàng của họ và các xung đột họ phải đối mặt ở mỗi giai đoạn trong hành trình. Khách hàng phải đối mặt với những vấn đề gì ở giai đoạn nhận thức? Những vấn đề đó phải được thể hiện trong câu chuyện của bạn. Dành thời gian phác họa các vấn đề, giải pháp và sản phẩm/dịch vụ cho các giai đoạn khác nhau. Bạn sẽ tìm ra được một ý tưởng tốt hơn về xung đột bạn định sử dụng trong câu chuyện

Yếu tố cuối cùng đó là “giải pháp”. Khi đã có xung đột, theo lẽ tự nhiên thì khách hàng nào cũng muốn nhìn thấy một vài giải pháp. Nhưng sau đó thì sao?

Câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào?

(Các) nhân vật sẽ thay đổi ra sao?

Các câu chuyện không nhất thiết phải luôn có “Happy Ending”. Nhưng câu chuyện nào cũng cần có kết thúc. Vì vậy, giải pháp ở đây có thể là mang đến bối cảnh và cảm xúc cho khách hàng nhằm liên kết và thúc đẩy câu chuyện

Giải pháp sẽ kết lại câu chuyện đồng thời đưa ra Call-to-action. Nó sẽ hoàn thành mục đích đằng sau câu chuyện

Trong Content Marketing, một giải pháp có thể là bước tiếp theo hay thậm chí là call-to-action cho nhiều nội dung hơn. Nói cách khác, đừng để câu chuyện ở “lưng chừng”. Nhật vật, xung đột và giải pháp, đây không hề là một quy trình quá phức tạp

Sau đây là một ví dụ:

Để cho đơn giản, tôi sẽ sử dụng một bài đồng dao của các bé mẫu giáo

- “Tôi là một ấm trà nhỏ”

- Tôi là một ấm trà nhỏ

- Mũm mĩm và hơi lùn

- Đây là tay cầm. Còn đây là cái vòi

- Khi bị đun sôi, tôi sẽ la lên

- Hãy úp ngược lại và đổ nước nóng ra khỏi người tôi!

Rồi bây giờ thì hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Đâu là nhân vật trong câu chuyện?

Câu chuyện này chỉ có duy nhất một nhân vật là ấm trà

Đọc tiếp câu chuyện…

Tôi là một ấm trà nhỏ. Mũm mĩm và hơi lùn. Đây là tay cầm. Còn đây là cái vòi

Đây không phải một câu chuyện, nó chẳng đem lại bất kỳ cảm xúc nào cả. Nhưng khi bạn đem đến một chút “drama” về việc rót nước sôi vào, bạn đã tạo ra các yếu tố để hình thành nên một câu chuyện.

Điều gì sẽ xảy ra với ấm trà?

Bạn có thể giúp gì được không?

Và bạn sẽ “buộc” mọi thứ vào nhau như thế nào để làm xuất hiện giải pháp:

Ấm trà cần được úp ngược để nước sôi chảy ra ngoài

Đây chính là một câu chuyện, không cần quá phức tạp. Đơn giản hóa câu chuyện sẽ dễ kết nối với khách hàng hơn

Ok, great!

Bạn đã biết câu chuyện ấm trà là như thế nào rồi đấy. Vậy nó có liên quan gì đến Content Marketing? Hãy áp dụng câu chuyện mẫu này trong kinh doanh.

Lấy ví dụ với một thị trường cạnh tranh rất gắt gao: Giày. TOMS là một công ty chuyên về giày lười. Họ tập trung vào việc lan tỏa các giá trị xã hội. Với mỗi sản phẩm bạn mua, TOMS sẽ ủng hộ một, đôi giày cho đứa trẻ cần nó

Đây là một phần trong kế hoạch nhận diện thương hiệu của họ, bằng cách tạo ra một slogan khẳng định họ là ai và sứ mệnh của họ là gì “The one for one company”

Bây giờ, hãy đặt câu chuyện về TOMS vào 3 phần trên. Mọi người đều cần giày để bảo vệ đôi chân của mình. Nhưng không phải ai cũng đủ tiền để sở hữu riêng một đôi giày. Trong chuyến du lịch đến Argentina vào năm 2006, nhà sáng lập của TOMS – Blake Mycoskie (nhân vật của câu chuyện) đã chứng kiến sự khó khăn mà những đứa trẻ phải đối mặt khi không có đôi giày cho riêng mình. TOMS đã tạo ra một bản hòa âm đầy cảm xúc cho khán giả bằng cách gia tăng nhận thức về vấn đề họ quan tâm.

Điều tuyệt nhất ở đây đó là cách mà TOMS kết nối chúng với giải pháp của họ: Nếu bạn mua một đôi giày, thì họ sẽ ủng hộ một đôi cho đứa trẻ cần nó. Câu chuyện đã trở nên đầy sức mạnh.

TOMS khởi đầu chỉ là một nhà bán lẻ, nhưng họ đã tạo ra một câu chuyện tràn ngập cảm xúc trong đó, thứ khiến cho khách hàng cảm thấy như chính họ đang thay đổi thế giới, chỉ bằng cách đơn giản đó là mua giày của TOMS.

Câu chuyện này đã đem lại những thành tựu gì cho TOMS? Hơn 60 triệu đôi giày đã được bán ra. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hơn 60 triệu đôi giày đã được gửi tặng cho những trẻ em cần nó.

Ngoài ba yếu tố tạo nên câu chuyện, bạn có thể ghi nhớ một vài lời khuyên hữu ích sau. Để giúp cho khách hàng đồng cảm với câu chuyện, bạn cần:

- Sử dụng content để tạo sự hấp dẫn về mặt cảm xúc

- Kiên định và chân thực

- Rõ ràng và súc tích

Đầu tiên, sử dụng content để tạo sự hấp dẫn về mặt cảm xúc. Câu chuyện cần sự cộng hưởng về mặt cảm xúc. Cảm xúc sẽ truyền thụ sức mạnh cho câu chuyện, đừng quên cảm xúc của các nhân vật trong truyện. Hãy nghĩ về những cảm xúc bạn mong chờ ở khách hàng: Lo sợ? Sinh tồn? Tội lỗi? Đầy năng lượng? Thích thú hay hi vọng?

Để khiến khách hàng bỏ tiền ra, bạn phải khơi gợi được cảm xúc của họ. Điều khác biệt giữa câu chuyện của bạn và của người khác là gì? Mục tiêu và sứ mệnh của công ty bạn là gì? Tại sao khách hàng của bạn lại quan tâm?

Tiếp theo, câu chuyện của bạn cần nhất quán và chân thực. Đó không chỉ là điều bạn nói qua website hoặc content, mà là toàn bộ trải nghiệm công ty bạn đưa ra dựa trên nhu cầu của khách hàng.

David Ogilvy, một trong những advertiser nổi tiếng nhất mọi thời đại, đã từng nói: ”Hãy nói sự thật, nhưng khiến nó cuốn hút hơn”. Bạn có thể khiến bất kì ngành kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ nào trở nên nổi bật thông qua việc cung cấp trải nghiệm. Cuối cùng, hãy giữ cho câu chuyện rõ ràng và súc tích. Mọi người đều cảm thấy thoải mái hơn với một câu chuyện dài được rút gọn lại

Bạn đã từng nghe ai đó mất 10’ để kể một câu chuyện mà thực ra nó có thể được tóm gọn lại chỉ trong vòng 1’. Những câu chuyện dài vẫn giữ nguyên được nội dung. Khi bạn rút gọn lại chỉ còn những chi tiết quan trọng nhất

Hãy cụ thể, bạn không cần phải cố gắng nói cho tất cả mọi người nghe. Câu chuyện và trải nghiệm của bạn không cần phải “one-size-fits-all” (một cỡ cho tất cả). Hãy giao tiếp với đối tượng khách hàng phù hợp. Điều này cũng quan trọng không kém câu chuyện bạn đang kể. Tóm lại, đừng quên tạo ra sự hấp dẫn về cảm xúc, nhất quán và chân thực, rõ ràng và súc tích. Trước khi bắt tay vào viết, hãy phác họa ra nhân vật trong câu chuyện, giọng điệu bạn sẽ sử dụng, xung đột trong truyện và giải pháp cho nó.

Và đừng bao giờ quên một câu chuyện tuyệt vời luôn bắt đầu với WHY!

Trên đây là bài viết giúp các marketer ứng dụng nghệ thuật kể truyện (Storytelling) được ACCESSTRADE tổng hợp, phục vụ cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Tìm hiểu thêm về giải pháp tiếp thị liên kết của ACCESSTRADE đối tác của hơn 150 thương hiệu: Shopee, Tiki,Viettravel, Booking, Sunhouse, Citi Bank, Shinhan Bankvới hơn 185.000 Publisher trên toàn hệ thống: